2 thg 4, 2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Buổi 2: Thảo luận về Toà án công lý quốc tế.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ
1. Cơ cấu
Vấn đề cơ cấu tổ chức ICJ được điều chỉnh bởi các Điều 2 – 33 của Quy chế TAQT (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 Luật của Tòa (Rules of the Court). Theo đó, ICJ sẽ có Chủ tịch (President), Phó Chủ tịch (Vice – president), Toàn thể Tòa (Full Court), ban xét xử (Chambers), Registrar và Registry. Chủ tịch và Phó Chủ tịch của ICJ được bầu chọn mỗi 3 năm và có thể tái nhiệm ở lần bầu cử tiếp theo.
Toàn thể tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên có cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽ trở thành đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới.
Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây hội đồng thẩm phán thường bao gồm: 5 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực HĐBA, 3 thẩm phán của Châu Á, 3 thẩm phán của Châu Phi, 2 thẩm phán của Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu.
[1]
Việc bầu cử để lựa chọn thẩm phán thành viên cho ICJ được thực hiện 3 năm 1 lần, mỗi lần chọn 5 thẩm phán. Người được lựa chọn là người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của những cơ quan xét xử cao nhất ở quốc gia của họ; hoặc là những luật gia có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực công pháp quốc tế.
[2] Công việc bầu cử được thực hiện đồng thời tại Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An. Cả 2 cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử và không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả ĐHĐ và HĐBA.
Các thẩm phán thành viên của ICJ có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại, nhưng đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ có 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm và 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm được chọn theo phương pháp rút thăm ngay sau khi trúng cử
[3] (để đảm bảo 3 năm một lần bầu thay đổi số thành viên của ICJ). Các thành viên của ICJ sẽ nhận được quyền ưu tiên và miễn trừ ngoại giao trong quá trình thực thi công việc của mình.
Trụ sở của ICJ được đặt ở La Hay, trong một số trường hợp ICJ có thể tổ chức xét xử ở một địa điểm khác.
[4] Thông thường, các phiên tòa của ICJ được tiến hành với sự tham gia của tất cả các thẩm phán (full Court), nhưng trong trường hợp các bên tranh tụng có yêu cầu khác, ICJ sẽ thành lập một Chamber đặc biệt có ít nhất 3 thẩm phán được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu kín. Số lượng thẩm phán hợp lệ để tiến hành xét xử trong mỗi phiên tòa có thể là 9 – 11 người, tùy theo quy định của Luật của Tòa.[5]
Như mọi tổ chức khác, ICJ có một Ban Thư ký (the Registry) đảm nhận các khâu hành chính, quản lý liên quan đến bốn mảng: pháp lý (judicial), ngoại giao (diplomatic), hành chính (administrative), ngôn ngữ (linguistic). Ban Thư ký bao gồm: (Registrar), (Deputy-Registrar), và các nhân viên khác (other officials). Registrar và Deputy-Registrar được ICJ bổ nhiệm với 7 năm nhiệm kỳ, và có thể tái ứng cử sau khi hết nhiệm kỳ. Các nhân viên khác của Ban Thư ký được ICJ bổ nhiệm dựa trên yêu cầu của Registrar, hoặc do chính Registrar bổ nhiệm với sự thông qua của Chủ tịch ICJ.
2. Bồi thẩm đoàn
Để tiến hành xét xử một vụ án, bồi thẩm đoàn sẽ được cấu thành bao gồm tất cả các thẩm phán chính thức của ICJ và thẩm phán ad-hoc. Không có thành viên nào của bồi thẩm đoàn có thể bị loại, trừ trường hợp thẩm phán đó không tiếp tục đáp ứng được những điều kiện cần thiết.
[6] Theo Điều 16 của Quy chế TAQT, các thẩm phán khi đã trở thành thành viên chính thức của ICJ thì không được tham gia vào công tác chính trị, quản lý - hành chính hoặc đại diện cho chính phủ của một quốc gia nào. Ngoài ra, các thẩm phán không được tham gia giải quyết một vụ án của ICJ mà trước đó họ đã từng tham gia với tư cách là đại diện hoặc là luật sư cho một bên tranh tụng; hoặc là thành viên của ủy ban điều tra; hoặc là thành viên của một hội đồng trọng tài quốc gia hoặc quốc tế.[7]
3. Thẩm phán ad-hoc
Để bảo đảm tính công bằng trong xét xử, Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của bench thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình.
[8] Thẩm phán ad-hoc tốt nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ.
4. Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ chính thức được ICJ sử dụng là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của một bên tham gia tranh tụng, ICJ cho phép sử dụng một ngôn ngữ khác và được phiên dịch lại sang tiếng Anh hoặc Pháp.
II. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ICJ:
ICJ là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, do đó, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.
Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định tổ chức này và các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc hoạt động sau:
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.
2. Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương.
3. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
4. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe doạ dung vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
5. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên Hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương.
6. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
7. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Trong đó, nguyên tắc 1, 6, và 7 được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ.
(1) Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên
Nguyên tắc này có thể thấy ngay từ việc bầu các thành viên của Toà án công lý quốc tế. Tiêu chuẩn để bầu thẩm phán căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các thẩm phán của Toà, khi phiên toà mở ra, các bên có thể lựa chọn thẩm phán ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng. Khi một bên tranh chấp có thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử.
Hơn nữa, trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Toà đều được xác định dựa trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Toà được viện dẫn đến thì thẩm quyền này là hoàn toàn độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào.
(2) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Điều 5 quy chế Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc quy định: Các nước thành viên Liên hợp quốc ipso facto là thành viên quy chế của ICJ. Bên cạnh đó, các nước không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có thể trở thành thành viên quy chế của ICJ.
Sự mở rộng về thành viên này có thể xem là một nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
(3) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Thực tế, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi luật quốc tế của các quốc gia, trừ những có chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, khi có sự thỏa thuận của các quốc gia. Đối với phán quyết của ICJ, nếu một trong hai bên không chịu thi hành bản án, để giải quyết, phía bên kia có thể yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp đảm bảo chấp hành, còn ICJ không thể dùng sức mạnh của mình để buộc bên đó thực thi. Như vậy, có thể thấy ICJ không và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ một quốc gia nào.
III. thẩm quyền của icj
1. Các thẩm quyền của ICJ:
ICJ có hai dạng thẩm quyền: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế và thẩm quyền tư vấn.
a. Giải quyết tranh chấp quốc tế:
Điều 36(1) Quy chế TAQT quy định: Tòa có thẩm quyền xét xử tòa tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành.
Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không.
Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp).
Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào.
b. Thẩm quyền tư vấn
Ngoài thẩm quyền xét xử, ICJ còn có thẩm quyền tư vấn theo yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền này được quy định tại điều 96 Hiến chương LHQ:
Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến tư vấn về mọi vấn đề pháp lý.
Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn, mà lúc nào cũng được Đại hội đồng cho phép, cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể đặt ra thong hoạt động của mình.
Mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính ràng buộc, những ý kiến tư vấn của ICJ có uy tín cũng như giá trị pháp lý rất lớn. Chúng góp phần phát triển luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
Ngoài ra, Tòa còn có các dạng thẩm quyền khác (liên quan đến các vấn đề có tính tạm thời và hỗn hợp) như: thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính thẩm quyền của Tòa đối với vụ việc; thẩm quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp…
2. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa.
Thẩm quyền của Tòa được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Sự chấp thuận của các bên được biểu hiện bằng những cách sau:
a. Thỏa thuận đưa từng vụ việc cụ thể ra tòa (special agreement):
Các quốc gia tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa sau khi đã xảy ra tranh chấp.
Ví dụ: Hungary và Slovakia đã ký một thỏa thuận vào ngày 7 tháng 4 năm 1993 để đưa vụ việc liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros ra ICJ [dự án xây dựng đập Gabcikovo trên sông Danube, trong đó Hungary kiện Tiệp Khắc (hiện nay chỉ còn Slovakia) đã vi phạm nghĩa vụ hợp tác thiện chí (nguyên tắc “láng giềng thân thiện” – good neighborliness), gây tác hại đến những nguồn tài nguyên dùng chung]. Theo bản thỏa thuận đó, Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên.
b. Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (jurisdictional clause):
Một cách phổ biến để xác định thẩm quyền của Tòa là thông qua thỏa thuận của các bên, khi tham gia các điều ước quốc tế, trong đó quy định đưa các tranh chấp ra ICJ. Thông thường, các quốc gia, thông qua các điều ước quốc tế, đã thỏa thuận trước với nhau sẽ đưa ra Tòa tất cả các vụ việc liên quan đến việc áp dụng và giải thích điều ước.
Ví dụ: Vụ Gruzia đưa đơn kiện Nga vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination – CERD) mà cả Gruzia và Nga đều là thành viên. Trong đó, điều 22 CERD quy định: “bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước này, mà không được giải quyết bằng đàm phán hay những thủ tục được quy định riêng trong công ước này, sẽ được giao cho Tòa án Công lý Quốc tế theo đề nghị của một bên, trừ khi các bên liên quan đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác”.
Tòa xem xét và đưa ra kết luận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc.
Như vậy, thẩm quyền của ICJ được xác định dựa trên quy định của điều ước quốc tế mà các bên tham gia.
c. Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của tòa theo Điều 36(2) Quy chế TAQT (declarations/optional clause):
Thẩm quyền của ICJ còn được xác định thông qua tuyên bố của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa (như là một nghĩa vụ bắt buộc) trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác cũng chấp nhận những nghĩa vụ tương tự, trong tất cả các tranh chấp liên quan đến những vấn đề được liệt kê tại điều 36(2) Quy chế TAQT bao gồm:
(i) Việc giải thích một hiệp ước.
(ii) Bất kỳ câu hỏi nào về luật pháp quốc tế.
(iii) Sự xuất hiện của bất kỳ nhân tố nào mà sự hình thành của nó sẽ dẫn đến một vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
(iv) Bản chất hoặc phạm vi bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
Các quốc gia chịu sự điều chỉnh của Quy chế TAQT có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa vào bất cứ thời điểm nào. (ví dụ: Austraylia tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ ngày 22/3/2002; Cameron 3/3/1994; Tây Ban Nha 20/10/1990; …)
Tuyên bố của các quốc gia công nhận thẩm quyền của ICJ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là thẩm quyền của Tòa chỉ tồn tại trong phạm vi những đồng thuận trong tuyên bố của các bên về vấn đề được đưa ra. Sự có đi có lại đó là một trong những đặc trưng quan trọng của phương thức optional clause. Do đó, mọi quốc gia công nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa đều có quyền đưa ra ICJ tranh chấp với một hoặc một vài quốc khác chấp nhận những nghĩa vụ tương tự thông qua việc đưa đơn kiện lên ICJ.
Trên đây là ba phương thức chủ yếu để xác định thẩm quyền của Tòa. Ngoài ra, còn có các cách khác bao gồm:
Forum Prorogatum:
thẩm quyền của Tòa xác định theo ý chí của các bên được thể hiện một cách không chính thức hoặc được ngầm hiểu sau khi vụ việc được đưa ra xét xử.
Quyết định của chính Tòa về thẩm quyền xét xử của Tòa: theo điều 36(6) Quy chế TAQT, chính tòa đưa ra quyết định về việc Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc hay không khi các bên có tranh cãi về vấn đề đó. Điều 79 Quy định của TAQT (Rules of Court) đưa ra những điều kiện mà các bên phải đáp ứng khi đệ trình những phản đối về thẩm quyền của Tòa.
Việc giải thích một phán quyết: điều 60 Quy chế TAQT quy định trong trường hợp có tranh cãi về ý nghĩa hay phạm vi của một phán quyết, Tòa sẽ phân tích phán quyết đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Yêu cầu giải thích phán quyết có thể được đưa ra dưới dạng văn bản thỏa thuận giữa các bên hay đơn của ít nhất một bên (theo điều 98 Luật của TAQT).
Việc xem xét một phán quyết: Một đơn đề nghị xem xét lại một phán quyết của ICJ chỉ có thể được đệ trình khi nó liên quan đến một thực tế (fact) có tính chất quyết định thuộc bản chất của vụ việc; tòa án và bên đề nghị xem xét không biết đến thực tế đó khi phán quyết được đưa ra; và việc không biết gì đó không phải do sơ suất (theo điều 61(1) Quy chế TAQT). Đề nghị được đệ trình dưới dạng đơn, tuân theo những quy định của điều 99 Luật của TAQT.
Dù các bên hữu quan xác định thẩm quyền của Tòa theo cách nào, thẩm quyền ấy không bị ảnh hưởng.
3. Các bảo lưu (reservations) đối với thẩm quyền của ICJ
Trong trường hợp quốc gia đơn phương tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa, những vụ việc thuộc thẩm quyền của ICJ được giới hạn dựa trên tuyên bố của các quốc gia. Việc tuyên bố của các quốc gia có thể bao gồm bảo lưu đưa ra những ngoại lệ không thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ, gồm có:
- Những vụ việc được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao nhưng không đạt được kết quả.
- Những vụ việc mà các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.
- Những vụ việc liên quan đến những sự kiện xảy ra vào thời điểm có chiến tranh hay xung đột
- Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia.
Trên thực tế, các quốc gia khi đơn phương tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ đã đưa ra hàng loạt các bảo lưu hết sức đa dạng.
4. Luật áp dụng
Những vụ việc được đưa ra ICJ được giải quyết theo luật quốc tế. Luật được áp dụng tại Tòa được quy định tại điều 38(1) Quy chế TAQT (Statute of International Court of Justice). Theo đó, luật áp dụng gồm:
ü Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã qui định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.
ü Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những qui phạm pháp luật.
ü Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.
ü Các nghị quyết xét xử (mang tính chất án lệ quốc tế) và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế của các nước khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án quốc tế.
Điều 38(2) đảm bảo quyền quyết định một vụ việc của Tòa, đảm bảo tính công bằng, nếu các bên đồng ý: “điều khoản này sẽ không phương hại tới thẩm quyền của Tòa trong việc đưa ra phán quyết cho vụ việc theo nguyên tắc en aequo et bono, nếu như các bên chấp thuận”.
Tòa có thể dựa vào điều 38(1) để xét xử vụ việc theo các quy định của luật được áp dụng. Mặt khác, Tòa cũng có thể dựa vào điều 38(2) để đưa ra một bản án đảm bảo tính công bằng và có thể chấp nhận được đối với cả hai bên.
IV. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH GIỮA PHILLIPINES VÀ CAMEROON
1. Chính phủ Phillipines đưa vụ việc này ra Toà theo điều 36(2), vậy điều 36(2) có ý nghĩa như thế nào?
Điều 36(2) được trích nguyên văn trong Quy chế của Toà:
“The states parties to the present Statute may at any time declare that they recognize as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other state accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes concerning:
a. the interpretation of a treaty;
b. any question of international law;
c. the existence of any fact which, if established, would constitute a breach of an international obligation;
d. the nature or extent of the reparation to be made for the breach of an international obligation”
Giải thích điều 36(2) ta có thể hiểu như sau:
- Thứ nhất, điều 36(2) là một Optional Clause, nghĩa là các quốc gia không bắt buộc phải chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà trong tất cả các trường hợp xảy ra tranh chấp. Thực tế thì mỗi quốc gia khi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo quy định tại điều 36(2) Quy chế TAQT đều kèm theo những điều khoản bảo lưu về các trường hợp mà Toà sẽ không có thẩm quyền xét xử. Và đặc biệt, tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của mỗi quốc gia và có thể đưa ra vào bất cứ thời điểm nào.
- Thứ hai, với các quốc gia cùng là thành viên của điều 36(2) Quy chế TAQT thì không cần có những special agreements giữa các nước để công nhận thẩm quyền của Toà khi xảy ra tranh chấp. tranh chấp giữa các quốc gia này sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ theo nguyên tắc có đi có lại - một nguyên tắc quan trọng của optional clause. Giả sử nước A đã chấp nhận là thành viên của điều 36 khoản 2, nước B chưa chấp nhận thì nước B không có quyền kiện nước A.
Phillipines tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo điều 36(2) vào ngày 18/1/1972.
[9] Như vậy, Phillipines có thể đưa vụ việc này ra Toà theo điều 36(2) khi Cameron cũng có tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với tranh chấp này.
Hơn nữa không có giới hạn nào về thời gian mà một quốc gia đưa vụ việc tranh chấp lên Toà (Jurisdiction Rationae Temporis) nhưng hầu hết các quốc gia khi đưa ra công bố chấp nhận điều 36 khoản 2 Quy chế TAQT đều kèm theo những bảo lưu quy định những vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian nào thì Toà có thẩm quyền xét xử.
Như vậy, Phillipines có thể đưa vụ việc này ra Toà vào bất kỳ thời điểm nào.
2. Cameroon có thể phản đối thẩm quyền của Toà không?
Cameroon tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo điều 36(2) vào ngày 3/3/1994 và không kèm theo bảo lưu nào.
[10]
3 March 1994 [Translation from the French by the Registry]
On behalf of the Government of the Republic of Cameroon, I have the honour to declare that:
The Government of the Republic of Cameroon, in accordance with Article 36, paragraph 2, of the Statute of the Court, recognizes as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other State accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes.
This declaration shall remain in force for a period of five years. It shall subsequently continue to produce effect until contrary notification or written amendment by the Government of the Republic of Cameroon.New York, 2 March 1994.
Phillipines tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà và kèm theo bảo lưu vào ngày 18 tháng 1 năm 1972.
Philippines
18 January 1972
I, Carlos P. Romulo, Secretary of Foreign Affairs of the Republic of the Philippines, hereby declare, under Article 36, paragraph 2, of the Statute of the International Court of Justice, that the Republic of the Philippines recognizes as compulsory ipso facto and without special agreement [...]
Provided, that this declaration shall not apply to any dispute
(a) in regard to which the parties thereto have agreed or shall agree to have recourse to some other method of peaceful settlement; or
(b) which the Republic of the Philippines considers to be essentially within its domestic jurisdiction; or
(c) in respect of which the other party has accepted the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice only in relation to or for the purposes of such dispute; or where the acceptance of the compulsory jurisdiction was deposited or ratified less than 12 months prior to the filing of the application bringing the dispute before the Court; or
(d) arising under a multilateral treaty, unless (1) all parties to the treaty are also parties to the case before the Court, or (2) the Republic of the Philippines specially agrees to jurisdiction; or
(e) arising out of or concerning jurisdiction or rights claimed or exercised by the Philippines
(i) in respect of the natural resources, including living organisms belonging to sedentary species, of the sea-bed and subsoil of the continental shelf of the Philippines, or its analogue in an archipelago, as described in Proclamation No. 370 dated 20 March 1968 of the President of the Republic of the Philippines; or
(ii) in respect of the territory of the Republic of the Philippines, including its territorial seas and inland waters; and
Provided, further, that this declaration shall remain in force until notice is given to the Secretary-General of the United Nations of its termination.
Done at Manila this 23rd day of December 1971.
Ta có thể xét vụ việc này theo 2 trường hợp:
- Thứ nhất, Phillipines đưa vụ việc này ra trước Toà vào khoảng thời gian trước ngày 3 tháng 3 năm 1994. Khi đó Cameroon chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà. Vì vậy, Cameroon hoàn toàn có thể không chấp nhận thẩm quyền của Toà trong vụ việc này.
- Thứ hai, Phillipines đưa vụ việc này ra Toà vào khoảng thời gian sau ngày 3 tháng 3 năm 1994, nghĩa là sau khi Cameroon đã đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà. Trong công bố Cameroon sẽ chấp nhận thẩm quyền của Toà trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp với quốc gia "accepting the same obligation". Tuy nhiên trong bảo lưu của Phillipines, ở điều (i), Toà không có thẩm quyền xét xử trong những tranh chấp giữa Phillipines với các quốc gia khác trong vấn đề về "natural sources". Ở trong vụ việc này, tranh chấp giữa Phillipines và Cameroon là vì Phillipines phát hiện ra tàu của Cameroon đánh bắt tôm hùm ở ngoài khơi bờ biển Phillipines. Như vậy, Cameroon có thể viện dẫn bảo lưu của Phillipines để không chấp nhận thẩm quyền của Toà.
3. Nếu vụ việc xảy ra với Ba Lan mà không phải là Phillipines thì điều gì sẽ xảy ra?
Cameroon tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà vào ngày 3 tháng 3 năm 1994.
Ba Lan tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà lần thứ nhất vào ngày 03/03/1994 và lần thứ hai kèm theo lưu vào ngày 25 tháng 3 năm 1996
Poland
25 March 1996
On behalf of the Government of the Republic of Poland I hereby declare that the Republic of Poland withdraws its consent to the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice communicated on 25 September 1990 in light of Article 36, par. 2 of the Statute of the Court. At the same time, I hereby declare that the Republic of Poland shall recognize with the effect as of 25 September 1996, in accordance with the provisions of the aforementioned article, as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other State accepting the same obligation and subject to the sole condition of reciprocity, the jurisdiction of the International Court of Justice in all legal disputes other than:
a) disputes prior to 25 September 1990 or disputes arisen out of facts or situations prior to the same date,
b) disputes with regard to the territory and State boundaries,
c) disputes with regard to environmental protection,
d) disputes with regard to foreign liabilities or debts,
e) disputes with regard to any State which has made a declaration accepting the compulsory jurisdiction of the International Court of Justice less than twelve months prior to the filing of the application bringing the dispute before the Court,
f) disputes in respect whereof the parties have agreed or shall agree to have recourse to other method of peaceful settlement,
g) disputes relating to matters which, by international law, fall exclusively within the domestic jurisdiction of the Republic of Poland.
The Government of the Republic of Poland reserves its right to withdraw or modify the present Declaration at any time and by means of a notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, taking effect after six months from the moment whereof.
25 March 1996.
Ta có thể phân tích vụ việc để xác định thẩm quyền của Toà theo 4 trường hợp:
- Thứ nhất, nếu Ba Lan đưa vụ việc ra trước Toà vào khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1990 đến 25/09/1990, khi đó cả Ba Lan và Cameroon đều chưa đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà theo điều 36(2). Mặc dù chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà, Ba Lan vẫn có thể đưa vụ việc ra ICJ không phải theo điều 36(2) nhưng ngược lại Cameroon cũng có thể phản đối thẩm quyền của Toà vì nó chưa phải là quốc gia đã chấp nhận thẩm quyền của Toà.
- Thứ hai, nếu vụ việc được đưa ra trước Toà vào khoảng thời gian từ ngày 25/09/1990 đến trước ngày 03/03/1994, khi đó Ba Lan đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà mà không kèm theo bảo lưu về các trường hợp mà Toà sẽ không có thẩm quyền, còn Cameroon chưa công bố chấp nhận thẩm quyền của Toà theo điều 36(2). Như vậy, Cameroon có thể phản đối thẩm quyền của Toà.
- Thứ ba, nếu vụ việc được đưa lên Toà trong khoảng thời gian từ ngày 03/03/1994 đến trước ngày 25/03/1996, khi đó Ba Lan không bảo lưu nhưng đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Toà từ ngày 25/09/1990. Như vậy, cả Ba Lan va Cameroon đều chấp nhận thẩm quyền của Toà và trong vụ việc này Cameroon không thể phản đối thẩm quyền của Toà.
- Thứ tư, nếu Ba Lan đưa vụ việc đưa lên Toà vào khoảng thời gian sau ngày 25/03/1996 nghĩa là sau khi Ba Lan công bố bảo lưu của mình. Trong bảo lưu của Ba Lan năm 1996 điều (a) có ghi Toà sẽ không có thẩm quyền xét xứ đối những vụ tranh chấp xảy ra giữa Ba Lan và các quốc gia khác khi mà những vụ việc đó xảy ra trước ngày 25/09/1990 hay những tranh chấp nổ ra mà nguồn gốc của nó là những vụ việc xảy ra trước ngày này “disputes prior to 25 September 1990 or disputes arisen out of facts or situations prior to the same date”. Như vậy, Cameroon có thể viện dẫn điều (a) trong bảo lưu của Ba Lan để không chấp nhận thẩm quyền của Toà trong vụ việc này.
V. CASE AERIAL PAKISTAN. V. INDIA
1. Facts - tóm tắt vụ việc
Ngày 21 tháng 9 năm 1999, Pakistan đã đệ đơn kiện Ấn Độ về tranh chấp có liên quan đến việc máy bay quân đội của Pakistan bị phá huỷ vào ngày 10 tháng 8 năm đó. Pakistan khẳng định rằng máy bay của mình không hề được trang bị vũ khí và đã bị bắn rơi bởi một máy bay chiến đấu của Ấn Độ khi đang bay trên không phận của Pakistan mà không có một lời cảnh báo nào trước, làm cho 16 người trên máy bay đã bị chết. Pakistan còn xác nhận rằng các máy bay trực thăng của Ấn Độ đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ bằng việc đến khám xét nơi mà máy bay bị rơi (tức nằm trong phạm vi lãnh thổ Pakistan) để thu thập tin tức ngay sau khi vụ việc xảy ra. Không thành công trong việc đòi Ấn Độ bồi thường 60 triệu đô, Pakistan đã quyết định đưa việc này ra Toà.
Trong hồ sơ mà Pakistan đệ trình lên Tòa án Công lý Quốc tế (“ICJ”), nước này yêu cầu:
- Tòa tuyên bố hành động nêu trên của Ấn Độ vị phạm nghĩa vụ của quốc gia này theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quy định của tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế khác, theo đó, Ấn Độ phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này.
- Ấn Độ có nghĩa vụ phải bồi thường cho phía Pakistan những tổn thất người và của nêu trên.
Pakistan dựa vào một số cơ sở pháp lý sau đây để đưa vụ việc ra
- Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế kí kết Geneva ngày 26.09.1928
- Tuyên bố của hai phía theo điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế
- Điều 36 khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế
Vì cả hai bên đều không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong danh sách thành viên tham gia xét xử nên theo Điều 31 khoản 3 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế, mỗi bên được quyền lựa chọn một vị thẩm phán ad-hoc. Theo đó, Pakistan đã chọn ông Syed Pirzada còn Ấn Độ chọn ông Jeevan Reddy vào vị trí này.
2. Arguments – lập luận của các bên
Trong vụ việc này, lập luận đầu tiên, quan trọng nhất của hai phía và phán quyết sau cùng của ICJ đều tập trung xoay quanh thẩm quyền của tòa đối với vụ việc.
Thẩm quyền của Tòa được đưa ra bàn luận dựa trên 3 cơ sở sau đây:
(1) Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế kí kết tại Geneva ngày 26.09.1928
Lập luận của Pakistan bao gồm:
Pakistan dẫn ra điều 17 của Đạo luật, trong đó quy định:
“All disputes with regard to which the parties are in conflict as to their respective rights shall, subject to any reservations which may be made under Article 39, be submitted for decision to the Permanent Court of International Justice, unless the parties agree, in the manner hereinafter provided, to have resort to an arbitral tribunal.”
[11]
Phía Pakistan cho rằng, Đạo luật này vốn được áp dụng với British India, nay vẫn còn hiệu lực áp dụng đối với Ấn Độ và Pakistan (dựa trên những quy định về kế thừa quốc gia), do đó, tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án thường trực Công lý Quốc tế (“PCIJ”). Mặt khác, ICJ lại là cơ quan kế thừa của PCIJ, có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền của PCIJ. Vấn đề này được quy định tại điều 37 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế:
“Whenever a treaty or convention in force provides for reference of a matter to... the Permanent Court of International Justice, the matter shall, as between the parties to the present Statute, be referred to the International Court of Justice.”
Theo đó, Pakistan khẳng định ICJ có thẩm quyền trong vụ việc này.
Lập luận của Ấn Độ:
Lập luận này của Pakistan vấp phải sự phản đối từ phía Ấn Độ. Trước hết, Ấn Độ cho rằng Đạo luật này đã không còn hiệu lực bởi nó liên quan trực tiếp đến Hội Quốc Liên và PCIJ - hai định chế đã mất đi và chỉ còn tồn tại cơ quan kế thừa của nó - do đó, Đạo luật đã “mất đi hiệu lực gốc”. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng dẫn ra trao đổi của mình với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 18.09.1974 khẳng định rằng Ấn Độ chưa bao giờ thừa nhận sự ràng buộc của quốc gia này đối với Đạo luật 1928 với tư cách quốc gia kế thừa hay bất cứ một lý do nào khác.
“The Government of India never regarded themselves as bound by the General Act of 1928 since her Independence in 1947, whether by succession or otherwise. Accordingly, India has never been and is not a party to the General Act of 1928 ever since her Independence.”
[12]
Theo đó, Ấn Độ không bị ràng buộc bởi quy định của Đạo luật, đồng thời không thừa nhận thẩm quyển của Tòa trong vụ việc này.
(2) Tuyên bố của hai phía theo điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế
Điều 36(2) Quy chế ICJ - điều khoản tùy chọn (Optional Clause) - quy định:
“The states parties to the present Statute may at any time declare that they recognize as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other state accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes concerning:
a. the interpretation of a treaty;
b. any question of international law;
c. the existence of any fact which, if established, would constitute a breach of an international obligation;
d. the nature or extent of the reparation to be made for the breach of an international obligation.”
Trong tuyên bố ngày 15.09.1974 về việc chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của ICJ theo điều 36(2) Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế, Ấn Độ có đưa ra một số bảo lưu về thẩm quyền của tòa ICJ:
“I have the honour to declare, on behalf of the Government of the Republic of India, that they accept, in conformity with paragraph 2 of Article 36 of the Statute of the Court [...] the jurisdiction of the International Court of Justice over all disputes other than:
...
(2) disputes with the government of any State which is or has been a Member of the Commonwealth of Nations;
(7) disputes concerning the interpretation or application of a multilateral treaty unless all the parties to the treaty are also parties to the case before the Court or Government of India specially agree to jurisdiction;”
(a) Về bảo lưu thứ nhất – trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với thành viên thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth reservation)
Theo bảo lưu này, Ấn Độ sẽ chấp nhận thẩm quyền của ICJ trừ trường hợp tranh chấp liên quan đến nước này với chính phủ của bất kì quốc gia nào đang hoặc đã từng là thành viên của khối thịnh vượng chung [thuộc Liên hiệp Anh], trong đó có Pakistan.
Lập luận của Pakistan phản đối hiệu lực của bảo lưu kể trên bao gồm:
Trước hết, Pakistan lập luận rằng bảo lưu này là không hợp lệ bởi nó vượt ra ngoài những điều kiện cho phép được quy định cụ thể [expressly] tại điều 36 khoản 3 Quy chế ICJ. Điều khoản này quy định:
“The declarations referred to above may be made unconditionally or on condition of reciprocity on the part of several or certain states, or for a certain time.”
Theo đó, Pakistan lập luận rằng, điều khoản này quy định để một tuyên bố có hiệu lực [make subject] cần phải có một số điều kiện bao gồm (1) có sự có đi có lại [reciprocity] từ một số quốc gia nhất định hoặc (2) trong một khoảng thời gian nhất định. Xét trên các điều kiện này, Pakistan cho rằng bảo lưu của Ấn Độ không thuộc phạm vi của điều 36(3) của Quy chế ICJ. Thêm vào đó, Pakistan cũng lập luận rằng, một bảo lưu “ngoài quy chế” như trên đưa ra bởi bị đơn chỉ được chấp nhận và áp dụng khi Tòa cócơ sở nào đó để kết luận rằng nguyên đơn đã chấp nhận bảo lưu này.
[13]
Hơn thế nữa, Pakistan cho rằng bảo lưu này đã lỗi thời [obsolete] bởi nguồn gốc của nó xuất phát từ ý kiến cho rằng luật quốc tế không áp dụng đối với các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung, theo đó tranh chấp giữa các quốc gia này không thể đưa ra tòa án quốc tế (“inter se doctrine”). Ý kiến này (cũng như bảo lưu này), theo Pakistan, đã trở nên lỗi thời bởi các quốc gia trong khối thinh vượng chung đã coi nhau như những quốc gia bình thường khác và mọi quy định của luật quốc tế có thể được áp dụng giữa chúng.
Pakistan cũng lập luận rằng, bảo lưu này tạo ra phân biệt đối xử đối với Pakistan vì hiện tại nó chỉ có hiệu lực áp dụng trực tiếp đối với duy nhất Pakistan, và hành động đó của Ấn Độ bị xem là lạm dụng quyền lực:
“The Commonwealth reservation [was] maintained by India only as a bar to actions by Pakistan . . . This discrimination against Pakistan in India's acceptance of the optional clause really amount[ed] to an abuse of right.”
[14]
Lập luận của Ấn Độ:
Ấn Độ bác bỏ những lập luận nêu trên của Pakistan, bởi theo nước này, điều 36(3) không đưa ra một danh sách [đầy đủ] những bảo lưu được chấp nhận, và trên thực tế đã có rất nhiều bảo lưu “ngoài quy chế” được chấp thuận và áp dụng trong các vụ việc. Thêm vảo đó, Ấn Độ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mục đích quốc gia khi đưa ra tuyên bố chấp thuận thẩm quyền bắt buộc của Tòa theo điều 36(2). Theo đó, một quốc gia có quyền đưa ra bảo lưu, đồng thời lựa chọn một/một số quốc gia (đối tượng) nhất định để chấp nhận thẩm quyền của ICJ. Mặt khác, trên thực tế, cho tới năm 1998 (trước thời điểm thụ lý hồ sơ 1 năm), vẫn có 8 quốc gia thành viên khối thịnh vượng chung đưa ra những bảo lưu tương tự, do đó không thể nói bảo lưu này đã lỗi thời.
Thêm vào đó, Ấn Độ cũng lập luận rằng, prima facie, bảo lưu này liên quan đến mọi quốc gia trong khối thịnh vượng chung chứ không chỉ Pakistan, do đó không hề có sự phân biệt đối xử nào ở đây.
Tóm lại, Ấn Độ khẳng định một lần nữa bảo lưu của mình là hợp lệ, do đó ICJ không có thẩm quyền trong vụ việc này.
(b) Về bảo lưu thứ hai – loại trừ những tranh chấp liên quan đến giải thích hay thực hiện điều ước quốc tế đa phương
Bảo lưu này của Ấn Độ loại trừ những tranh chấp liên quan đến giải thích hay thực hiện điều ước quốc tế đa phương trừ trường hợp Ấn Độ tán thành thẩm quyền của Toà hoặc các bên vụ kiện đưa ra Toà cũng chính là các bên tham gia điều ước. Dựa vào án lệ Nicaragua, Pakistan lập luận rằng vụ kiện chống lại Ấn Độ này chỉ chủ yếu dựa trên việc xem xét các tập quán quốc tế nên vụ kiện không chịu ảnh hưởng của bảo lưu được đưa ra bởi Ấn Độ trong Hiệp định đa phương mà Ấn Độ tham gia. Lập luận này của Pakistan vấp phải sự phản đối từ phía Ấn Độ. Ấn Độ cho rằng bảo lưu vẫn được áp dụng nếu lý lẽ bên nguyên đưa ra, theo phân tích sau cùng, được khẳng định là dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Vì bảo lưu thứ nhất của Ấn Độ – trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với thành viên thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth reservation) đã ngăn chặn thẩm quyền của toà trong vụ kiện này cho nên Toà cho rằng việc xem xét bảo lưu thứ hai này là không cần thiết.
(3) Điều 36 khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế
Theo Điều 36 khoản 1 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế, thẩm quyền xét xử của Toà bao gồm tất cả những vấn đề được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc hoặc trong các Hiệp ước, Hiệp định có hiệu lực:
“The jurisdiction of the Court comprises all cases which the parties refer to it and all matters specially provided for in the Charter of the United Nations or in treaties and conventions in force.”
[15]
Lập luận của Pakistan:
Theo như hiệp định được kí kết tại Simla vào ngày 2 tháng 7 năm 1972 và có hiệu lực từ ngày 4 tháng 8 năm đó, các bên đã xác nhận lại một lần nữa thẩm quyền của Toà theo Điều 36 khoản 1, quy định rằng các nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc sẽ chi phối mối quan hệ giữa hai quốc gia. Trong Hiệp định đó, hai quốc gia cũng đã tự tuyên bố rằng sẽ quyết tâm giải quyết những bất đồng giữa họ bằng biện pháp hoà bình thông qua đàm phán song phương hoặc bằng bất kì một biện pháp hòa bình nào khác mà được sự tán thành của cả hai bên. Theo Pakistan, Đạo luật 1928 Chương II là một biện pháp hoà bình đã được tán thành bởi cả hai bên trước ngày 2 tháng 7 năm 1972 và đã tạo ra nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau bắt buộc giữa hai bên, điều khoản nêu trên của Hiệp định Simla đã tái khẳng định và làm cho thủ tục theo Điều 17 Đạo luật 1928 thực sự có hiệu lực, tức là vụ việc vốn thuộc thẩm quyền của PCIJ, nay thuộc về ICJ.
3. Judgement - Phán quyết của Tòa:
(1) Bất chấp việc Pakistan cho rằng trao đổi ngày 18.09.1974 của Ấn Độ chỉ là một tuyên bố chủ quan, và Ấn Độ đương nhiên chịu ràng buộc bởi Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế 1928 với lý do nền độc lập của nước này không phải là trường hợp kế thừa quốc gia mà là sự tiếp nối của chính quốc gia trước đây (British India), Tòa ICJ quyết định rằng với trao đổi của mình, Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật vào thời điểm khởi kiện vụ việc, theo đó, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.
(2) Tòa ủng hộ những lập luận của Ấn Độ về hiệu lực những bảo lưu của nước này nêu trong tuyên bố về thẩm quyền bắt buộc của Tòa theo điều 36(2). Cụ thể, Tòa khẳng định, mọi tuyên bố của các quốc gia về việc chấp thuận thẩm quyền của Tòa là không bắt buộc và cũng không có điều kiện nào ràng buộc nội dung của những tuyên bố này. Bên cạnh đó, Tòa cũng cho rằng điều 36(3) không đưa ra tất cả những điều kiện để một tuyên bố được xem là hợp lệ, đồng thời cũng ghi nhận rằng trên thực tế rất nhiều bảo lưu đã được đính kèm khi các quốc gia tuyên bố chấp thuận thẩm quyền của Tòa. Tòa cũng đồng ý với lập luận của Ấn Độ về việc bảo lưu này không hề tạo ra một sự phân biệt đối xử nào với Pakistan.
Do đó, Tòa kết luận rằng, với lý do hai quốc gia là thành viên của khối thịnh vượng chung, chiểu theo điều khoản bảo lưu của Ấn Độ, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.
(3) Toà đồng ý với lập luận của Ấn Độ cho rằng Ấn Độ chưa bao giờ tham gia Đạo luật 1928 với tư cách là một quốc gia độc lập vì thế Ấn Độ không thể bị khởi tố theo Đạo luật này. Thậm chí kể cả Đạo luật này có ràng buộc Ấn Độ đi chăng nữa thì thông báo ra ngày 18.09.1974 trong trường hợp này được xem như là một sự chấm dứt hợp pháp - một tuyên bố bãi ước được quy định trong Điều 45 của Đạo luật. Theo như những điều đã trình bày ở trên, trong trường hợp nào đi chăng nữa, Ấn Độ cũng đã ngừng bị ràng buộc bởi Đạo luật 1928 muộn nhất là vào ngày 16.08.1979, ngày mà tuyên bố bãi ước Đạo luật Chung 1928 của Ấn Độ có hiệu lực pháp lý. Chính vì thế mà Ấn Độ không thể được coi là một bên tham gia trong Đạo luật này vào ngày Pakistan đệ đơn lên Toà về vụ tranh chấp này. Hơn thế nữa, Toà đã xem xét và thấy rằng cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Hiệp định Simla đều không chứa đựng một điều khoản cụ thể nào quy định trao thẩm quyền xét xử bắt buộc cho Toà mà liên quan đến vụ tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ. Vì vậy, Toà cho rằng Toà không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Pakistan trên cơ sở Điều 36 khoản 1 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế.
4. Ý kiến khác từ các thẩm phán
Thẩm phán Al-Khasawneh ủng hộ kết luận của Toà về Đạo luật hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và cũng cho rằng bảo lưu trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với các thành viên thuộc khối thịnh vượng chung không thể được coi là đã lỗi thời. Tuy nhiên, ông xem bảo lưu này là không có căn cứ bởi vì ông đồng ý với lập luận của Pakistan rằng Ấn Độ đưa ra bảo lưu này với động cơ cố ý loại bỏ thẩm quyền của Toà trong tranh chấp với duy nhất Pakistan. Vì thế ông kết luận rằng thẩm quyền của Toà đã được hình thành dựa trên cơ sở Điều 36 khoản 2.
Cũng giống như ông Al-Khasawneh, thẩm phán Pirzada tán thành việc bảo lưu nêu trên là không có căn cứ nhưng thêm vào đó, ông còn cho rằng bảo lưu trong trường hợp tranh chấp nổ ra đối với các thành viên thuộc khối thịnh vượng chung đã lỗi thời. Cả hai người này đều ủng hộ lập luận của Pakistan về việc bảo lưu không thể được phép dùng vì tuyên bố về hành động bất hợp pháp của Ấn Độ là dựa trên tập quán quốc tế cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tình huống này tương tự vụ Nicaragua và đây là điểm duy nhất trong vụ kiện này mà ý kiến bất đồng có tính thuyết phục.
5. Bài học rút ra từ vụ việc liên quan đến thẩm quyền của ICJ
Như đã phân tích ở những phần trước của bài, về lý thuyết, có rất nhiều cơ sở để có thể xác định thẩm quyền của ICJ trong các vụ việc liên quan. Ở tình huống cụ thể này, Pakistan đã dựa vào 2 cơ sở chủ yếu để khẳng định ICJ có thẩm quyền, đó là:
- Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (Jurisdiction clause): Ở đây, Đạo luật hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được phía Pakistan dẫn ra như một điều ước quốc tế, quy định về thẩm quyền của PCIJ trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia kí kết điều ước đó. Bên cạnh đó, ở đây Pakistan cũng khẳng định sự kế thừa thẩm quyền của ICJ từ PCIJ. Tuy vậy, thực tế vụ việc cho thấy, do Tòa khẳng định những trao đổi của Ấn Độ về việc Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật này là hoàn toàn hợp lệ nên cơ sở này do Pakistan dẫn ra đã không được Tòa chấp nhận như một cách để xác định thẩm quyền của Tòa.
- Tuyên bố đơn phương của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo điều 36(2): Tuyên bố đơn phương của các quốc gia cũng được xem là một cơ sở quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa. Tuy vậy điều đáng chú ý ở đây là những tuyên bố này có kèm theo bảo lưu hay không, và nếu có thì nội dung những bảo lưu này hạn chế thầm quyền của Tòa trong những tình huống nào. Thực tế cho thấy, hai bảo lưu mà Ấn Độ đưa ra trong tuyên bố đều là hợp lệ và điều đó khiến cho Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.
[1] Dispute Settlement – ICJ – UN
[2] Statute of the International Court of the Justice, Art. 2
[3] Id. Art 13(1)
[4] Id. Art 22
[5] Id. Art 25
[6] Id. Art 18
[7] Id. Art 17
[8] Id. Art 31
[9] Website chính thức của Tòa án Công lý quốc tế:
http://www.icj-cij.org/jurisdiction/index.php?p1=5&p2=1&p3=3&code=PH, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009.
[10] Website chính thức của Tòa án Công lý quốc tế:
http://www.icj-cij.org/jurisdiction/index.php?p1=5&p2=1&p3=3&code=CM, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009.

[11] General Act for Pacific Settlement of International Disputes, Sept. 26,1928,93 L.NTS 343
[12] Aerial Incident of 10 August 1999 (Pak. v. India), Judgment, Jurisdiction (June 21,2000), para. 17
[13] Id. para.30 Việc nguyên đơn chấp nhận bảo lưu có thể đươc thể hiện thông qua 2 tình huống: (1) Quốc gia nguyên đơn cũng đã đưa ra một bảo lưu tương tự.
(2) Quốc gia nguyên đơn, mặc dù phải chấp nhận việc bị đơn lấy bảo lưu này để chống lại mình, hoàn toàn sẵn sàng tham gia vào việc giải thích nội dung của bảo lưu.
[14] Id. para. 30
[15] Statute of the Court, Art. 36(1)

Buổi 3: Thảo luận về Toà án công lý quốc tế.

BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÓM 2
CHỦ ĐỀ : THẨM QUYỀN TƯ VẤN CỦA ICJ VÀ QUYỀN CAN THIỆP CỦA BÊN THÚ 3 THEO QUY CHẾ CỦA ICJ


I) QUYỀN TƯ VẤN CỦA ICJ
1) CHỦ THỂ YÊU CẦU TƯ VẤN
Chỉ những quốc gia mới được xuất hiện trước tòa với tư cách là 1 bên của vụ tranh chấp, các tổ chức quốc tế bao gồm những tổ chức quốc tế công khai và những tổ chức chính phủ cũng ko có tư cách này. Tuy nhiên quyền tư vấn của tòa ICJ thì có hiệu lực đối với cả những tổ chức này. Theo điều 65:
Article 65
1. The Court may give an advisory opinion on any legal question at the request of whatever body may be authorized by or in accordance with the Charter of the United Nations to make such a request.
2. Questions upon which the advisory opinion of the Court is asked shall be laid before the Court by means of a written request containing an exact statement of the question upon which an opinion is required, and accompanied by all documents likely to throw light upon the question.
Theo khoản 1 điều 65 quy định:tòa án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kì lúc nào theo yêu cầu của 1 cơ quan bất kì được chính hiến chương liên hợp quốc hoặc theo đúng bản quy chế này, cho toàn quyền được yêu cầu.
Như vậy chủ thể yêu cầu tư vấn ở đây có thể là các cơ quan của LHQ, hoặc các tổ chức quốc tế, nhưng không thể là các quốc gia.
2) VẤN ĐỀ YÊU CẦU TƯ VẤN
Chủ thể yêu cầu tư vấn có thể đưa ra vấn đề. Nhưng những vấn đề này chỉ được tòa đồng ý tư vấn nếu vấn đề đó nằm trong phạm vi hoạt động của chủ thể yêu cầu tư vấn.
Từ 1946 ICJ đã đưa ra 24 ý kiến tư vấn liên quan đến việc kết nạp các thành viên của LHQ, bồi thường cho những tổn thất, những vi phạm quyền lợi trong các ban các vụ của LHQ, mối quan hệ pháp lý giữa miền nam tây phi ( namibia) và miền tây sahara, những phán quyết được đưa ra bởi tòa án hành chính quốc tế, chi trả cho những hoạt động của LHQ, tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.

3) THỦ TỤC TƯ VẤN
- Qúa trình tư vấn bắt đầu bằng việc Tổng thư kí LHQ hoặc các giám đốc hoặc các thư kí của các cơ quan yêu cầu tư vấn nộp 1 văn bản yêu cầu tư vấn gửi đến ban thư kí tòa..Trong trường hợp khẩn cấp, tòa án có thể làm những gì được cho là cần thiết để đẩy nhanh tốc độ của quá trình.

- 1 vài ngày sau khi nộp yêu cầu, tòa sẽ rút ra 1 danh sách của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về những vấn đề đó trước tòa. Nhìn chung các quốc gia được liệt kê đều là các thành viên của tổ chức yêu cầu ý kiến tư vấn. Đôi khi nó bao gồm cả những quốc gia mà tòa án mở ra trong quá trình khởi tố vụ tranh chấp.
-
Article 66
1. The Registrar shall forthwith give notice of the request for an advisory opinion to all states entitled to appear before the Court.
2. The Registrar shall also, by means of a special and direct communication, notify any state entitled to appear before the Court or international organization considered by the Court, or, should it not be sitting, by the President, as likely to be able to furnish information on the question, that the Court will be prepared to receive, within a time-limit to be fixed by the President, written statements, or to hear, at a public sitting to be held for the purpose, oral statements relating to the question.
3. Should any such state entitled to appear before the Court have failed to receive the special communication referred to in paragraph 2 of this Article, such state may express a desire to submit a written statement or to be heard; and the Court will decide.
4. States and organizations having presented written or oral statements or both shall be permitted to comment on the statements made by other states or organizations in the form, to the extent, and within the time-limits which the Court, or, should it not be sitting, the President, shall decide in each particular case. Accordingly, the Registrar shall in due time communicate any such written statements to states and organizations having submitted similar statements.
-Theo quy định tại điều 66
1. Thư kí tòa sẽ nhanh chóng thông báo kết luận tư vấn cho tất cả các nước có quyền tham gia vào tòa
2. Ngoài ra, thư kí tòa sẽ thông báo cho 1 nước bất kì có quyền đến tòa cũng như 1 tổ chức quốc tế bất kì nào có thể( theo ý kiến của chủ tịch tòa án nếu như tòa án không họp) cung cấp những tin tức về ván đề cụ thể đó, rằng tòa án sẵn sàng nhận trong thời hạn chủ tịch đã quy định, tất cả những tài liệu văn bản báo cáo có liên quan đến ấn đề, hoặc sẵn sàng nghe những báo cáo bằng lời trong phiên họp công khai được triệu tập nhằm mục đích đó.
3. Nếu nước có quyền đến tòa không nhận được thông báo đặc biệt đã được nhắc đến ở khoản 2 của điều này, thì nước đó có thể bày tỏ nguyện vọng được đệ trình bản báo cáo bằng văn bản hoặc được nghe tòa án thông qua quyết định về vấn đề đó.
4. Các nước và các tổ chức đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản hoặc bằng lời được phép thảo luận các báo cáo của các nước hoặc các tổ chức khác ở hình thức giới hạn và trong thời hạn do tòa hoặc do chủ tịch tòa quyết định trong từng trường hợp riêng biệt( nếu như tòa án không họp). Để đạt được mục đích này, thư kí tòa thông báo, trong thời hạn cần thiết, tất cả những bản báo cáo bằng văn bản đó cho các nước và các tổ chức đã gửi những bản báo cáo tương tự
-
Article 67
The Court shall deliver its advisory opinions in open court, notice having been given to the Secretary-General and to the representatives of Members of the United Nations, of other states and of international organizations immediately concerned.
- Theo quy định tại điều 67, tòa sẽ đưa ra kết luận tư vấn của mình trong phiên họp công khai đã được báo trước cho Tổng thư kí và các đại diện của các thành viên LHQ trực tiếp có liên quan và cho đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế khác.

4) HIỆU LỰC CỦA TƯ VẤN
-Trái với những phán quyết của tòa,ngoại trừ trong trường hợp hiếm hoi là đã được quy định trước rằng nó sẽ có hiệu lực ràng buộc (ví dụ, như trong Công ước về Privileges và Immunities của Liên Hiệp Quốc, trong Công ước về Privileges và Immunities của các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, và Hiệp định giữa Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ của Mỹ), các ý kiến tư vấn của Tòa án không có hiệu lực bắt buộc. Những cơ quan tổ chức yêu cầu tư vấn vẫn có thể tự do quyết định sẽ giải quyết thế nào, những gì có hiệu lực với các ý kiến này.
- Mặc dù ko có hiệu lực ràng buộc, nhưng những ý kiến tư vấn của tòa án vẫn mang tầm quan trọng pháp lý lớn và ảnh hưởng về chuẩn mực đạo đức. Nó là công cụ của ngoại giao phòng ngừa và có tác dụng gìn giữ hòa bình. Ý kiến tư vấn, theo cách riêng của nó, đã góp phần vào việc làm sáng tỏ và sự phát triển của luật quốc tế, do đó góp phần tăng cường mối quan hệ hòa bình giữa các nước.


5) THỰC TIỄN QUA VỤ VIỆC Ý KIẾN TƯ VẤN VỀ VŨ KHĨ HẠT NHÂN
a) BỐI CẢNH VỤ VIỆC
8-7-1996 ICJ đã đưa ra 1 ý kiến tư vấn có tính lịch sử để đáp lại câu hỏi của đại hội đồng liên hợp quốc đưa ra năm 1994: theo luật quốc tế có cho phép đe dọa và sử dụng vũ khĩ hạt nhân trong bất cứ hoàn cảnh nào hay ko? WHO cũng từng yêu cầu ý kiến tư vấn nhưng tòa cho rằng yêu cầu của WHO là ko liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của tổ chức này theo điều 96 khoản 2 hiến chương LHQ.1993 WHO đã yêu cầu tòa cho ý kiến tư vấn về vấn đề sau: Xét về ảnh hưởng đối với sức khỏe và đối với môi trường, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của1 quốc gia trong chiến tranh hoặc của các lực lượng vũ trang khác khi xung đột là vi phạm nghĩa vụ của họ theo luật quốc tế trong đó bao gồm cả tổ chức who? Tuy nhiên có 1 chút nghi ngờ rằng về mặt chính trị, yêu cầu của chủ tịch WHO vào 14-5-1993 đã mở đường cho yêu cầu của đại hội đồng. Hơn nữa khi từ chối đưa ra ý kiến theo yêu cầu của WHO thì tòa cũng đưa ra 1 vài nhận xét quan trọng về thẩm quyền tư vấn của tòa. Tòa đã mời các quốc gia đưa ra văn bản tuyên bố về yêu cầu đó và tổ chức quá trình tố tụng miệng từ 30-10 đến 15-11-1995. Tất cả có 41 quốc gia( bao gồm tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân trừ TQ )đã đưa ra bản tuyên bố miệng hoặc bằng văn bản
Như vậy có thể thấy ở đây , chủ thế yêu cầu tư vấn là WHO và UNGA và vấn đề được yêu cầu tư vấn chính là tính hợp pháp của việc đe doạ và sử dụng vũ khí hạt nhân

b) Ý KIẾN TƯ VẤN TÒA ĐƯA RA
1) Ý kiến của tòa về yêu cầu tư vấn của WHO
Để mà quy định phạm vi hành động hoặc thẩm quyền theo lãnh thổ của một tổ chức quốc tế , viêc viện dẫn cần phải có những quy phạm cụ thể của tổ chức , và việc viện dẫn này sẽ được đặt lên vị trí hàng đầu theo điều lệ . Áp dụng “Luật được công nhận về cách giải thích hiệp ước “ (well-established rule of treaty interpretation ) được thể hiện ở điều khoản 31 của Công ước Vienna 1969 (1),Toà đã kết luận rằng những câu hỏi của WHO nêu ra không thuộc phạm vi hoạt động của tổ chức này khi đã xác định rõ theo điều lệ của nó. Ngược lại , điều khoản 2 của Điều lệ WHO chấp nhận WHO giải quyết ảnh hưởng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân đối với sức khoẻ và môi trường , vấn đề đang tranh cãi đó liên quan đến tính hợp pháp của việc sử dụng những vũ khí tương tự khi xem xét đến ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Theo Toà nhận thấy, cho dù vũ khí hạt nhân được sử dụng hợp pháp hay không thì hệ quả của nó vẫn là một và thẩm quyền của WHO trong việc giải quyết các hệ quả đó không phụ thuộc vào tính hợp pháp của hành động (2).Trong trường hợp ,Toà nắm giữ bản báo cáo cụ thể về cách giải thích những điều lệ của WHO được đưa ra bởi những nguyên tắc cụ thể và hơp logic để xem xét bằng Hiên chương .Việc trao cho WHO thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ đồng nghĩa với việc bỏ qua nguyên tắc về chuyên môn bởi thẩm quyền đó không thể được coi là một sự ngầm định của Hiến chương WHO về các mục tiêu và đối tượng được các quốc gia thành viên trao cho nó Hơn nữa , nếu theo hiệu lực của Điều khoản 57 theo Hiến chương Liên Hợp quốc thì WHO có “ trách nhiệm quốc tế rộng rãi “ (wide _international responsibilities ) , những trách nhiềm đó là giới hạn cần thiết tới phạm vi ảnh hưởng của y tế cộng đồng và không thể xâm pham trách nhiệm của những thành viên khác trong hệ thống UN .

1:Including the rule in Art.31(3)(b) requiring account to be taken of "any subsequent practice in the application of the treaty which establishes the agreement of the parties regarding its interpretation".
Bao gồm các quy định trong Art.31 (3) (b) yêu cầu lý do phải đc đưa ra bởi bất kì hành động nào xảy ra sau trong việc áp dụng hiệp ước mà đã được thiết lập bởi sự đồng tình của các thành viên liên quan đến chính lời giải thik đó
2:opinion para21-22
21. The use of the word "permitted" in the question put by the GeneralmAssembly was criticized before the Court by certain States on the ground that this implied that the threat or the use of nuclear weapons would only be permissible if authorization could be found in a treaty provision or in customary international law. Such a starting point, those States submitted, was incompatible with the very basis of international law, which rest upon the principles of sovereignty and consent; accordingly, and contrary to what was implied by use of the word "permitted",States are free to threaten or use nuclear weapons unless it can be shownthat they are bound not to do so by reference to a prohibition in either treaty law or customary international law
Việc sử dụng từ “permitted” trong câu hỏi được đưa ra bởi Đại hội đồng đã bị toà án phê phán bởi một số nước với lý do :Sự đe doạ và sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ có thể được cho phép nếu người ta có thể thấy sự uỷ quyền trong những điều kiện của hiệp ước hoặc trong Luật quốc tế hiện hành .Các nước này đệ trình lên rằng một sự khởi đầu như vậy là không phù hợp với ngay chính cơ sở của Luật quốc tế .Điều này dựa trên nguyên tắc về chủ quyền và đồng thuận., cũng như vậy là trái với điều được ngụ ý trong việc sử dụng “permitted “để các nước được tự do đe doạ và sử dụng những vũ khí hạt nhân trừ khi có thể chứng minh rằng họ không được phép làm như vậy bằng cách viện dẫn tham chiếu đối với các việc cấm trong bản luật của các hiệp ước hay trong luật quốc tế hiện hành
It was also contended that the above-mentioned dictum of the present Court was directed to the possession of armaments and was irrelevant to the threat or use of nuclear weapons. Finally, it was suggested that, were the Court to answer the question put by the Assembly, the word "permitted" should be replaced by "prohibited".
Có í kiến tranh cãi rằng kết luận cuối cùng của toà hiện nay là trực tiếp hỏi đến sự sở hữu các vũ khí và không liên quan đến việc đe doạ và sử dụng các vũ khí hạt nhân .Cuối cùng , toà cũng được đề nghị phải trả lời những câu hỏi đựơc đưa ra bởi ĐẠI HỘI ĐỒNG và những từ " permitted " được thay thế bởi " prohibited".

22. The Court notes that the nuclear-weapon States appearing before it either accepted, or did not dispute, that their independence to act was indeed restricted by the principles and rules of international law, more particularly humanitarian law , as did the other States which took part in the proceedings.Hence, the argument concerning the legal conclusions to be drawn from the use of the word "permitted", and the questions of burden of proof to which it was said to give rise, are without particular significance for the disposition of the issues before the Court.
Toà ghi nhận rằng những nước có vũ khí hạt nhân có mắt trước Toà thì hoặc là chấp nhạn hoặc không tranh cãi rằng quyền độc lập được thực hiện trong thực tế bị ngăn chặn bởi những nguyên tác quy định của Luật quốc tế ., đặc biệt hơn nữa bởi Luật Nhân đạo như các quốc gia khác đã làm , những quốc gia có tham gia vào quá trình tố tụng .
Do đó ,sự tranh cãi liên quan đến những phán quyết hợp pháp đã được đưa ra từ việc sử dụng từ "permitted " là những vấn đề về việc yêu cầu đòi hỏi chứng cứ cũng được đưa ra là không có ý nghĩa đặc biệt gì cho những vấn đề được xử trước Toà .

2)Ý kiến của Toà về yêu cầu tư vấn của Đại Hội Đồng LHQ

Xem xét nhữg đặc trưng của ĐẠI HỘI ĐÔNG, Toà đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân được coi là vấn đề không thể phù hợp đựơc (scarcely reconcilable ) với yêu cầu của Luật Nhân đạo .(opinion .para 95_3 ).Tuy nhiên, , cũng nhận thấy rằng không có yếu tố có thẩm quyền nào trên thực tế chắc chắn rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là cần thiết và trong tất cả hoàn cảnh vi phạm đến nguyên tăc và điều lệ của luật áp dụng trong xung đột vũ trang Hơn nữa ,quyền cơ bản về sự tồn tại của mỗi quốc gia là cần thiết và theo quyền tự vệ trong thoả thuận ở Điều khoản 51(4) của Hiến chương khi mà sự tồn tại là sự sống còn.Mà cũng không thể bác bỏ chính sách răn đe (policy of deterrence ) là một chính sách đã được cộng đồng quốc tế tán thành trong nhiều năm , hoặc những bảo lưu được thêm vào bởi các nước chắc chẳn có sử dụng vũ khí hạt nhân với sự cam đoan của các nước đó trong nghị định thư tới TREATY OF TLATELOLCO AND RAROTONGA và trong tuyên bố của họ về mối liên quan với Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân , không phảỉ sử dụng đến vũ khí hạt nhân .Theo đó ,Toà không thể đạt đến một kết luận rõ ràng về tính hợp pháp hay không hợp pháp của việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi một nứơc trog tình cảnh bắt buộc phải tự vệ và điều đó là mang tính chất sống còn .Tuy nhiên ,Toà chỉ ra rằng giao ước được đưa ra trong khoản IV của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân để đàm phán về viêc cam kết giải trừ hạt nhân là một giao ước đạt được kết quả rõ ràng thông qua phương hướng hành động cụ thể .
3
opinion 95
95. Nor can the Court make a determination on the validity of the view that the recourse to nuclear weapons would be illegal in any circumstance owing to their inherent and total incompatibility with the law applicable in armed conflict. Certainly, as the Court has already indicated, the principles and rules of law applicable in armed conflict – at the heart of which is the overriding consideration of humanity – make the conduct of armed hostilities subject to a number of strict requirements. Thus, methods and means of warfare, which would preclude any distinction between civilian and military targets, or which would result in unnecessary suffering to combatants, are prohibited. In view of the unique characteristics of nuclear weapons, to which the Court has referred above, the use of such weapons in fact seems scarcely reconcilable with respect for such requirements. Nevertheless, the Court considers that it does not have sufficient elements to enable it to conclude with certainty that the use of nuclear weapons would necessarily be at variance with the principles and rules of law applicable in armed conflict in any circumstance.
Ý kiến 95:
Mà Toà cũng không thể quyết định về tình hợp pháp của quan điểm cho rằng việc cuối cùng phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân là không hợp pháp trong bất cứ trường hợp nào vì tính không phù hợp hoàn toàn và cố hữu với luật áp dụng trong xung đột vũ trang .Rõ rang Toà đã chỉ ra những nguyên tắc và những điều luật được áp dụng trong xung đột vũ trang mà thực chất trong nội tại những nguyên tắc đó là sự xuy xét có tính bao trùm của tình nhân văn làm cho việc tiến hành những xung đột vũ trang phải theo một số những quy định hết sức chặt chẽ.Do đó , những phương pháp và phương tiện tiến hành chiến tranh mà điều này sẽ vựơt ra ngoài tất cả những sự phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và dân sự hoặc nó sẽ đưa đến những kết quả là sự tổn thất không đáng có .Căn cứ vào những đặc tính duy nhất của Vũ khí hạt nhân , mà Toà cũng nói đến trong thực tế việc sử dụng những Vũ khí như vậy hầu như không thể phù hợp với những yêu cầu như vậy .Tuy nhiên , Toà án cũng cho rằng không có đủ những nhân tố cần thiết khiến tòa có khả năng kết luận chắc chắn rằng việc sử dụng những vũ khí hạt nhân nhất thiết là đi ngược lại với những nguyên tắc và những quy luật được áp dụng trong xung đột vũ trang trong bất cứ trường hợp nào.
4-Điều khoản 51 của Hiến chương :
Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên Hợp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên Liên Hợp Quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

c) Kết luận chung
Không nên coi nhẹ tính pháp lý và chính trị trong các ý kiến tư vấn của tòa.Nghị quyết bao hàm lời yêu cầu được thong qua phần lớn là nhờ Phong trào không liên kết và phản ánh sự ủng hộ to lớn đối với Dự án Toà thế giới (The resolution embodying the requests owed their adoption to the Non- Aligned Movement an reflected considerable popular support for the World Court Project.) Chúng đã được thông qua mặc dù vấp phải sự phản đỗi kịch liệt của các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Đối với các quyền ưu đãi của mình, tòa đã không sử dụng đến quyền từ chối yêu cầu này. Trái lại, đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tòa án quốc tế đã xem vũ khĩ hạt nhân là quy chế hợp pháp, và tuyên bố rằng những vũ khĩ này được áp dụng trong xung đột vũ trang theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và theo luật quốc tế. Trong quyết định trả lời câu hỏi đưa ra bởi Đại Hội Đồng, tòa nhất trí chỉ ra rằng, việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khĩ được coi là vũ khí hạt nhân là trái với khoản 4 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc, trái với điều 51 là trái pháp luạt.
Theo đó, tòa chỉ ra , việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ đúng với một số điều trong luật quốc tế áp dụng trong xung đột vũ trang. Đặc biệt là theo một số điều của luật nhân đạo quốc tế, việc sử dụng vũ khĩ loại này là hợp pháp cho đến khi có những quyết định rõ ràng trong các hiệp ước hoặc trong các cam kết nhấn mạnh rằng sẽ giải quyết bằng vũ khĩ hạt nhân
Tuy nhiên, xét theo tình trạng hiện nay của luật quốc tế và cách sắp xếp của nó, thì tòa không thể quyết định dứt khoát việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân để tự vệ là hợp pháp hay bất hợp pháp trong trường hợp tự vệ cụ thể.
Tất nhiên, việc không chỉ rõ ra những trường hợp cụ thể của tòa ít nhiều đã dẫn đến sư thất vọng và không thỏa mãn. Sự im lặng đó của tòa đã trở thành là mối liên kết bất đẵc dĩ để xem các điều khoản của luật nhân đạo có phải là một phần của jus cogen hay không

II) QUYỀN CAN THIỆP CỦA BÊN THỨ 3
1) AI CÓ QUYỀN CAN THIỆP?
1 quốc gia có thể can thiệp trong 2 trường hợp quy định tại điều 62 khoản 1 và điều 63 khoản 1 như sau:
*)Article 62
l. Should a state consider that it has an interest of a legal nature which may be affected by the decision in the case, it may submit a request to the Court to be permitted to intervene.
2 It shall be for the Court to decide upon this request.
-Theo điều 62 quy định:
1. Nếu một nước nào đó thấy rằng nghị quyết của vụ việc có thể động chạm đến lợi ích nào đó có tính chất pháp lý của nước đó thì nước đó có thể yêu cầu tòa án quyết định cho tham gia vào vụ việc
2. Quyết định một yêu cầu như vậy là thuộc về tòa án.
- Trong thực tế tòa hiếm khi cho phép sự can thiệp của bên thứ 3. Nicaragua được cho phép can thiệp vào vụ tranh chấp giữa vùng đất liền, vùng đảo của Maritime Frontier mặc dù chỉ đối với các chế độ pháp lý Vịnh Fonseca. Một nghị quyết được viện luật quốc tế thông qua vào năm 1999 đã thực hiện hữu ích 1 số gợi ý trong điều 62 luật của ICJ.
- Cụm từ “matters of legal nature”-vấn đề có tính chất pháp lý, có nghĩa là các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia can thiệp, theo công pháp quốc tế , có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định cuối cùng của tòa


*)Article 63
1. Whenever the construction of a convention to which states other than those concerned in the case are parties is in question, the Registrar shall notify all such states forthwith.
Theo quy định của điều 63 khoản 1:
1. Trong trường hợp nảy ra vấn đề phải giải thích một điều ước mà trong đó, trừ các bên hữu quan của vụ việc, có các nước khác tham gia thì thư kí toà án phải nhanh chóng báo cho các nước này.


- 1 tổ chức quốc tế hiện ko có quyền can thiệp trong bất cứ trường hợp nào mà chỉ có quyền được thông báo về những vụ tố tụng để giải thích và làm sáng tỏ quá trình tạo thành văn kiện, hoặc bất cứ 1 công ước nào được thông qua mà đang có hiệu lực( theo quy định tại khoản 2,3 điều 34)
Article 34
1. Only states may be parties in cases before the Court.
2. The Court, subject to and in conformity with its Rules, may request of public international organizations information relevant to cases before it, and shall receive such information presented by such organizations on their own initiative.
3. Whenever the construction of the constituent instrument of a public international organization or of an international convention adopted thereunder is in question in a case before the Court, the Registrar shall so notify the public international organization concerned and shall communicate to it copies of all the written proceedings.
Theo quy định tại điều 34:
2. Với các điều kiện của bản quy chế này, tòa án có thể được hỏi các tổ chức quốc tế công khai về các tin tức có liên quan đến vụ việc mà tòa đang xem xét cũng như thu tập các thông tin cần thiết được tổ chức đó cung cấp theo sáng kiến riêng của họ.
3. Khi có một vụ việc đang được tòa án phân giải, tòa án phải giải thích văn kiện pháp lý cho một tổ chức quốc tế nào đó hoặc một công ước quốc tế đã đươc công nhận hiệu lực của văn bản đó, thư kí tòa thông báo và gửi cho tổ chức quốc tế đó bản sao tất cả các hồ sơ giấy tờ đó.
2) THỦ TỤC CAN THIỆP
Quốc gia can thiệp sẽ gửi yêu cầu lên tòa án , và tòa sẽ quyết định xem có cho phép quốc gia đó can thiệp hay không
Trong thực tế tòa hiếm khi cho phép sự can thiệp của bên thứ 3. Nicaragua được cho phép can thiệp vào vụ tranh chấp giữa vùng đất liền, vùng đảo của Maritime Frontier mặc dù chỉ đối với các chế độ pháp lý Vịnh Fonseca. Một nghị quyết được viện luật quốc tế thông qua vào năm 1999 đã thực hiện hữu ích một số gợi ý trong điều 62 luật của ICJ.
3) QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN CAN THIỆP
Sự can thiệp của quốc gia thứ 3 ko có nghĩa là một lần nữa sẽ kết nạp bên thứ 3 thành 1 bên của vụ tranh chấp. Quốc gia can thiệp ko có quyền đề cử một thẩm phán ad hoc.Tuy nhiên , với sự đồng ý của tất cả các bên, bên can thiệp có thể được coi như một bên trong vụ kiện. Những quyết định của tòa trong 1 hoặc nhiều phần có liên quan sẽ chỉ ràng buộc đối với quốc gia mà được cho phép can thiệp.
Điều 63 khoản 2 quy định:
Every state so notified has the right to intervene in the proceedings; but if it uses this right, the construction given by the judgment will be equally binding upon it.
Mội một nước trong số tất cả các nước có tham gia vào việc giải thích điều ước quóc tế đề cập ở điều 63 khoản 1, sau khi nhận được thông báo của tòa, có quyền can thiệp vào vụ việc, và nếu nước đó sử dụng quyền này thì việc giải thích được ghi trong quyết định của tòa cũng có tính ràng buộc như nhau đối với nước đó
4)Ý NGHĨA CỦA VIỆC CAN THIỆP
Việc can thiệp vào giải quyết tranh chấp giữa 2 nước của 1 bên thứ 3 là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của quốc gia can thiệp đó. Bên thứ 3 có thể cung cấp cho tòa những ý kiến cũng như những tài liệu mang tính khách quan để bảo đảm quyết định của tòa trong vụ tranh chấp không ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

5) NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THỦ TỤC CAN THIỆP TẠI ICJ
Ranh giới biển và đất liền giữa Cameroon và Nigeria
( Cameroon và Nigeria: Sự can thiệp của Guinea Xích đạo )
a) Mở đầu
Năm 1994, Cameroon đã tiến hành vụ kiện Nigeria bằng việc đệ
đơn lên Tòa án công lý quốc tế yêu cầu Tòa án xác định lại chủ quyền của Bán đảo Bakassi và xác định lại đường ranh giới biển đã được phân chia năm 1975. Sau đó, Cameroon còn trình lên toà án một số vấn đề khác. Và Tòa đã kết hợp những yêu cầu này thành một trường hợp. Phía Nam của Nigeria là Vịnh Guinea, một bộ phận của Đại Tây Dương. Cameroon cũng nằm bên Vịnh Guinea, và giáp giới các nước như Nigeria, Tchad, Cộng hòa Cônggô, Xích đạo Guinea….Ngay từ đầu, Nigeria đã phản đối thẩm quyền của Tòa án. Trong những lý do phản đối được đưa ra có điểm thứ bảy và điểm thứ tám liên quan đến vấn đề ranh giới biển giữa Cameroon và Nigeria.
Trong điểm thứ 7, Nigeria cho rằng giữa Cameroon và Nigeria không hề có một cuôc tranh chấp hợp pháp nào liên quan đến vấn đề ranh giới biển và đất liền. Và trong phán quyết ngày 11 tháng 6 năm 1998, Tòa án đã bác bỏ điều này.
Trong điểm thứ 8, Nigeria lại cho rằng vấn đề phân định lại ranh giới biển sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một số quốc gia khác và điều này là không thể được. Tòa án đã giải quyết điểm thứ 8 này trong phán quyết ngày 11/6/1998 ở điều khoản 112 đến 117, tòa tuyên bố:” that the eight preliminary objection does not have, in the circumstances of the case, an exclusively preliminary character”.
Về vấn đề xác định lại chủ quyền của Bán đảo Bakassi: Bán đảo Bakassi là một Bán đảo chứa nhiều trữ lượng dầu mỏ và cá. Xung quanh việc xác định chủ quyền của Bán đảo Bakassi này đã diễn ra nhiều tranh chấp giữa Cameroon và Nigeria từ năm 1981. Đa số dân số sống trên bán đảo Bakassi là người Nigeria.
Ø Tuy nhiên, Tòa án Quốc tế đã kết luận bán đảo này thuộc Cameroon trong một phiên xét xử vào năm 2002 dựa trên một thỏa thuận thuộc địa giữa Anh và Pháp vào đầu thế kỉ XIX.
Đến ngày 15/8/1998 Nigeria đã thực sự chuyển giao bán đảo có tiềm năng giàu dầu mỏ Bakassi cho Cameroon, kết thúc tranh cãi kéo dài về lãnh thổ từ nhiều năm qua.
Về vấn đề xác định lại ranh giới biển giữa Cameroon và Nigeria
b) Diễn biến vụ việc
Ngày 30/6/1999 Guinea Xích đạo đệ đơn lên Tòa án công lý quốc tế xin phép can thiệp vào vụ ranh giới biển và đất liền giữa Cameroon và Nigeria. Guinea Xich đạo đã viện dẫn điều 62 của Quy chế Tòa án Quốc tế và điều 81 của các quy tắc Tòa án:

Article 62
l. Should a state consider that it has an interest of a legal nature which may be affected by the decision in the case, it may submit a request to the Court to be permitted to intervene.
2 It shall be for the Court to decide upon this request.

-Theo điều 62 quy định:
1. Nếu một nước nào đó thấy rằng nghị quyết của vụ việc có thể động chạm đến lợi ích nào đó có tính chất pháp lý của nước đó thì nước đó có thể yêu cầu tòa án quyết định cho tham gia vào vụ việc
2. Quyết định một yêu cầu như vậy là thuộc về tòa án.
Article 81 of the Rules of Court lays down that such an Application as this is to set out :
"(a) the interest of a legal nature which the State applying to intervene considers may be affected by the decision in that case;
(b) the precise object of the intervention;
(c) any basis of jurisdiction which is claimed to exist as between the State applying to intervene and the parties to the case. "
Ø Vấn đề đặt ra là Guinea Xích đạo Guinea có quyền can thiệp hay không? Thủ tục của việc can thiệp như thế nào và mục đích của việc can thiệp ra sao?

· Một quốc gia được phép can thiệp vào vụ tranh chấp khi “ an interests of a legal nature which may be affected by the decision in the case” tức là khi quyền lợi có tính chất pháp lý mà bị ảnh hưởng bởi quyết định trong vụ tranh chấp. Guinea Xích đạo khẳng định rằng quyền lợi có tính chất pháp lý đó xuất phát từ quyền chủ quyền và quyền tài phán đã được xác nhận từ những đường trung tuyến phân chia giữa vùng biển của Guinea Xích đạo với Cameroon và Nigeria. Và Guinea cũng tuyên bố sẽ bảo về quyền và lợi ích có tính chất pháp lý của mình, bất kỳ ranh giới giữa Cameroon và được phân định bởi Tòa án không được đi qua những đường trung tuyến đó. Do đó, “ đối tượng cụ thể của vụ can thiệp” là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý được Tòa án công nhận là hợp pháp. Liên quan đến vấn đề thẩm quyền, Guinea Xích đạo cũng tuyên bố là không muốn trở thành một full-party trong vụ tranh chấp mà là một non-party. Theo điều 83 Quy tắc chung của Tòa án, đơn xin can thiệp của Guinea Xích đạo sẽ được chuyển đến Cameroon và Nigeria cho đến ngày 16/8/1999. Guinea Xích đạo cũng thông qua đàm phán với Cameroon và Nigeria nhiều lần nhằm phân định đường ranh giới biển sao cho quyền lợi có tính chất pháp lý của các quốc gia thứ 3 không bị ảnh hưởng.

c) Phán quyết tòa đưa ra
Trong điều khoản 116 phán quyết ngày11/6/1998 trích rằng:

"The Court notes that the geographical location of the territories of the
other States bordering the Gulf of Guinea, and in particular Equatorial
Guinea and Sao Tome and Principe, demonstrates that it is evident that
the prolongation of the maritime boundary between the Parties . . . will
eventually run into maritime zones where the rights and interests of
Cameroon and Nigeria will overlap those of third States. It thus appears
that rights and interests of third States will become involved if the
Court accedes to Cameroon's request”.
Điều 116:
Toà án ghi nhận rằng vị trí địa lý của những vùng lãnh thổ của các quốc gia khác tiếp giáp với vịnh Guinea và đặc biệt là Guine xích đạo , Sao Tome.và Pricipe chứng tỏ rõ ràng rằng là sự kéo dài của biên giới biển giữa các bên cuối cùng sẽ nhập vào với các vùng lãnh hải mà ở đó quyền và lợi ích của Cameroon và Nigeria sẽ chồng chéo với quyền và lợi ích của những nước thứ 3 .Như vậy , xem như là những quyền và lợi ích của những quốc gia thứ 3 sẽ bị liên quan nếu như toà thuận theo yêu cầu của Cameroon


Ø Tức là nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu của Cameroon thì quyền và lợi ích của các quốc gia thứ 3 sẽ bị ảnh hưởng. Những quốc gia mà có vị trị địa lý giáp biên giới với Vịnh Guinea và đặc biệt là Guinea Xích đạo, Sao Tome và Principle thì sẽ có ranh giới biển kéo dài giữa các bên. Việc phân định lại ranh giới biển giữa Cameroon và Nigeria sẽ chồng chéo lên quyền lợi của các quốc gia đó.
Sau khi xem xét Tòa án cũng đưa ra kết luận: Theo điều 62 của Quy chế Tòa án, Guine Xích đạo có quyền can thiệp vào vụ tranh chấp để bảo vệ quyền lợi có tính chất pháp lý của mình với tư cách là quốc gia thứ ba.


6)Tranh chấp liên quan đến chủ quyền giữa đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan (Indonesia và Malaysia) và sự can thiệp của Philipine

a)Giói thiệu vụ việc:
Ngày 31/5/1997 Indonesia và Malaysia đã kí 1 thoả thuận đăc biệt liên quan đến chủ quyền của hai đảo nhỏ Sipadan và Malaysia ( hai đảo này nằm ở phía nam của biển Trung Quốc, liền kề với lãnh thổ của North Borneo). Ngày 2/10/1998 Malaysia và Indonexia đã đưa vụ tranh chấp lên toà án công lí quốc tế trên cơ sở của thoả thuận đặc biệt này.Vụ tranh chấp xảy ra giữa hai nước đã bắt đầu vào tháng 11 năm 1998
. Hai đảo Ligitan Sipadan năm ở phía Nam bờ biển Trung Quốc, vẫn đang tranh cãi và ko chỉ là vẫn đề quan tâm của riêng Philipine.. Hơn nữa, lợi ích của tranh cãi xuất phát từ yếu sách của Philipne để xác định vùng lãnh thổ kề cận của North Borneo, nó có thể chịu ảnh hưởng luật chủ quyền đảo.Hậu quả của việc đó là khi Indonesia và Malaysia đưa tranh cãi ra toà, theo thoả thuận đặc biệt , Philipne sau một thời gian trì hoãn đã đệ đơn can thiệp theo điều 62 của quy chế toà án. Phù hợp với điều 83 luật toà án, đơn này lập tức được chuyển tới Indonesia và Malaysia mà hồi đáp của hai bên chỉ ra rằng họ lựa chọn theo căn cứ khác. Liệu đơn can thiệp có được toà công nhận do vậy tháng 7-2001 toà tổ chức cuộc họp công khai để ba bên tranh luận và 4 tháng sau đó toà phán quyết giữa các bên tham gia

b) Diễn biến vụ việc
Theo điều 83 khoản 1 Khi toà án nhận được đơn xin can thiệp của Philippin vào vụ tranh chấp này ngay lập tưc thông báo cho 2 quốc gia Indonexia và Malayxia. Và Inodexia và Malaysia đã đưa ra rất nhiều lí lẽ phản đối khác nhau.
Về phía Indonesia cho rằng:
Vụ tranh chấp đã được đệ lên toà án từ 2/10/1998 nhưng đến tận 13/3/2001 Philippin mới đệ đơn lên toà án xin can thiêp như vậy . Theo khoản 1 điều 81 của qui chế toà án “…shall be filed as soon as possible, and not later than closure of the written proceedings. In exceptional circumstance, an application submitted at later stage may however be admitted…” Đơn của Philippin sẽ không thể được chấp nhận. Indonexia còn cho rằng Philippine đá không chứng minh được rằng nó có quyền lợi hợp pháp căn bản mà có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của toà trong vụ tranh chấp này như theo điều 62 của qui chế toà án qui định “…1.should a State consider that it has an interest of a legal nature which may be affected by the decision in the case, it may submit a request to the court to be permitted to intervene. 2. It shall be for the Court to decide upon to intervene”.
Về phía Malaysia thì cho rằng:
Vấn đề tranh chấp giữa Inodexia và Malaysia là không ảnh hương đến chủ quyền của Sabah. Và các tài liệu mà Philippin cung cấp là không chính xác….Malaysia đã thẳng thừng từ chối đơn xin can thiệp vào vụ tranh chấp của Philippine.
Về Philippine: Philippine cho rằng Philippine đã tuân theo đúng điêu khoản 81 luật tòa án và 62 của qui chế toà án ICJ. Và Philippine cũng nhấn mạnh rằng mục đich của Philippine đệ đơn xin can thiệp không fải là muốn tham gia tranh chấp chủ quyền của hai hòn đón trong vụ kiện này hay nói cách khác Philippine ko muốn trở thành Full parties trong vụ tranh chấp này mà chỉ muỗn xem xét các phán quyết của toà về chủ quyền của hai hòn đảo Sipadan va Lighitan liệu có ảnh hưởng đến chủ quyền của Philppine trên vùng lãnh thổ của North Borneo.

Để quyết định đơn xin can thiệp của Philippine có được thừa nhận hay không toà đã tổ chức cuộc hop công khai vào 6/2001để xem xet ý kiến tranh luận của cả 3 quốc gia và 4 tháng sau đó đã đưa ra phán quyết đối với các bên liên quan.

c). Các bước Philipine gửi yêu cầu:
- Để hộ trợ toà trong việc đánh giá đúng, sai của đệ trình này, Chính phủ Philipine muốn dẫn đến đơn này với những nhận định sau đây:
-Trong một thông báo được gửi tới toà vào ngày 22/2/2001, Chính phủ cộng hoà Philipine yêu cầu toà thực hiện theo điều 53, khoản 1 _ Luật toà án quốc tế, có sẵn từ biên bản biện hộ của hai bên và tài liệu được thêm vào có liên quan đến tiến trình hiện tại giữa Indonesia và Malays. Sự lặp lại khẩn cấp của yêu cầu này được gửi kèm trong một thông báo khác tới toà vào ngày 9/3/2001. Chính phủ cộng hoà Philipine muốn cung cấp tin tức cho Toà mà chính phủ Philipine cho rằng yêu cầu được chiếu theo biên bản biện hộ của hai bên và tài liện được thêm vào như một hành động riêng biệt và khác với đơn trình bày. Đơn bày tỏ mong muốn can thiệp của Chính phủ Philipine độc lập và không làm ảnh hưởng. Tuy nhiên, có thể chỉ ra rằng một nghị quyết rõ ràng về yêu cầu theo điều 53, khoản1- Luật Toà án quốc tế, đơn trình bày sẽ làm thuận tiện quá trình cách tiến hành được tìm thấy ban đầu.
Dựa vào đơn này, chính phủ cộng hoà Philipine muốn nhận định rằng không muốn thay đổi chủ đề, phạm vi tự nhiên của hành động hiện tại giữa Indonesia và Malaysia. Chính phủ Philipine không yêu cầu Toà về các vấn đề hợp pháp có liên quan đến hoặc không liên quan đến. Chính phủ cộng hoà Philipine chỉ muốn Toà giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp, thích hợp để nhận định xem làm cách nào xác định về chủ quyền của Pulau Ligitan và Pulau Sipadan và có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không.
Chính phủ cộng hoà Philipine yêu cầu Toà công lý quốc tế tính hợp pháp của đơn cho phép can thiệp vào biên bảo hộ giữa Chính phủ cộng hoà Indonesia và Malaysia và thừa nhận điều tương tự khi tham gia xem xét biên bản của hai bên theo điều 85 luật quôc tế.
Chính phủ cộng hoà Philipine bảo lưu quyền thoả thuận và phản đối bổ sung và khi thủ tục của toà được đưa ra như vậy. Vì mục đích nay, chính phủ Philipne tự nguyện tôn trọng bất cứ giới hạn ấn định thời gian nào của toà để đảm bảo sắp xếp nhanh gọn trong việc đưa đơn này.

d) Phán quyết của toà:
-Vào ngày 23-10-2001 Toà án công lý quốc tế bác bỏ đơn xin can thiệp của Philipne về vụ liên quan đến chủ quyền của hai đảo giữa Indonesia và Malaysia.
- Philipine cho rằng mình đã thực hiện theo điều 62 của luật quốc tế nhưng Indonesia và Malaysia phủ nhận điều này, lợi ích bản chất hợp pháp trong những yêu cầu cầu của Philipine không đầy đủ và theo luật toà án yêu cầu này không được bị bác bỏ đồng thời Malaysia chỉ ra rằng không có sự liên kết pháp lý giữa Philipine,Malaysia và Indonesia – thêm một lý do để bác bỏ đơn này của Philipine.
Đây là lần thứ năm mà toà xác nhận yêu cầu can thiệp theo điều 62 luật toà án quốc tế và lần thứ 3 đơn xin can thiệp bị bác bỏ . Sau thành công của vụ kiện giữa Guinea Xích đạo vào năm 1999 và Nicaragua vào năm 1990
Toà cho rằng bác bỏ yêu cầu này là dựa trên thực tế và trong những tình huống khác đã thành công. Mặc dù đơn yêu cầu của Philipne bị bác bỏ xong nó ít nhiều ảnh hưởng đến các vụ việc hiện tại.

e) Kết luận
Vấn đề chính ở đây liên quan đến nội dung điều 62, theo nội dung điều 62, do ảnh hưởng từ vị trí địa lý có liên quan đến quyền và lợi ích của Philipine nên Philipine có quyền can thiệp nhưng phán quyết cuối LẠI thuộc về toà.
Buổi 4: Thảo luận về Cơ chế giải quyết tranh chấp CƯ 1982


I, Cách vận hành của cơ chế giải quyết tranh chấp theo CƯ 1982

1, Các biện pháp được sử dụng:
a, Theo điều 284 ta có thể sử dụng biện pháp hòa giải.
- Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác.
- Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đó.
- Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bên không thỏa thuận được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.
- Khi một vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải, thì chỉ kết thúc việc hòa giải theo đúng thủ tục hòa giải đã thỏa thuận, trừ khi các bên có sự thỏa thuận khác.

b, Theo như điều 287 của Công Ước Luật Biển năm 1982 thì
Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
-Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
-Toà án quốc tế;
-Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
-Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
Ngoài ra thì:
- Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII.
- Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Một bản tuyên bố theo đúng khoản 1 vẫn còn hiệu lực trong vòng 3 tháng sau khi đã gửi một thông báo hủy bỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
- Một tuyên bố mới, một thông báo hủy bỏ hay việc một tuyên bố hết hạn không hề ảnh hưởng đến thủ tục đang tiến hành trước một toà án có thẩm quyền theo điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Các tuyên bố và thông báo đã nêu ở điều này được gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển và Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao cho các quốc gia thành viên.

2, Các loại tranh chấp được xét xử:
a, Theo như điều 286 thì
Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng các quy định chung (Mục 1), theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này.

b, Ngoài ra thì điều 288 cũng nói rõ về thẩm quyền xét xử:
- Một tòa án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình theo đúng phần này.
- Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.
- Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập nên theo đúng phụ lục VI và bất kỳ viện nào khác, hay tòa trọng tài nào khác, đã nêu ở Mục 5 của Phần XI, đều có thẩm quyền xét xử mọi vấn đề đã được đưa ra cho mình theo đúng mục đó.
- Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.

3, Trình tự, thủ tục:
Các thủ tục sơ bộ (theo như điều 294)
- Tòa án được trù định ở Điều 287 nhận được đơn yêu cầu xét xử một vụ tranh chấp nói ở Điều 297 quyết định theo thỉnh cầu của một bên, hay có thể quyết định theo ý mình, xem yêu cầu này có phải là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là có căn cứ. Nếu tòa án xét thấy rằng, đó là một sự lạm dụng các phương pháp tố tụng hay prima facie (hiển hiên) là không có căn cứ, thì tòa án thôi không xét đơn nữa.
- Lúc nhận được đơn, tòa án thông báo ngay cho bên kia hay các bên kia, và qui định một thời hạn hợp lý, để các bên này có thể yêu cầu tòa quyết định về các điểm đã nêu ở khoản 1.
- Điều này không hề đụng chạm đến các quyền của một bên tranh chấp nêu lên những phản bác sơ bộ theo đúng các qui tắc tố tụng có thể áp dụng.

4, Ngoại lệ:
Trong điều 298 đã quy định rõ những ngoại lện không bắt buộc đối với việc áp dụng Mục 2 là:
1. Khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù định ở Mục 2 có liên quan đến một hay nhiều loại tranh chấp sau đây:
a) i. Các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử, nghĩa là khi một tranh chấp như thế xảy ra sau khi Công ước có hiệu lực và nếu các bên không đi đến một thỏa thuận nào bằng con đường thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì quốc gia đã tuyên bố, theo yêu cầu của một trong các bên, chấp nhận đưa vụ tranh chấp đó ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 2 của phụ lục V, và đương nhiên không thể đưa ra xét theo thủ tục này một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo;
ii. Một khi Ủy ban hòa giải đã trình bày báo cáo của mình, báo cáo phải nói rõ được lý do, thì các bên thương lượng về một thỏa thuận trên cơ sở của báo cáo này; nếu các cuộc thương lượng không thành, thì các bên, qua sự thỏa thuận với nhau, đưa vấn đề ra theo các thủ tục đã được quy định ở Mục 2, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
iii. Điểm nhỏ này không áp dụng đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo đúng một bạn thỏa thuận hai bên hay nhiều bên có tính chất ràng buộc các bên;
b) Các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của Nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán mà Điều 297, khoản 2 và 3, đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
c) Các vụ tranh chấp mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có
trách nhiệm giải quyết, trừ khi Hội đồng bảo an quyết định xóa vấn đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ bằng các phương pháp đã qui định trong Công ước.
2. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui tuyên bố đó hay thỏa thuận đưa ra một vụ tranh chấp mà tuyên bố này đã loại trừ, ra trước bất cứ thủ tục giải quyết nào đã được trù định trong Công ước.
3. Một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, thì không thể đưa ra một vụ tranh chấp, nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra trước một thủ tục nào đó trong số các thủ tục đã được trù định trong Công ước, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gi thành viên đang tranh chấp với mình.
4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.
5. Một tuyên bố mới hay một thông báo rút lui một tuyên bố không hề có tác động đến thủ tục đang áp dụng trước một toàn án xét xử theo đúng điều này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
6. Các tuyên bố hay các thông báo rút lui các tuyên bố nói ở điều này phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký Liên hợp quốc chuyển các bản sao các văn kiện đó cho các quốc gia thành viên.

II) Vụ Barbados& Trinidad và Tobago

1.Vụ việc

Giải quyết tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago về việc phân định ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa.
Biện pháp giải quyết tranh chấp và cơ sở xác định thẩm quyền xét xử của tòa Trọng tài:
Những bất đồng giữa Barbados với Trinidad và Tobago trong việc phân định ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa vốn đã xuất hiện từ trước khi xảy ra tranh chấp khoảng 3 thập kỷ. Hai nước đã tổ chức các cuộc gặp gỡ ngoại giao cấp cap và tiến hành rất nhiều cuộc đàm phán song phương về việc sử dụng tài nguyên trong vùng biển nhưng không đi đến kết quả. Hai bên đã thỏa thuận với nhau rằng sau khi kết thúc vòng đàm phán thứ 5 về đường biên giới trên biển vào tháng 11/2003 thì sẽ tiếp tục tổ chức những vòng đàm phán xa hơn vào tháng 2/2004. Tuy nhiên, ngày 6/2/2004, Trinidad và Tobago đã có hành động bắt giữ những ngư dân người Barbados và buộc tội họ đánh bắt cá trái phép. Barbados cho rằng Trinidad và Tobago đã có hành động và lời lẽ thách thức Barbados đưa vấn đề tranh chấp đường biên giới trên biển giữa hai nước này ra Tòa trọng tài. Barbados đã thực hiện điều này ngay sau đó. Tuy nhiên, phía Trinidad và Tobago lại không đồng ý chấp thuận thẩm quyền xét xử của tòa trọng tài trong việc tranh chấp này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu Tòa án trọng tài có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp giữa Barbados với Trinidad và Tobago theo như yêu của Barbados hay không? Và nếu có thì thẩm quyền ấy của tòa có bị giới hạn bởi một điều khoản nào không?
· Đứng trên lập trường của Barbados:
Barbados công nhận thẩm quyền của tòa trọng tài trong vụ việc này dựa trên những quy định của Phần XV về giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là Điều 286, 287, 288 và Phụ lục 7 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển(UNCLOS). Barbados lập luận rằng những điều khoản này đã xác định thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài là hiển nhiên bất kể theo đề nghị của bên tranh chấp nào. Nếu không bên nào có một tuyên bố gì theo Điều 298 của UNCLOS (về những phương án thay thế cho những biện pháp giải quyết tranh chấp được liệt kê ở Phần XV) cũng như không bên nào đưa ra một tuyên bố chính thức nào về việc chọn một hình thức đặc biệt nào cho việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo Điều 287 của UNCLOS thì việc giải quyết vụ việc theo thủ tục trọng tài là hoàn toàn có cơ sở pháp lý.
Về mặt thực tiễn vụ việc, trach chấp giữa hai nước đã kéo dài suốt 5 năm với 9 vòng đàm phán bất thành, Barbados cho rằng khả năng hai nước tự hòa giải là rất ít và việc yêu cầu sự giải quyết của một toà trọng tài là thực sự cần thiết. Barbados cũng lập luận rằng không một điều khoản nào trong UNCLOS xác nhận rằng bất cứ một bên tranh chấp nào có quyền đơn phương kéo dài những cuộc đàm phán không hạn định để tránh việc phải chấp thuận sự giải quyết tranh chấp từ một bên thứ 3.
Trinidad và Tobago phản ứng lại những lập luận của Barbados, cho rằng Barbados đang cố tình lòng vòng để tránh những điều kiện đầu tiên đề thành lập một toàn trọng tài theo quy tắc được quy định bởi UNCLOS. Trinidad và Tobago cho rằng sự nhất trí của cả hai bên là cần thiết trước khi chuyển từ hình thức đàm phán theo Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS sang sử dụng những biện pháp giải quyết tranh chấp được đưa ra trong Phần XV của UNCLOS. Barbados phản biện lại rằng điều đó sẽ làm mất đi quyền lợi của một quốc gia viện dẫn điều khoản về trọng tài phân xử khi mà quốc gia còn lại vẫn cứ muốn tiếp tục đàm phán.
Barbados cho rằng sự phản đối này của Trinidad và Tobago là thiếu cơ sở pháp lý.
· Đứng trên lập trường của Trinidad và Tobago:
Trinidad và Tobago cho rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ phải nghe những yêu sách của Barbados bởi Barbados đã không thi hành đúng như sự diễn giải của những điều khoản xác thực trong UNCLOS, cụ thể là Điều 74, 83, 283, 286 và 298.
Trinidad và Tobago viện dẫn Điều 283 để chứng minh rằng hai bên chưa thực hiện hết nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi quan điểm để giải quyết tranh chấp bằng đàm phán và những biện pháp hòa bình khác nên chưa cần đến việc phải có một tòa trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp. Hơn nữa Trinidad và Tobago phủ nhận việc Barbados cho rằng Thủ tướng của họ đã phát biểu là những cuộc đàm phán đã khó đi đến kết quả. Tất cả những gì họ đã phát biểu chỉ thể hiện rằng đàm phán về việc phân định biên giới đã tiến xa hơn những cuộc đàm phán về việc đánh bắt cá. Trinidad và Tobago cũng không cho rằng những bất đồng trong thực tế giữa hai nước đã và đang được giải quyết bằng đàm phán chưa căng thẳng đến mức trở thành một tranh chấp và bản thân việc đàm phán giữa hai nước cũng chưa đủ điều kiện để được coi là những cuộc trao đổi ý kiến giữa các bên. Do vậy Điều 283, trong trường hợp này, chưa thể dẫn đến việc hai nước phải chọn một trong những cách giải quyết được nêu ra ở Phần XV của UNCLOS.
Trinidad và Tobago cũng đã viện dẫn Điều 287 của UNCLOS để chứng minh rằng tòa trọng tài không có nghĩa vụ cũng như thẩm quyền nghe những yêu sách của Barbados về việc đánh bắt cá của ngư dân Barbados trong phạm vi khu vực đánh bắt cá nằm Vùng Đặc quyền kinh tế của Trinidad và Tobago.

· Tòa trọng tài xem xét thẩm quyền xét xử của mình
Tòa trọng tài xét thấy rằng những cuộc đàm phán kéo dài trong suốt một khoảng thời gian đáng kể giữa hai bên đã không đi đến kết quả. Trong điều kiện đó, nghĩa vụ của các bên là tuân theo những quy định tại Điều 74 (2) và 83 (2) nói rằng hai bên cần phải sử dụng đến những biện pháp tranh chấp đã được nêu trong Phần XV của UNCLOS và Tòa trọng tài hoàn toàn có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
2.Thẩm quyền của tòa án
Trong vụ việc trên ,nội dung thẩm quyền của tòa án khi giải quyết tranh chấp được nêu chi tiết như sau:
- Tòa xem xét những vấn đề có liên quan đến quyển tài phán của tòa để nghe và xác định cuộc tranh cãi để xem vấn đề tồn tại giữa các bên đối lập.
- Barbados đệ trình rằng: Tòa án đã vượt quá thẩm quyền của mình trong cuộc tranh cãi này, Barbados đã đưa ra để xem xét điều đó à nhưng tòa án là không có thẩm quyền vượt quá, những gì Barbados quan niệm như một thành tố thêm vào được đưa vào áp dụng bởi Trinidad và Tobago, nó tập trung vào đường biên giới thềm lục địa ở ngoài 200 hải lý .
- Trinidad và Tobago lại có cách nhìn khác, đưa ra để xem xét rằng Tribunal không có quyền hạn để tham gia cuộc tranh cãi mà Barbados đưa ra để xem xét phân xử, nhưng nước này ( Trinidad) cho rằng mình cũng sẽ có quyền hạn trong vụ tranh cãi này bởi nó liên quan đến biên giới thềm lục địa và biển cả giữa 2 nước.
-Trinibunal ở đây đã viện dẫn phần XV của công ước Luật biển 1982 trong khía cạnh tranh cãi giữa họ có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước. Theo mục 2 của phần XV có nói rằng các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc cái mà được áp dụng khi việc giải thích hay áp dụng công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng mục 1, ở đây các quy định chung bao gồm hướng tới những thỏa thuận bằng đàm phán và các phương pháp hòa bình khác.
Điều 287 của công ước Luật Biển 1982 cho phép các bên được quyền lựa chọn thủ tục cho việc giải quyết tranh cãi của họ nhưng mà nước đó( party) phải làm theo hình thức tuyên bố bằng văn bải ( a written declaration) chọn một trong số những biện pháp đặc biệt để giải quyết những tranh cãi ( Điều 287, khổ 1). Theo khổ 3 của điều này đã nói rằng, cả 2 bên được coi là chấp nhận theo trọng tài trong sự phù hợp với phụ lục VII của công ước Luật biển.
- Điều 298 đưa ra những điều khỏan cho quốc gia để tùy chọn hình thức tuyên bố bằng văn bản mà không thuộc sự điều khiển của những biện pháp được cung cấp ở mục 2 với sự tôn trọng đến sự đa dạng của các hình thức tranh cãi, nhưng 1 bên cũng không thể làm nên được một tuyên bố như vậy. Nó phải theo sự đồng thuận của cả 2 bên để những tranh cãi của họ trong việc giải thích và áp dụng công ước luật biển được giải quyết bởi những quy định bắt buộc của tòa án trọng tài trong sự thỏa thuận ở phụ lục VII, không nằm ngoài bất kỳ sự giới hạn (ràng buộc) hơn là những cái có sẵn trong điều khỏan cảu phần XV và phụ lục VII.

- Trong trường hợp này, các bên tranh chấp về việc phân định thềm lục địa và Vùng Đặc quyền Kinh tế trong vùng biển tiếp nối hay gần kề với bờ biển của họ. Theo Điều 74(1) và Điều 83(1) của UNCLOS, họ buộc phải đưa ra một sự phân định ranh giới “bằng một sự thỏa thuận dựa trên nền tảng là Luật quốc tế” nhằm đạt được một giải pháp công bằng.
- Từ cuối những năm 1970, hai bên đã tổ chức những buổi thảo luận về việc sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đánh bắt cá và hydrocarbon trong vùng biển. Cho đến nay, đó vẫn là những vấn đề tranh cãi giữa hai bên (xem Đoạn 46-48, 52 trên đây). Tháng 6/2000, hai bên bắt đầu các vòng đàm phán chính thức. Từ đó đến tháng 11/2003, họ đã tổ chức 9 vòng đàm phán. Một số là để giải quyết vấn đề phân định ranh giới, còn lại liên quan đến việc đánh bắt cá trong những vùng nước liên quan đến việc phân định đường ranh giới. Một vòng đàm phán sâu hơn đã được tổ chức vào tháng 12/2000 (xem Đoạn 53, 54 trên đây). Bất kể những nỗ lực của hai bên, họ vẫn thất bại trong việc đi đến một thỏa thuận.
- Theo quan điểm của Tòa, hai bên đã đàm phán trong suốt một khoảng thời gian hợp lý nhưng vẫn không đi đến một thỏa thuận nào, Điều 74(2) và Điều 83(2) của UNCLOS đã quy định cho họ nghĩa vụ phải dùng đến những biện pháp được đưa ra tại Phần XV của UNCLOS.
- Căn cứ vào thực tế là những thất bại của họ trong việc đi đến một thỏa thuận sau một khoảng thời gian hợp lý trong việc phân định ranh giới EEZ và thềm lục địa, và những thất bại trong việc thỏa thuận về những quy phạm pháp luật được vận dụng, đặc biệt là trong mối quan hệ về ECS, rõ ràng là giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp.
- Sự tranh chấp đó còn liên quan đến việc giải thích và vận dụng Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS. Đặc biệt, việc vận dụng những Điều khoản này sẽ phải tuân thủ nguyên tắc là có sự nhất trí giữa hai bên trên cơ sở Luật quốc tế. Tuy nhiên, hai bên đã không thể nhất trí với nhau về việc quyết định quy phạm pháp luật nào được áp dụng.
- Sự thực rõ ràng rằng phạm vi của tranh chấp chưa hoàn toàn nối khớp với nhau và sự hiện hữu của tranh chấp là sự khác biệt trong tầm hiểu biết của các bên về phạm vi pháp luật của mình.Sự thực trong trường hợp này ,2 bên không mong muốn vẽ một đường biên giới riếng biệt nào.( a fortiori ).Theo đó, họ khăng khăng muốn vẽ một đường biên rành mạch ,rõ ràng mà được quy định giữa các bên qua các phiên thương lượng .Trong các tình huống thực tế mà bản báo cáo của tòa đề cập , các bên cho rằng sự giải quyết rõ ràng cho tranh chấp còn nằm ở việc sử dụng những cơ sở luật pháp nào là thích đáng ,và những cơ sở này phải tuân theo luật pháp quốc tế .Cuối cùng,mới có thể vẽ được một đường biên thực tế.
- Tranh chấp của vụ việc trên luôn đi kèm với nhũng cuộc đàm phán .Với nghĩa vụ theo luật quốc tế của mình ,quy định rằng không đòi hỏi hai bên phải tiếp tục đàm phán ,nhưng cũng không có thực tế nào nói rằng xung quanh việc đàm phán 2/2004 ngăn ngừa Barnados đưa ra những lý do thích hợp để phân định ranh giới trên biển .Sự hòa giải trong tranh chấp này sẽ được xem xét lần cuối cùng nếu không có sự hòa giải theo thủ tục và điều khoản của phần XV ,điều 72(2)& 83(2) theo công ước luật biển và phải nêu rõ là các bên có quyền mở rộng quyền đàm phán để tìm được khoảng thời gian thích hợp cho giải quyết tranh chấp.
- Vấn đề được đưa ra trước khi tranh chấp xuất hiện sẽ không bị ràng buộc bởi vấn đề thời gian mà các bên chỉ thực hiệntheo điều 74 và 83 của chương XV ,công ước luật biển.
(i). Điều 279- 280 của chương này nhắc lại những bổn phận của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa bình ,và đây cũng là cách thức các bên tự nguyện lựa chọn.
(ii).Điều 281 nêu ra các bên phải đồng ý “have agree” để tìm kiếm một biện pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.Điều 282 quy định rằng các bên có thể ký kết các điều ước song phương ,đa phương khi xảy ra tranh chấp theo quy định của công ước này .Điều 281 ,các bên có thể dùng ad hoc để giải quyết tranh chấp nảy sinh .Và với vụ việc cụ thể này ,trong suốt tiến trình thương lượng ,mặc dù không có một cam kết chính thức nào được ký nhưng bất kỳ sự việc nào tiến trình đàm phán đều được thực hiện theo điều 74(1) và 83(1) .Và cũng không được sử dụng thêm một biện pháp nào cho đên khi giải pháp hòa bình trong đàm phán thất bại theo điều 74(2) và điều 283(2) và điều 281(1) chương XV của công ước.
(iii). Điều 282 chỉ ra rằng sử dụng phương pháp trọng tài có quyền chấp nhận thực hiện thủ tục theo cách chung hoặc theo những điều ước song phương với nhau nhưng dù sao thì vẫn phải thực hiện bổn phận của mình theo công ước này.
- Chương XV nói rõ rằng nghĩa vụ của các bên theo điều 283 (1) “hai bên tiến hành nhanh chóng các cách để giải quyết tranh chấp bằng đàm phán và các phương sách hòa bình”.
-Tòa án xem xét điều 283 (1) và thấy rằng ở đây không có những lý lẽ thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề .Cuối cùng ,trong những năm qua thì tranh chấp vẫn chưa được giải quyết bằng con đường đàm phán nên các bên buộc phải trao đổi các quan điểm này thông qua thương lượng theo như yêu cầu của điều 283 (1) cho biện pháp này cùng với điều 74 và 83 ,được gộp chung vào với phương pháp thương lượng mà chương này của hiến chương trình bày.
- Tương tự, Điều 283 (1) không có nghĩa là khi đàm phán không đạt được kết quả trong một thỏa thuận, các bên phải gặp gỡ một cách riêng biệt để "trao đổi quan điểm" về việc giải quyết tranh chấp bằng "những biện pháp hoà bình khác ". Những yêu cầu trao đổi quan điểm cũng vốn có trong (thất bại) thương lượng. Hơn nữa, Điều 283 được áp dụng cho thủ tục mà trong đó yêu cầu một sự thảo luận chung của các ngành cơ khí để thành lập (ví dụ như thiết lập một quá trình hòa giải) hơn là một tình trạng mà trong đó phần XV chính nó mang lại cho một bên để tranh chấp một quyền đơn phương để cầu khẩn thủ tục trọng tài quy định tại Phụ lục VII.

- Quyền đơn phương đó sẽ bị phủ nhận nếu các nước có liên đã thảo luận về khả năng xảy ra sự trông cậy vào thủ tục đó rồi, đặc biệt là kể từ khi có một tranh chấp về sự phân định thì các nước liên quan có thể thực hiện một tuyên bố quy định tại Điều 298 (1) (a) (i) như lựa chọn quá trình phân xử. Quốc gia thực hành liên quan đến Phụ lục VII thừa nhận rằng nguy cơ bị thủ tục tố tụng trọng tài được thành lập một cách đơn phương chống lại một quốc gia là một phần vốn có của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS (chỉ cần nộp hồ sơ tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết của Tòa án Quốc tế Tư pháp như là một nguy cơ đối với quốc gia khác, có 64 nước đã được thực hiện như một " điều khoản tùy chọn" tuyên bố , và có tranh chấp với nước mà hiện nay đang tuyên bố bất ngờ).

- Toà đạt đến một kết luận như nhauvề khả năng yêu cầu để thương lượng một cách giải quyết theo Điều 74 (1) và 83 (1) có thể được coi như là một "thủ tục cho cách giải quyết " đã được "vạch hạn mà không có một cách giải quyết " cũng như mang theo khoản 2 Điều 283 vào chơi, và theo lộ trình đó mà yêu cầu các bên phải "tiến hành nhanh chóng để trao đổi ý kiến " sau sự định hạn không thành công trong cuộc đàm phán về việc phân định của họ. Để yêu cầu thêm sự trao đổi ý kiến (trong đó có mục đích không phải là quy định tại Điều 283 (2)) là không thực tế.

- Trong thực hành nghĩa vụ liên quan dựa trên các bên dưới mục 1, phần XV là để tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng cách nhờ đển đàm phán, một nghĩa vụ nằm trong trường hợp sự phân định tranh chấp chồng với các nghĩa vụ để đạt được thỏa thuận trên sự phân định của điều 74 và 83Dựa trên sai lầm của các bên để giải quyết các tranh chấp nhờ vào Phần 1, tức là để giải quyết bằng cách đàm phán, Điều 287 cho phép một trong các bên đ ưa tranh chấp lên trọng tài.

- quyền đơn phương cầu khẩn thủ tục trọng tài của UNCLOS này được ghi rõ ràng trong Điều 287 trong đó cho phép các tranh chấp lung lay được đưa lên trọng tài "theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào"; đó cũng được phản ánh trong Điều 1 của Phụ lục VII. Do đó, các điều 74 (2) và 83 (2), viên đẫn cho "các quốc gia liên quan" (in the plural) viện đến các thủ tục (thường được nêu) được quy định trong Phần thứ XV, phải được hiểu như là viện dẫn cho các thủ tục trong các điều khoản trong đó chúng được đặt trong Phần thứ XV: nơi mà các thủ tục đòi hỏi phải hành động chung bởi các nước có tranh chấp thì phải hoạt động chung, nơi mà họ bị nói là sự vện dẫn trên cơ sở đơn phương của họ không thể được coi là không phù hợp với mọi yêu cầu cho các hành động chung mà có thể được chi vào các Điều 74 (2) hoặc 83 (2).

- Barbados trong phiên tòa hiện tại đã chọn, theo điều 287, để suy ra tranh chấp với Trinidad và Tobago đối với một hội đồng trọng tài được thiết lập theo như Phụ lục VII, Hội đồng xét xử, với điều 288, có quyền tối cao đối với mọi tranh chấp liên quan đến sự giải thích hay đơn kiện của UNCLOS thứ mà được chấp nhận đối với nó theo như phần XV. Khoản 4 điều này cũng cho rằng nếu có một tranh chấp thì bất chấp Hội đồng xét xử có thẩm quyển hay không, vấn đề vẫn được quyết định bởi Hội đồng.
- Yêu cầu xét tới những chấp thuận của tranh chấp đối với Hội đồng được đưa ra trong Phụ lục VII, cái đã tạo nên một phần của sự sắp đặt được thiết lập bởi phần XV.
- Điều 1 của phụ lục VII cho phép các bên tham gia tranh chấp để chấp thuận cuộc tranh cãi đối với trọng tài bằng văn bản viết, thứ phải được đi kèm bởi một yêu cầu và một nền móng mà nó dựa vào. Barbados hoàn thành vào 16/3/2004, đi kèm bởi đòi hỏi và nền tảng được yêu cầu. Barbados tuân theo yêu cầu của UNCLOS cho sự chấp thuận tranh tụng đối với trọng tài với phụ lục VII.
- Đoạn 2 trong Yêu sách của Barbados nói rằng “tranh tụng liên quan đến giới hạn của vùng kinh tế độc quyền và vách lục địa giữa Barbados và Cộng hòa Trinidad và Tobago”, và nhu cầu thay thế tuyên bố (trong khoản 15) rằng “ Barbados yêu cầu một đường biên giới biển, giới hạn vùng kinh tế và vách lục địa giữa Barbados và Cộng hòa Trinidad và Tobago, dưới điều 74 và 83 UNCLOS”.
- Có một vài khác biệt giữa các bên như lối thoát cho các vấn đề gây tranh chấp mà Hội đồng phải xử lý, đặc biệt về những gì các bên tham gia liên quan đến “ dải phân cách lục địa mở rộng”, với ý nghĩa rằng phần phân cách lục địa nằm trên đó 200 m. Trinidad và Tobago công nhận rằng vấn đề là một phần của tranh chấp được chấp thuận bởi Hội đồng, trong khi Barbados công nhận rằng nó được giới hạn bởi các thuật ngữ mà các thông báo văn bản thiết lập sự phân xử, đặc biệt sự miêu tả của nó về tranh chấp và nhu cầu thay thế. Hội đồng cho rằng tranh chấp để xử lý bao gồm đường chia lãnh thổ mở rộng, vì (i) nó hoặc hình thành tranh chấp được chấp thuận bởi Barbados, hoặc liên quan chặt chẽ thích đáng đến việc hình thành tranh chấp đó, (ii) ghi chép của các cuộc thương lượng chỉ ra rằng nó là phần của chủ đề trên bàn thương lượng, và (iii) trong các sự kiện chỉ có trong luật một “đường lãnh thổ” đơn hơn là một đường lãnh thổ bên trong và một đường lục địa mở rộng riêng biệt hay xa hơn.
- Tranh chấp được đệ trình lên trọng tài bởi Barbados, ..liên quan đến “sự phân định ranh giới của EEZ và thềm lục địa giữa Barbados và Trinidad & Tobago” , và đến sự quyết định đường ranh giới đơn , phân chia EEZ và thềm lục địa giữa Barbados và Trinidad & Tobago, như được cung cấp trong Đ74 và 83 của UNCLOS”. Mặc dù quyền đánh cá được đưa ra của người Barbado đã bị ảnh hưởng bơi sự phân định ranh giới đã được tranh cãi trở thành trường hợp có liên quan mà có thể sửa đổi đường phân giới .
è Vì những lý do trên, Tòa quyết định :
- Tòa có thẩm quyền phân ranh giới bởi việc vẽ một đường ranh giới đơn, thềm lục địa và EEZ thích hợp với mỗi bên trong phần nước mà đòi hỏi của mỗi bên trong phần đó chồng chéo lên nhau.
- Thẩm quyền của Tòa trong khía cạnh trên bao gồm sự phân định ranh giới biển liên quan tới phần lục địa mở rộng thêm 200 nm
- Trong khi Tòa có thầm quyền xem xét ảnh hưởng có thể tới đường ranh giới trong tương lai của hoạt động đánh bắt cá của người Barbados trong phần nước bị ảnh hưởng bởi sự phân định ranh giới, Tòa không có thẩm quyền đưa ra quyết định liên quan đến cách thức đánh cá thích hợp để ứng dụng trong những phần nước mà có thể được quyết định là một phần của vùng EEZ của Trinidad và Tobago.
* Tòa nhấn mạnh rằng thẩm quyền của nó bị giới hạn đối với tranh chấp liên quan đến việc phân định ranh giới biển giữa Barbados và Trinidad& Tobago.Tòa không có thẩm quyền về những đường ranh giới trên biển giữa 2 bên và bất cứ nước thứ 3 nào, và sự quyết định của Tòa không gây tổn hại cho vị trí của bất cứ nước nào về những đường biên giới như vậy.

III) Cơ cấu tổ chức của ITLOS

Tòa án luật biển quốc tế được thành lập theo Đ 287(1.a) và phụ lục VI CƯ 1982. Chính các nước đang phát triển chủ trương thành lập tòa này bởi họ có khả năng nắm được đa số để có tiếng nói hơn, và ITLOS sẽ có điều kiện giải thích và áp dụng CƯ mới 1 cách thống nhất, đúng đắn nhất, phản ánh được lợi ích của các nước thế giới thứ 3. Còn các nước công nghiệp phát triển thì tỏ ra dè dặt vì họ lo ngại các nước đang phát triển sẽ nắm vị trí ưu thế ở Tòa này. ITLOS đóng trụ sở tại Hăm Bốc, Cộng hoà Liên bang Đức.

1. Cơ cấu tổ chức của ITLOS
i. Điều 2 : số thành viên của Tòa án gồm 21 quan tòa độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật Biển.
ii. Điều 2, 3, 4 : nguyên tắc lựa chọn :
+ thành phần của tòa phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
+ mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là 2 người. các thành viên của tòa án sẽ được tuyển chọn trên danh sách đề cử, nhưng tòa không thể có quá 1 công dân của cùng 1 quốc gia.
+ các thành viên của tòa được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
iii. nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và có quyền tái cử.
để duy trì tính liên tục của tòa án khi các thành viên mãn hạn nhiệm kỳ, ở cuộc bầu cử đầu tiên : 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do tổng thư ký UN thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên. è cứ 3 năm thì thành phần của tòa lại được đổi mới 1/3.
2. Thẩm quyền của Toà án quốc tế về luật biển
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
i. Quyền được đưa vấn đề ra tòa
Điều 20 quy chế của Toà án quốc tế về luật biển quy định:
“1. Toà án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên;
2. Toà án được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định trong rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác, giao cho Toà án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận ”
Như vậy, các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước Toà án bao gồm:Các quốc gia thành viên, các quốc gia không thành viên, các thể nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế.
ii. Những trường hợp Tòa có thẩm quyền
Toà có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia theo ba cách:
• Chấp nhận thẩm quyền của Toà án theo từng vụ việc
Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố chấp nhận trứơc thẩm quyền của Toà án khi ký, phê chuẩn hay tham gia Công ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm quyền của Toà án chỉ được hình thành bằng thoả thuận của hai bên đồng ý đưa vụ việc ra trước Toà án.Thoả thuận phải ghi rõ các bên liên quan, vấn đề tranh chấp, các lập luận viện dẫn, yêu cầu đối với Toà án, chỉ định thẩm phán ad hoc. Trong thoả thuận, các bên liên quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với Điều 28 nội quy của Toà án.
• Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án trong các điều ước quốc tế
Theo khoản 2 Điều 288 Công ước, Toà án có thẩm quyến xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Toà án theo đúng quy định của điều ước này. Thẩm quyền của Toà án còn được xác lập hoặc thong qua các điều khoản đặc biệt trong các điều ước quốc tế thừa nhận trước thẩm quyền của Toà án. Thông thường trong các điều ước, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng xảy ra tranh chấp trong việc giải thích và thực hiện các điều ước quốc tế, trong đó quy định việc các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước Toà án. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể đơn phương kiện ra Toà án, cũng có thể cùng ký một thoả thuận đưa vụ việc ra Toà án để phân xử.
Đến nay đã có 7 điều ước quốc tế quy định thẩm quyền xét xử của Toà án quốc tế về luật biển.
• Chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án bằng một tuyên bố đơn phương
Khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà án thì một bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện này ra trước Toà án.Trong đơn cần phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Toà án xét xử nội dung gì.
Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên đều có thể được đưa ra trước:
_ Một viện đặc biệt của Toà án quốc tế về luật biển được lập ra như quy định tại Điểu 15 và Điều 17 Phụ lục VI, theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
_ Một Toà ad hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra như quy định tại Điểu 36 phụ lục VI, theo yêu cẩu của bất kỳ bên tranh chấp nào(Điều 188 Công ước).
Đối với các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên và các bên khác (tổ chức quốc tế, thể nhân và pháp nhân), Công ước quy định:Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của Toà án quốc tế về luật biển có thẩm quyền xét xử các loại tranh chấp về những hoạt động tiến hành trong vùng đáy biển giữa một quốc gia là thành viên và cơ quan quyền lực, giữa các bên kí kết hợp đồng ( dù các bên này là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền lực, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp của Nhà nước hoặc các thể nhân, pháp nhân) (Điều 187).
Đối với tranh chấp có tổ chức quốc tế là một bên, Toà án có thể, theo đòi hỏi của bên kia hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức quốc tế phải cung cấp trong một thời hạn thích hợp các thông tin về tổ chức, về các quốc gia thành viên và thẩm quyền của tổ chức quốc tế để xem tổ chức quốc tế đó có đủ tư cách đưa vụ việc ra trước Toà án hay không.
Các thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải được một quốc gia thành viên bảo trợ mới được đệ đơn kiện một quốc gia thành viên khác.
iii. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến
· Việc giải thích và áp dụng CƯ
Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được đưa ra trước Tòa phù hợp với phần XV của CƯ liên quan đến việc áp dụng và giải thích CƯ theo Đ288(1) và Đ21 phụ lục VI. Và Thỏa thuận liên quan đến việc thực thi phần XI CƯ.
Giới hạn và ngoại lệ của việc áp dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở đ297 và 298 CƯ. Tuy nhiên, mọi tranh chấp liên quan đến đ297 và 298 có thể được đưa ra Tòa nếu các bên thỏa thuận.
· Việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận khác
Theo điều 288(2) Tòa án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đên việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của CƯ hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền cho Tòa theo đ21 Quy chế…
Hiện nay có 10 thỏa thuận đa phương đã trao thẩm quyền cho ITLOS
Hơn nữa điều 22 phụ lục VI cũng cho phép các bên của những điều ước đã có hiệu lực và liên quan đến một vấn đề do CƯ đề cập có thể thỏa thuận đưa những tranh chấp phát sinh từ những điều ước này ra Tòa

· Quyết định một vụ tranh chấp có thuộc thẩm quyền của Tòa hay không
Trong trường hợp có tranh cãi về vấn đề Tòa án có thẩm quyền hay không sẽ do Tòa án quyết định. Điều này đc quy định rõ trong điều 288(4) và điều 58 Nội quy Tòa án
· Đưa ra các biện pháp tạm thời
Nếu Tòa án được đề nghị xét một vụ tranh chấp theo đúng thủ tục và thấy prima facie là mình có thẩm quyền theo phần XV hay fần 5 của fần XI thì Tòa án có thể đưa ra các biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp hay bảo vệ môi trường trong khi chờ quyết định cuối cùng(Đ290(1) CƯ và Đ25(1) phụ lục VI)
Tòa chờ lập một tòa trọng tài xét xử vụ tranh chấp..Nếu sau 2 tuần từ khi có yêu cầu đưa ra các biện pháp bảo đảm mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được đưa yêu cầu này lên tòa khác, Tòa có quyền đưa ra các biện pháp tạm thời nếu thấy prima facie là Tòa sắp được lập ra sẽ có thẩm quyền hoặc tính chất cấp bách của tình hình đòi hỏi phải như vậy. (đ29(5))

· Việc yêu cầu thả ngay tầu thuyền và thủy thủ đoàn
Tòa cũng có thẩm quyền trong việc thụ lý đơn yêu cầu việc thả ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn bị bắt.(đ292)
Khi các nhà chức trách của một quốc gia thành viên đã bắt giữ tàu mang cờ của một quốc gia thành viên khác và thấy rằng quốc gia bắt giữ chiếc tàu đã không tuân theo các quy định của CƯ về việc thả ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn bị bắt sau khi đã nộp bảo lãnh hợp lý hay một một khoản đảm bảo tài chính khác thì vấn đề thả tàu thuyền hay thủy thủ đoàn phải được đưa ra trước Tòa nếu trong vòng 10 ngày sau khi bắt giữ, các bên không thỏa thuận được đưa lên một tòa nào khác. Và việc khởi kiện chỉ có thể đc tiến hành bởi QG có tàu mang cờ hay nhân danh QG tàu mang cờ.

· Thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở Vùng như được liệt kê trong điều 187, điểm a-f CƯ. Các bên của tranh chấp có thể là Cơ quan quyền lực Vùng hay Xí nghiệp, hay các Xí nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân được nêu cụ thể trong điều 153, khoản 2(b).
Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần XI, CƯ và các phụ lục liên quan sau đó có thể được đưa lên một viện đặc biệt của Tòa theo yêu cầu của các bên, hoặc một Viện ad hoc của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của bất kỳ một bên naò (đ188, khoản 1). Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng hợp đồng nêu ở 187 điểm c(i)của CƯ theo yêu cầu của một bên phải được đưa ra trước một Tòa trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.Tòa trọng tài thương mại này không có thẩm quyền giải thích vCƯ, nếu vụ trnah chấp liên quan việc giải thích CƯ thì vấn đề giải thích sẽ do Chamber này quyết định. (Convention, article 188, paragraph 2).
The Seabed Disputes Chamber không có thẩm quyền đối với việc CƠ quan quyền lực thi hành các quyền tùy ý của mình và không được tuyên bố việc các quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù hợp với CƯ hay không hay là tuyên bố các quy tắc, quy định hay thủ tục đó là vô hiệu (Convention, article 189)
b. Thẩm quyền tư vấn
i. Tư vấn theo CƯ
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng về những vấn đề pháp lý trong khuôn khổ hoạt động của họ.(Convention, articles 159, paragraph 10, and 191).
ii. Dựa trên các thỏa thuận quốc tế
Tòa án cũng có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý nếu một thỏa thuận quốc tế liên quan đến mục đích của CƯ quy định việc đệ trình lên Tòa yêu cầu xin ý kiến tư vấn. (Rules, article 138, paragraph 1)

c. Luật áp dụng
Điều 293 Tòa án áp dụng CƯ và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế không mâu thuẫn với CƯ, trừ khi các bên thỏa thuận trao cho Tòa thẩm quyền xét xử Ex aequo et bono (công bằng)

3. Nguyên tắc hoạt động
i. Thủ tục hoạt động
Điều 24 : việc khởi tố
1 vụ việc có thể được đưa ra tòa bằng 2 cách :
- thông báo về 1 thỏa hiệp dựa vào trọng tài.
- đơn yêu cầu gửi cho thư ký tòa án.
=> nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần được chỉ rõ.
Thư ký thông báo cho các bên liên quan và các quốc gia thành viên.
· biện pháp bảo đảm được tòa và viện (?) đưa ra khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển.(điều 25)
· phiên tòa mở công khai, do chánh án tòa án chủ tọa
tòa ra quyết định theo đa số các thành viên có mặt (điều 29). Trong trường hợp số phiếu bằng nhau, phiếu của chánh án hay của người thay thế chánh án là lá phiếu quyết định
ii. Thủ tục xét xử
- xét xử theo thủ tục toàn thể: đòi hỏi có mặt tất cả các thành viên của tòa. Điều 13 phụ lục VI quy định số quorum (số đại biểu cần thiết) phải đủ 11 thành viên mới lập được tòa án.
- xét xử theo thủ tục rút gọn :
+ tòa có thể lập ra các viện, gồm ít nhất 3 thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định.
+ tòa án lập ra 1 viện để xét xử 1 vụ tranh chấp nhất định được đệ trình lên tòa, nếu các bên yêu cầu. thành phần của viện này được tòa án quy định với sự thỏa thuận của các bên.
+ nhằm giải quyết nhanh các vụ kiệ, mỗi năm tòa án lập ra 1 viện gồm 5 thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn.
Các bước theo thủ tục xét xử được quy định cụ thể trong Quy chế tòa án quốc tế về luật biển.

IV) Thực tiễn hoạt động của ITLOS qua vụ M/V Saiga 1

1) Nội dung vụ việc
- M/V Saiga là một tàu chở dầu mang cờ của Saint Vincent và the Grenadines.Tại thời điềm đó ,người thuê tàu là Lemania Shipping Group Ltd., đăng ký ở Geneva,Switzerland.
- Vào thời điểm xảy ra sự việc như trong Đơn đệ trình lên Tòa của Saint Vincent và the Grenadines ,M/V Saiga đã đang phục vụ việc cung cấp dầu cho các tàu thuyền đánh cá và các tàu thuyền khác hoạt động ngoài bở biền Guinea.
- Sáng sớm 27/10/1997, M/V Saiga đã đi ngang qua đường biên giới trên biển giữa Guinea và Guinea Bissau, đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Guinea.
- 28/10/1997: the M/V Saiga đã bị bắt bởi những thuyền tuần tra của Guinea.Việc bắt giữ đã diễn ra tại một điểm ở phía Nam của đường biên giới của đặc khu kinh tế của Guinea.Trong việc bắt giữ này,có ít nhất 2 thành viên trong đoàn thủy thủ bị thương.Cùng ngày,thuyền được mang tới Conakry ,Guinea nơi thuyền và đoàn thủy thủ bị giam giữ.Sau đó, 2 thành viên bị thương được cho phép rời đi và hàng hóa trên tàu được dỡ xuống theo lệnh của những nhà cầm quyền địa phương.
- Không có khế ước hay sự bảo đảm về tài chính nào được yêu cầu bởi các nhà cầm quyền Guinea cho việc thả tàu và thủy thủ hay được đề nghị bởi Saint Vincent and the Grenadines.
- 13/11/1997 : cơ quan của Saint Vincent & the Grenadines đệ trình bản sao của Đơn lên ban thư ký của Tòa theo điều 292 CƯLB của LHQ khởi tố Guinea về việc tranh chấp liên quan đến việc thả ngay lập tức M/V Saiga và đoàn người.
- Saint Vincent & the Grenadines nói rằng M/V Saiga đã không đi vào phần lãnh thổ biển của Guinea 28/10/1997, nó đã bị trôi dạt vào đặc khu KT của Sierra Leone khi nó bị tấn công bởi 2 thuyền tuần tra của Guinea.Saint Vincent and the Grenadines tuyên bố rằng Guinea không có thẩm quyền hành động như vậy, Guinea đã thất bại trong việc thông báo với Saint Vincent những lý do của việc bắt giữ và Guinea đã không tuân theo Đ73 khoản 2 của Công ước : “những tàu thuyền và thủy thủ đã bị bắt giữ sẽ được thả ngay lập tức với những khế ước hợp lý hay những sự bảo đảm về tài chính khác”.Theo những thông tin trong Đơn ,chủ sở hữu của chiếc tàu là Tabona Shipping Co.Ltd. c/o Seacot Shipmanagement Ltd.,Glasgow,Scotland. Tàu đã được bảo hiểm khỏang 1.5 million $, đang chở khoảng 5000 tấn dầu -trị giá 1 million $.
-Guinea khẳng định Đơn ko được đệ trình phù hợp với Đ10 của những Quy chế của Tòa và Đ292 của CƯ, không thể được sử dụng trong TH này.Guinea tuyên bố rằng M/V Saiga liên quan đến việc buôn lậu ,sự vi phạm Luật tập quán của Guinea, và việc bắt giữ đã diễn ra sau hành động đuổi sát của Guinea.Về khía cạnh này,Guinea đã cáo buộc rằng những nhà cầm quyền Guinean đã ra lệnh cho M/V Saiga dừng lại 28/10/1997 trước khi đuổi theo và bắt giữ Saiga.Guinea cũng đưa ra vấn đề nhận dạng chủ sở hữu thực sự của thuyền.
2) Thẩm quyền của Tòa

Tòa án xem xét thẩm quyền của mình dựa trên Đ292 CƯ
“Article 292
Prompt release of vessels and crews

1. Where the authorities of a State Party have detained a vessel flying the flag of another State Party and it is alleged that the detaining State has not complied with the provisions of this Convention for the prompt release of the vessel or its crew upon the posting of a reasonable bond or other financial security, the question of release from detention may be submitted to any court or tribunal agreed upon by the parties or,failing such agreement within 10 days from the time of detention, to a court or tribunal accepted by the detaining State under article 287 or to the International Tribunal for the Law of the Sea, unless the parties otherwise agree.

2. The application for release may be made only by or on behalf of the flag State of the vessel.

3. The court or tribunal shall deal without delay with the application for release and shall deal only with the question of release, without prejudice to the merits of any case before the appropriate domestic forum against the vessel, its owner or its crew.The authorities of the detaining State remain competent to release the vessel or its crew at any time.

4. Upon the posting of the bond or other financial security determined by the
court or tribunal, the authorities of the detaining State shall comply promptly with the decision of the court or tribunal concerning the release of the vessel or its crew.”

-Tòa chú ý rằng cả 2 là thành viên cuả CƯ.Saint Vincent phê duyệt CƯ 1/10/1993 , Guinea 6/9/1985.CƯ có hiệu lực cho cả 2 bên vào ngày 16/11/1994
- Đ292 yêu cầu một Đơn được đệ trình lên Tòa nếu như không có sự thỏa thuận cuả các bên trong việc đưa vấn đề thả người đến tòa án khác trong vòng 10 ngày kể từ khi bị giữ.
-Việc bắt giữ M/V Saiga và đoàn thủy thủ ngày 28/10/1997 .Vào 11/11/1997 ,một bức thư được gưi tới Bộ trưởng BNG Guinea bởi Luât sư Stephenson Harwood.Trong bức thư này , ông ta thông báo tới BTBNG Guinea rằng họ đã nhận “ sự ủy quyền từ Ủy ban tài nguyên biển của Saint Vincent and the Grenadines để kiện chính phủ Guinea trước ITLOS ” .
-Không có sự phản hồi nào đối với lá thư đc đề cập trên và ko có một sự thỏa thuận nào đạt được giữa các bên để đệ trình vấn đề thả tàu thuyền ra tòa án khác.Tòa Thấy rằng Đơn thòa mãn yêu cầu theo Đ292 của CƯ.
-Guinea cho rằng cơ quan of Saint Vincent and the Grenadines đã ko được uỷ quyền phù hợp với Đ110 đoạn 2 của những nguyên tắc của Tòa, và vấn đề xác định chủ sỡ hữu của con tàu.
- Chiểu theo Đ110 của Những nguyên tắc của Tòa, một Đơn kiện cho việc thả ngay lập tức thuyền và thủy thủ có thể được thực hiện bởi nước mà thuyền đó mang cờ.Về điểm này ,Tòa chú ý rằng vào 18/11/1997,một bản copy có xác nhận của việc Đại diện of Saint Vincent and the Grenadines thay mặt chính phủ Saint Vincent và Grenadines trao quyền cho Ủy ban tài nguyên biển của Saint Vincent and the Grenadines và nguyên bản của việc ủy quyền của Maritime Affair cho cơ quan đã được đệ trình lên ban thư ký của Tòa.
Vì vậy Tòa bác bỏ phản bác của Guinea.Liên quan đến vấn đề sở hữu của chiếc thuyền,Tòa thông báo rằng vấn đề này ko phải là vấn đề cần xem xét của Tòa theo Đ292 của CƯ và Guinea đã không tranh cãi rằng con tàu mang cờ của Saint Vincent and the Grenadines

è Từ những lý do trên tòa thấy rằng Tòa có đủ thẩm quyền dưới Đ292 của CƯLB.
3)Các phán quyết của Tòa

3.1) Đơn kiện của Saint Vincent và Grenadines được chấp nhận. Ghê nê phải phóng thích ngay lập tức tàu M/V Saiga và thủy thủ đoàn

- Tiến trình tố tụng phóng thích con tàu cùng thủy thủ đoàn ngay lập tức được xác định bởi yêu cầu xác định trong điều 292 khoản 3 Công ước.
- Những Nguyên tắc của Tòa xác định hiệu lực đối với điều khoản đề cập ở trên rằng đơn kiện phải được xử lý không chậm trễ. Điều 112 khoản 1 nói rằng Tòa dành sự ưu tiên cho đơn kiện về việc phóng thích ngay lập tức trước Tòa.
- Xem xét quan hệ giữa tiến trình tố tụng dưới điều 292 Công ước với Tiến trình tố tụng của nội luật các quốc gia, điều 293, khoản 3.
- Sự độc lập của phiên tòa dưới điều 292 Công ước đối diện với các phiên tòa khác của chính điều 292 và nguyên tắc của Hội đồng.
- Khả năng là những yếu tố khách quan của trường hợp có thể được chấp nhận đối với một phiên tòa quốc tế hay hội đồng xét xử, và đặc tính nhanh chóng của phiên tòa phóng thích không ngoài kết luận về tiêu chuẩn của sự đánh giá của Hội đồng về tuyên bố của các bên. Với điều 292, Hội đồng phải đánh giá luận điệu của nguyên đơn rằng điều khoản được đưa ra bởi Công ước là có liên quan.
- Truy cứu trách nhiệm không làm tròn bổn phận theo điều khoản của Công ước phóng thích những con tàu ngay lập tức dựa trên sự công khai về ràng buộc và các đảm bảo tài chính khác, những điều khoản của Công ước phù hợp với nội dung trên là: Điều 73 khoản 2, Điều 220 khoản 6, Điều 226 khoản 1c.
- Saint Vincent and Grenadines dựa trên điều 292 Công ước, liên hệ đến các điều 73, 220, 226.
- Không có ràng buộc hay đảm bảo tài chính nào được đòi hỏi bởi Chính quyền Ghê nê cho sự giải thoát con tàu và thủy thủ đoàn hay yêu cầu bởi Saint Vincent và Grenadines. Do đó mà Saint Vincent và Grenadines đã khởi kiện với điều 292 Công ước.
- Dưới ánh sáng của đặc điểm độc lập của các phiên tòa cho sự giải thoát ngay lập tức cho tàu và thủy thủ đoàn, khi chấp nhận sự phân loại của Luật của các Quốc gia, Hội đồng xét xử bị hạn chế bởi sự phân loại như vậy cả các Quốc gia đó. Trên nền tảng những tranh luận tiến hành ở trên, Hội đồng có thể kết luận rằng, cho mục đích của những phiên tòa hiện thời, hành động của Ghê nê có thể được xem xét trong khuôn khổ điều 73 của Công ước.
- Quyết định rằng tranh cãi của Saint Vincent và Grenadines dựa trên điều 73 Công ước là sự khởi đầu tốt, nó cần thiết cho Hội đồng để chấp nhận một hoàn cảnh dựa trên sự giải thích không hạn chế của điều 292 Công ước.
- Như một tranh cãi bổ sung, Ghê nê yêu cầu rằng nó truy đuổi con tàu là hợp pháp với Nghị quyết 1132(1997) của Hội đồng Bảo an, ngày 8/10/1997. Trong đoạn 6 của Nghị quyết này, Hội đồng Bảo an quyết định rằng “tất cả các quốc gia sẽ ngăn chặn sự cho phép hay cung cấp đối với Sierra Leone, bởi quốc gia hay từ lãnh thổ của họ, hay sử dụng máy bay hay tàu có cắm cờ chở dầu hay sản phẩm từ dầu khí hay vũ khí liên quan đến tất cả các loại nguyên liệu”. Theo Ghê nê, tàu M/V Saiga “bị tấn công trong vùng biển của Sierra” khi bị truy đuổi bởi tàu của Ghê nê với việc được thông báo rằng đã vi phạm luật pháp Ghê nê trong vùng biển Ghê nê (27/11/1997). Do đó, nó dường như có thể biện hộ rằng mục đích của Ghê nê là ngăn chặn tàu M/V Saiga không thực hiện trót lọt hành vi không chính đáng tại Sierra Leone.
- Hội đồng duy trì sự xem xét đệ trình của Ghê nê rằng điều 73 của Công ước không thể cấu thành một nền tảng cho đơn kiện vì sự ràng buộc hay giao ước khác không được đề nghị hay công bố.
- Theo điều 292 Công ước, việc công khai khế ước hay sự đảm bảo là một yêu cầu của các điều khoản của Công ước với sự vi phạm làm cho tiến trình của điều 292 sẽ có thể áp dụng, chứ không phải là yêu cầu cho những sự áp dụng như thế. Hay nói cách khác, để viện dẫn điều 292, việc công khai khế ước hay sự đảm bảo có thể không có hiệu lực trong thực tế, kể cả khi được cung cấp sự vi phạm điều khoản của Công ước làm cơ sở cho việc kiện tụng.
- Có thể có một vi phạm điều 73 khoản 2 Công ước kể cả khi không có ràng buộc hay giao kèo được công khai. Yêu cầu của yếu tố ngay lập tức có một giá trị và có thể có ưu điểm khi việc công khai ràng buộc hay giao kèo là không thể, bị hủy bỏ hay không được cung cấp trong Luật biển các Quốc gia hay khi được thông báo rằng khế ước được yêu cầu là vô lý.
- Trong trường hợp xem xét Ghê nê đã không khai báo sự giam cầm như được cung cấp bởi điều 73, khoản 4 theo Công ước. Ghê nê đã từ chối thảo luận vấn đề ràng buộc và thời gian thích hợp 10 ngày cho đơn kiện về việc giải thoát ngay lập tức trôi qua mà không có sự cho thấy ý định xem xét vấn đề. Trong trường hợp này, dường như là không thể cho Hội đồng để buộc Saint Vincent và Grenadines có trách nhiệm về thực tế là ràng buộc không được công khai.

3.2. Các khế ước và sự đảm bảo về tài chính phải được công khai.

- Tòa có thể xem xét vấn đề khế ước hay đảm bảo khác có phải công khai, và nếu có, thì sẽ là bản chất và mức độ của ràng buộc và thỏa thuận đó.
- Sự phóng thích đó phải có hiệu quả dựa trên sự công khai một ràng buộc hay giao kèo hợp lý.Tòa không thể đồng ý một yêu cầu Saint Vincent và Grenadines rằng không một ràng buộc hay giao kèo nào nên được công khai. Sự công khai một ràng buộc hay giao kèo dường như cần thiết đối với Tòa trong bản chất của phiên tòa giải thoát ngay lập tức.
-Theo điều 113, khoản 2 theo Nguyên tắc của Tòa, Tòa “sẽ quyết định mức độ, bản chất của dạng khế ước hay đảm bảo tài chính được công khai”. Lời chỉ dẫn quan trọng nhất trong quyết định này là sự biểu thị trong khoản 1 điều 292 Công ước rằng ràng buộc hay thỏa thuận phải “hợp lý”. Trong quan điểm của Tòa, tiêu chuẩn đánh giá sự hợp lý bao hàm mức độ, bản chất và cách thức của ràng buộc và thỏa thuận. Sự cân bằng tổng quát về mức độ, cách thức và bản chất của ràng buộc hay thỏa thuận phải hợp lý.
- Qua xem xét sự cân bằng tổng thể giữa mức độ, cách thức, bản chất của ràng buộc và thỏa thuận, Tòa phải đồng ý với thực tế là gasoil được vận chuyển bởi tàu M/V Saiga đã được tháo rút ở cảng Conakry theo lệnh của Chính quyền Ghê nê. Theo biên bản xác lập bởi Saint Vincent và Grenadines và không được tranh luận bởi Ghê nê, sự tháo dỡ hàng hóa của M/V Saiga gồm 4941,322 tấn gasoil đã hoàn thành vào 12/12/1997.
- Đánh giá giá trị thương mại của số gasoil bị tháo dỡ và những khó khăn có thể phải trải qua trong việc xếp lại số gasoil lên tàu M/V Saiga, quan điểm của Tòa là có lý rằng số gasoil bị tháo dỡ, với số lượng như đã nói ở trên, sẽ phải được xem xét như một sự bảo đảm, và trong trường hợp có thể, trao trả bởi Ghê nê, cùng dạng hay tương đương bằng đô la Mỹ trong thời gian thi hành.
- Trong quan điểm của vụ việc, Tòa xem xét hợp lý rằng đối với sự đảm bảo này nên được thêm vào sự đảm bảo tài chính trong số lượng 40000 đô la Mỹ, được công khai phù hợp với điều 113, khoản 3 Nguyên tắc của Tòa , trong dạng một thẻ tín dụng hay thế chấp ngân hàng, hoặc bất kỳ dạng nào theo sự đồng ý của các bên.

Buổi 5: Thảo luận về các Cơ chế nhân quyền

Nhân quyền là một trong những vấn đề cơ bản thuộc sự điều chỉnh của luật quốc tế.
Bởi nhân quyền không bị bó hẹp trong nội luật của bất cứ quốc gia nào. Đã có rất nhiều cơ quan giám sát nhân quyền quốc tế cũng như toà án nhân quyền quốc tế được thành lập trên khắp thế giới để đảm bảo rằng quyền con người được thực thi một cách đầy đủ. Sở dĩ có điều này là bởi cần có những quy chuẩn quốc tế về nhân quyền để đánh giá tình trạng nhân quyền của một quốc gia. Hơn thế nữa, hầu hết những vi phạm nhân quyền là do chính những quốc gia gây ra đối với công dân của mình, chính vì thế cần phải có những cơ chế nhân quyền nằm bên ngoài phạm vi, lãnh thổ của một quốc gia để giải quyết vấn đề này. Trong khoảng thời gian hạn hẹp của buổi thuyết trình này, nhóm thảo luận sẽ trình bày, giới thiệu về những cơ quan giải quyết chấp về nhân quyền ở các châu lục: châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và thủ tục xét xử ở những cơ quan này.

I. Cơ chế nhân quyền Châu Âu
Châu Âu là một trong những châu lục có những tiêu chuẩn nhân quyền hiện đại nhất trên thế giới. Trong phạm vi lãnh thổ châu Âu tồn tại nhiều tổ chức giám sát nhân quyền khác nhau.
1.Toà án Nhân quyền Châu Âu (European Court of Human Rights).
a. Đôi nét vể toà

Năm 1950, châu Âu chứng kiến sự ra đời của Hiệp ước nhân quyền Châu Âu. Trong khuôn khổ của hiệp ước này năm 1954, Uỷ ban nhân quyền Châu Âu được thành lập (European Commission of Human Rights). 5 năm sau tức là vào năm 1959, toà án nhân quyền Châu Âu được thành lập dưới sự hợp tác hoạt động chặt chẽ với Uỷ ban nhân quyền Châu Âu. Lúc này, Toà án nhân quyền Châu Âu là một cơ quan nằm trong Uỷ ban nhân quyền Châu Âu. Nó chỉ hoạt động khi nào có sự yêu cầu từ phía Uỷ ban nhân quyền Châu Âu.
Cơ chế này tồn tại cho đến tháng 11/1998, lúc này Toà án nhân quyền Châu Âu được tách ra và trở thành một cơ quan độc lập, xét xử bất cứ khi nào có đơn yêu cầu chứ không còn phụ thuộc vào Uỷ ban nhân quyền Châu Âu nữa. Uỷ ban nhân quyền Châu Âu ngày nay không còn tồn tại.
Toà án bao gồm 47 thẩm phán tương đương với 47 quốc gia trong Hội đồng Châu Âu. 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu này đều là thành viên của Hiệp định Châu Âu về nhân quyền (The European Convention on Human Rights). Có thể có 2 thẩm phán cùng mang 1 quốc tịch. Các thẩm phán ở đây được bầu theo năng lực chứ không coi như là đại diện cho quốc gia mà thẩm phán mang quốc tịch.
Những thẩm phán của toà án nhân quyền Châu Âu được chọn lựa bởi Parliamentary Assembly of the Council of Europe (hội đồng nghị viện của Hội đồng châu Âu), có nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại.

Cơ cấu của toà:

Chủ tịch toà
(President) (1)
Ban 1 (section1)

-Chủ tịch ban

- Một hội đồng thẩm phán ( a Chamber): bao gồm chủ tịch ban và 6 thẩm phán khác

Ban 2 (section2)

-Chủ tịch ban (đồng thời là phó chủ tịch toà)

-Một hội đồng thẩm phán: bao gồm chủ tịch ban (đồng thời là phó chủ tịch toà) và 6 thẩm phán khác

Ban 3

-Chủ tịch ban (đồng thời là phó chủ tịch toà)

-Một hội đồng thẩm phán: bao gồm chủ tịch ban (đồng thời là phó chủ tịch toà) và 6 thẩm phán khác


Ban 4

-Chủ tịch ban

- Một hội đồng thẩm phán gồm chủ tịch ban và 6 thẩm phán khác
Ban 5

-Chủ tịch ban

-Một hội đồng thẩm phán gồm chủ tịch ban và 6 thẩm phán khác

Đại hội đồng thẩm phán (grand chamber): 17 thành viên bao gồm: chủ tịch toà, các phó chủ tịch, các chủ tịch ban và các thẩm phán khác.



Ngoài những bộ phận trên, toà còn có 1 bộ phận có tên Committees, bộ phận này bao gồm 3 thẩm phán, được thành lập để xem xét những đơn yêu cầu gửi lên toà liệu đã đúng trình tự thủ tục, cũng như đã hợp lệ hay chưa. Sau khi đơn đã được chấp nhận bởi Committees, nó sẽ được đưa lên Chamber để giải quyết, nếu đưa lên Chamber chưa giải quyết được thì sẽ đưa lên Grand Chamber. Quyết định của Grand Chamber sẽ là quyết định cuối cùng của toà.

Toà án Nhân quyền châu Âu hiện nay có trụ sở tại Strasbourg, Pháp

b.Thủ tục xét xử của Toà án nhân quyền Châu Âu:

*Tổng quát:
- Bất kì một quốc gia kí kết công ước hay một cá nhân tuyên bố là nạn nhân của một sự vi phạm của một hiệp định có thể gửi trực tiếp đến tòa án ở Strasbourg một lá đơn trình bày việc vi phạm bởi một quốc gia là thành viên trong công ước của Châu Âu về nhân quyền.
- Thủ tục trước tòa án nhân quyền Châu Âu là minh bạch và công khai. Các phiên tòa được tổ chức một cách công khai đối với phần lớn các trường hợp, trừ phi hội đồng thẩm phán có quyết định khác đối với những trường hợp ngoại lệ.
- Những cá nhân nộp đơn có thể đại diện cho mình trong các trường hợp, nhưng đại diện hợp pháp được tiến cử và thực tế luôn yêu cầu như vậy… Hội đồng Châu Âu thành lập một ủy ban phối hợp giúp đỡ hợp pháp cho bên nguyên đơn đối với trường hợp họ không đủ điều kiện.
- Ngôn ngữ chính được sử dụng trong phiên tòa là tiếng anh và tiếng pháp nhưng đơn thì có thể được viết bằng một trong những ngôn ngữ chính của quốc gia là thành viên của công ước.
*Thủ tục chấp nhận đơn kiện
Sau khi nhận được đơn kiện, các đơn sẽ được sắp xếp thành từng loại. Sau đó, người có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo sẽ kiểm tra sơ bộ từng loại để quyết định trường hợp này nên được giải quyết bởi 3 thành viên của ủy ban hay 1 hội đồng thẩm phán. Người có nhiệm vụ báo cáo do chủ tịch chỉ định. Các quyết định về việc chấp nhận được thông qua bằng đa số phiếu, trong đó phải bao gốm các lí do được thông qua và phải được tiến hành một cách công khai. Bên cạnh đó, Ủy ban có thể đưa ra tuyên bố không chấp nhận đơn kiện thông qua sự nhất trí. Hội đồng thẩm phán có thể không thừa nhận quyền hạn xét xử trong trường hợp đưa ra câu hỏi quan trọng về việc giải thích các điều khoản trong công ước hoặc trường hợp áp dụng luật trái với các án lệ hiện hành, trừ khi một trong các bên tuyên bố phản đối trong vòng một tháng.

*Thủ tục kiện
Khi hội đồng thẩm phán tuyên bố chấp nhận đơn kiện, tòa có thể yêu cầu các bên đưa ra thêm các bằng chứng, có thể bao gồm các tuyên bố có liên quan.Chủ tịch hội đồng thẩm phán có quyền yêu cầu (hoặc cho phép) bất kì quốc gia kí kết công ước mà không phải là một bên của vụ kiện hoặc bất kì một cá nhân có liên quan ( không phải là nguyên đơn) trình lên văn bản bao gồm các sự kiện có liên quan đến vụ kiện và trong trường hợp ngoại lệ có thể đọc lên trước tòa. Trong suốt thủ tục kiên, các cuộc đàm phán sẽ tiến hành với mục đích có thể đảm bảo một sự dàn xếp ổn thỏa giữa các bên. Các cuộc đàm phán này thường được tiến hành một cách bí mật.

*Phán quyết của tòa án
Hội đồng thẩm phán đưa ra các phán quyết thông qua đa số phiếu. Bất kì thẩm phán nào tham gia vào việc xem xét vụ kiện đều có quyền có phán quyết của riêng mình, cũng như bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với các phán quyết đó. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được các phán quyết của hội đồng thẩm phán, bất kì các bên có liên quan có thể đề xuất vụ việc này chuyển lên đại hội đồng thẩm phán để xem xét lại trong trường hợp nêu ra một câu hỏi quan trọng về sự giải thích hoặc áp dụng các điều khoản trong công ước. Các đề nghị này sẽ được xem xét bởi 5 thẩm phán được chỉ định bởi chủ tịch tòa, chủ tịch các ban và các thẩm phán khác được chọn lựa do sự luân phiên từ các thẩm phán không phải là thành viên của hội đồng thẩm phán. Một phán quyết của hội đồng thẩm phán có thể trở thành một phán quyết cuối cùng trong thời gian 3 tháng hoặc sớm hơn khi các bên thông báo rằng họ không có ý đề nghị chuyển lên đại hội đồng thẩm phán hoặc sau khi nhóm các thẩm phán không chấp nhận kiến nghị chuyển lên đại hội đồng thẩm phán. Trong trường hợp nhóm thẩm phán chấp nhận đề nghị đó, vụ việc đó sẽ được chuyển lên đại hội đồng thẩm phán để xem xét. Đại hội đồng thẩm phán đưa ra các phán quyết thông qua đa số phiếu và phán quyết đó là phán quyết cuối cùng. Các phán quyết cuối cùng của tòa có giá trị ràng buộc đối với các bên có liên quan. Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các phán quyết của tòa án thuộc ủy ban các bộ trưởng của hội đồng Châu Âu. Các ủy ban bộ trưởng xác nhận việc các quốc gia có vi phạm công ước hay không nhằm tìm ra các biện pháp thỏa đáng chiếu theo các nghĩa vụ chung và riêng phát sinh từ các phán quyết của tòa án.
*Ý kiến tư vấn
Theo kiến nghị của ủy ban các bộ trưởng, tòa có thể đưa ra các ý kiến tư vấn cho những câu hỏi hợp pháp liên quan đến sự giải thích các điều khoản trong công ước và các nghị định thư. Các quyết định của ủy ban bộ trưởng nhằm thỉnh cầu ý kiến tư vấn được tiến hành thông qua đa số phiếu. Các ý kiến tư vấn có thể được trả lời bởi đại hội đồng và được thông qua bởi đa số phiếu. Bất kì một thẩm phán nào cũng có thể tham gia để đưa ra ý kiến tư vấn bằng cách nêu ra ý kiến của cá nhân mình hoặc một tuyên bố không đồng tình với các ý kiến tư vấn đó.
2. Các cơ quan giám sát nhân quyền khác:
a. European Committee of Social Rights (ECRS)
ECRS hoạt động dựa trên European Social Charter(ESC). Hàng năm các quốc gia phải đệ trình lên Uỷ ban một bản báo cáo về tình hình nhân quyền nước mình, tuân thủ theo những tiêu chuẩn được ghi trong ESC. Sau đó ECRS sẽ đưa ra kết luận, quốc gia đó có vi phạm ESC hay không. Nếu quốc gia đó được cho là vi phạm, chủ tịch của ECRS sẽ yêu cầu quốc gia đó sửa chữa những hành động của mình.

Bên cạnh việc đưa ra những kết luận của mình về tình hình nhân quyền của một quôc gia, năm 1998 đánh dấu sự ra đời của “ an additional protocol”, điều khoản này được bổ sung vào European Social Charter, trao quyền cho European Committee of Social Rights được tiếp nhận những kiến nghị từ những nhóm người lao động và từ các NGOs. Sau khi tiếp nhận những kiến nghị này, ECSR sẽ tổ chức những written exchange hoặc public hearing giữa các bên. Sau những buổi này, Uỷ ban sẽ đưa ra quyết định của mình về vấn đề này và sẽ thông báo cho các bên biết. Cuối cùng thì Uỷ ban sẽ thông qua một resolution và publish recommendations về vụ việc.
Recommendations này hoàn toàn không có giá trị pháp lý và cũng không có bất kỳ một cơ chế nào của Uỷ ban giám sát việc thực hiện Recommendations của các bên.

b.Committee for the Prevention of Torture
Hàng năm, Uỷ ban này thực hiện các chuyến đi không báo trước tới các quốc gia. Uỷ ban sẽ đến thăm những nơi như nhà tù, đồn cảnh sát, trại tạm giam, bệnh viện tâm thần…để kiểm tra việc đối xử với các tù nhân, bệnh nhân ra sao. Sau khi trở về từ chuyến đi này, Uỷ ban sẽ viết báo cáo về nơi mà họ đã đến thăm và đưa ra những khuyến cáo của mình nếu nơi đó xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền.

II. Cơ chế nhân quyền châu Mỹ.
1.Tổng quan về cơ chế nhân quyền Châu Mỹ
Các quốc gia Châu Mỹ đã thiết lập một tổ chức khu vực –Tổ chức các nước Châu Mỹ.( Organization of American States (OAS). Tổ chức này có các một vài cơ quan chuyên môn về bảo vệ nhân quyền. Hiến chương của OAS tập trung vào một một số lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền như: dân chủ, quyền kinh tế, quyền học tập, và quyền bình đẳng. Các quốc gia cũng đồng thời kí vào Tuyên ngôn Châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ của con người (
American Declaration of the Rights and Duties of Man) tại Bogotá, Colombia 4/1948. Tuyên ngôn này là công ước quốc tế đầu tiên về nhân quyền.

Tất cả 35 nước Châu Mỹ đều đã thông qua Hiến chương của tổ chức khu vực Châu Mỹ (Charter of the OAS). 21 quốc gia thành viên sáng lập OAS đã kí Hiến chương ngày 30/04/1948 bao gồm: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, the Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, the United States, Uruguay and Venezuela. Các quốc gia tham gia OAS sau đó gồm: Barbados (1967); Trinidad and Tobago (1967); Jamaica (1969); Grenada (1975); Suriname (1977); Dominica (1979); Saint Lucia (1979); Antigua and Barbuda (1981); Saint Vincent and the Grenadines (1981); The Bahamas (1982); St. Kitts and Nevis (1984); Canada (1990); Belize (1991); and Guyana (1991).

Hiến chương đã xây dựng cơ cấu của OAS gồm 6 lọai cơ quan chính phối hợp với OAS. Đó là: Các cơ quan quản lý, Các ủy ban và hội đồng, Hội đồng thư kí, Quỹ viện trợ khẩn cấp, Các tổ chức chuyên môn và các cơ quan khác. 6 nhánh cơ quan trên của OAS đảm nhiệm các chức năng riêng biệt và phục vụ cho tổ chức.
Có 7 loại ủy ban chính và các cơ quan thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền Châu Mỹ nằm trong danh sách này.7 loại ủy ban và hội đồng ấy là: Ủy ban Châu Mỹ chống khủng bố, Ủy ban tư pháp Châu Mỹ, Ủy ban đặc trách nhân quyền, Tòa nhân quyền Châu Mỹ, Ủy ban kiểm soát ma túy, ủy ban viễn thông Châu Mỹ và Ủy ban hải cảng .
Năm 1969, Công Ước nhân quyền châu Mỹ được thông qua và bắt đầu có hiệu lực năm 1978. Công ước cũng tạo ra Tòa án nhân quyền Châu Mỹ và xác định chức năng thủ tục của cả Ủy ban và Tòa án.
Nghị định thư San Salvador: Nghị định thư bổ sung cho Công ước nhân quyền trong các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.(1988): Nghị định thư bổ sung này được thông qua năm 1988 và bắt đầu có hiệu lực 16/11/1999.Nghị định thu tập trung vào quy định quốc gia nhằm thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội văn hóa, liên quan đến luật lao động, các vấn đề y tế, quyền học tập, các quyền liên quan đến gia đình, quyền trẻ em, người già và người có hòan cảnh khó khăn.Nghị định thư nói rằng các quốc gia có thể thực hiện những quy định đó thông qua đạo luật, các biện pháp thi hành bảo về và chống lại mọi hình thức phân biệt.
Công ước Châu Mỹ về ngăn chặn, trừng phạt và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.(1994)
Công ước được thông qua năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực vào5//3/1995. Công ước đề cập các quyền phụ nữ, bao gồm không phải chịu bạo hành ở nơi công cộng và nhà riêng.. Các quốc gia có trách nhiệm chống bạo hành đối với phụ nữ, ngăn chặn bạo hành xảy ra, ban hành đạo luật phù hợp ngăn cấm hành vi bạo lực, giúp người phụ nữ có chỗ dựa pháp lý trong xét xử bạo lực. Các quốc gia kí kết phải nộp bản báo cáo về tìnhhình nữ quyền tại quốc gia trong bản báo cáo thường niên tới Ủy ban phụ nữ Châu Mỹ. Hơn nữa cá nhân tại một quốc gia thành viên có thể đệ trình kiến nghị lên Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ nếu có sự vi phạm Điều 7 trong Công Ước này.
Như vậy cùng với IACHR và Court thì OAS còn có một số các cơ quan khác liên quan đến nhân quyền như: Ủy ban phụ nữ Châu Mỹ, Viện trẻ em Châu Mỹ, Đơn vị thúc đẩy dân chủ và Ủy ban tư pháp Châu Mỹ
2. Human Rights Bodies of the Organization of American States
Các cơ quan nhân quyền của OAS
Hai cơ quan chính về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn Châu Mỹ là Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ và Tòa án nhân quyền Châu Mỹ.
a. Inter-American Commission on Human Rights
Uỷ ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ.
Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ là cơ quan đầu tiên mà OAS thành lập để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Ủy ban đặc trách nhân quyền thành lập năm 1959 và triển khai phiên họp đầu tiên vào năm 1960..
Trụ sở Ủy ban được đặt tại Washington DC, Hoa Kỳ với trợ giúp của một ban thư kí thuộc hội đồng thư kí .Ủy ban gồm 7 chuyên gia độc lập được bầu bởi Đại hội đồng OAS với nhiệm kì 4 năm. Trong các phiên họp, ủy ban tiếp nhận các cáo buộc liên qua tới lạm dụng nhân quyền từ cá nhân hoặc đại diện của các tổ chức.
Nhiệm vụ chính của ủy ban nhân quyền là tiếp nhận và giám sát các kiến nghị nhằm cáo buộc một quốc gia thành viên của OAS vơí việc lạm dụng nhân quyền. Trong Tuyên bố Châu Mỹ về quyền và nghĩa vu của con người đã viết: Nhân quyền phổ biến được ủy ban bảo vệ và do vậy mọi người hòan tòan có quyền kiến nghị để được bảo vệ .Các nước đã thông qua Công Ước Châu Mỹ về nhân quyền sẽ nhân được sự bảo vệ theo Công Ước và chịu sư giám sát của ủy ban.
Nghi thức của Ủy ban được liệt kê tại Quy chế và quy tắc Ủy ban (Commission's Statute and Regulations.).Trong hâù hết các trường hợp, thủ tuc kiến nghị đối với các nước đã kí Công Ước hay chưa là giống nhau.Để được chấp nhận, các bước thủ tục bao gồm điều tra thực tế và đưa ra kết luận là khá giống nhau. Tuy nhiên trong hai trường hợp sau có sư khác biệt. Thứ nhất là kết quả kiến nghị. Đối với những nước thông qua Công ước châu Mỹ, Ủy ban buộc phải tìm kiếm một giải pháp hưũ nghị ; không có quy định này đối với những nước chưa thông qua công ước.
Kiến nghị được đệ trình có thể chia ra 2 loại: kiến nghị chung( general petition) và kiến nghị tập thể( collective petition) . Kiến nghị chung được đưa ra khi môt hình thức vi phạm nhân quyền phổ biến tại nhiêu nơi, không chỉ xảy ra ở một nhóm người nhất định. KIến nghị tập thể được đưa ra khi có nhiều nạn nhân trong một vụ vi phạm nhất định.Tất cả các kiến nghị phải có: tên, quốc tịch nghề nghiệp, địa chỉ thư và chữ kí của người nộp đơn. NGO thì phải có địa chỉ và chữ kí của đại diện hợp pháp.
Uỷ ban sẽ chỉ chấp nhận những đệ trình khi mà việc áp dụng luật nội địa đã thất bại, đây là điều bắt buộc. Nếu người đưa ra kiến nghị không thể chứng minh được điều đó thì có thể đó là nhiệm vụ cuả chính phủ. Nhưng nếu chính phủ chỉ ra rằng luật quốc nội vần có thể áp dụng thì người trình đơn phải chỉ ra một trong 4 trường hợp sau sẽ áp dụng: việc tiếp cận những phương pháp đó đã bị bác bỏ hoặc ngăn cản, sư trì hoãn khôngcần thiết phán quyết, sự từ chối chỉ bảo pháp lý tương xứng, hoặc luât pháp quốc gia không có quy định đầy đủ để bảo vệ quyền bị xâm phạm.
Kiến nghị không được phép đưa ra nếu nó giống như một kiến nghị trước đó hoặc hiện nay. Tuy nhiên kiến nghị lọai này vẫn có thể đưa ra nếu kiến nghị trước nó hoặc kiến nghị hiện thời là kiến nghị chung( như đã trình bày ở trên), hoặc những kiến nghi đó không có những thực tế của kiến nghị mới, hoặc nếu nó không chỉ đến cùng đôi tượng nạn nhân, hoặc nếu kiến nghị đầu tiên được đệ trình bới bên thứ ba mà nạn nhân đang đệ trình kiến nghị lại không biết bên đó.
Sau khi có quyết định về kiến nghị, Ủy ban sẽ ra phán quyết về điều cần làm bằng cách đưa khuyến nghị tới nước liên quan. Trong trường hợp quốc gia là thành viên của Công Ước Châu Mỹ thì Ủy ban phải nỗ lực để tìm kiếm phương pháp giải quyết hữu nghị nếu có thể.Theo đó, Ủy ban sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho các bên và Hội đồng thư kí OAS để hội đồng công bố.
Nếu không thể giải quyết hữu nghị , Ủy ban sẽ viết 1 bản báo cáo vế diễn biến thực tế của vụ việc và kết luận của ủy ban, khuyến nghị và đế xuất. Nước liên quan sau đó sẽ có 3 tháng để quyết định xem có nên đệ trình kiến nghị ra Tòa nhân quyền không hay là chấp nhận giải quyết vấn đề theo cách mà Ủy ban đưa ra .Tiếp đó Ủy ban sẽ thông qua chính thức quan điểm và giới hạn thời gian đê chính phủ cam đoan về các phương pháp đã đề xuất
Nếu quốc gia là thành viên Công Ước Châu Mỹ và đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa án nhân quyền thì Ủy ban hoặc quốc gia đó có thể gửi kiến nghị tới Tòa Án nhân quyền để có một đánh gía mới và phán quyết có hiệu lực bắt buộc .
Đối với quốc gia không phải là thanh viên của Công Ước không bị ràng buộc với nguyên tắc giải quyết hữu nghị. Trong trường hợp đó, Ủy ban sẽ tiến hành xác minh sự thật và quyết định tính đúng đắn của kiến nghị ,thông qua quyết định cuối cùng (thường là nghị quyết dài) với khuyến nghị và hạn chót.Nguyên tắc cho phép quyết định được công bố: “nếu quốc gia không chấp nhận các phương pháp được khuyến nghị của Ủy ban trongthời hạn quy định”. Thực tế là Ủy ban cũng vẫn thường tuyên bố. Ủy ban có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nhưng không có quyền lực đế bắt buộc thi hành nó. Quyết định của Ủy ban không có tính rang buộc pháp lý.
b.Inter-American Court of Human Rights
Tòa nhân quyền Châu Mỹ
Tòa nhân quyền Châu Mỹ thành lập năm 1978, thời điểm Công Ước châu Mỹ bắt đầu có hiệu lực. Ra đời với mục đích thực thi và giải thích các quy định trong Công Ước nhân quyền Châu Mỹ.Trụ sở Tòa án ở San José ( Costa Rica)
Thành phần: Gồm 7 thẩm phán, được đề cử và bầu bởi các thành viên Công Ước với nhiệm kì 6 năm. Một thẩm phán chỉ có thể tái đắc cử một lần. Không có 2 thẩm phán cùng quốc tịch.Các thẩm phán phải là người có tư cách đạo đức tốt, có khả năng trong lĩnh vực nhân quyền, có bằng cấp chứng nhận theo luật của nước mà thẩm phán là công dân hoặc của nước đề cử thẩm phán đó
Cơ cấu: Gồm quyền chủ tịch: Gồm 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch, được hội đồng thẩm phán bầu ra
Và ban thư kí
Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền tư vấn. Thẩm quyền giả quyết tranh chấp của Tòa được quy định tại điều 61,62,63 Công Ước Châu Mỹ về nhân quyền. Thẩm quyền tư vấn được quy định tại điều 64 của Công Ước.
Nguyên tắc hoạt động: quy định tại quy chế Tòa án
Về các phiên họp của Tòa :
Tòa án sẽ tổ chức các phiên họp thường kì và phiên họp đặc biệt
Các phiên họp thường kì được tổ chức theo điều lệ Tòa án
Các phiên họp đặc biệt có thể được triệu tập bởi chủ tịch hoặc theo yêu cầu của đa số thẩm phán
Về số thành viên :
Số lượng thẩm phán hội ý xét xử gồm 5 thẩm phán
Quyết định của Tòa là quyết định của đa số phiếu
Nếu có sự ngang bằng về số phiếu thì phiếu của chủ tịch sẽ quyết định
Về điều trần, hội ý và quyết định:
Phiên điều trần sẽ diến ra công khai, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định khác của Tòa
Toà sẽ hội ý kín. Việc bàn bạc đưa ra phán quyết của Tòa sẽ được giữ bí mật trừ khi Tòa có quyết định khác
Quyết định, phán quyết và ý kiến của Tòa sẽ được đưa ra phiên họp công khai và từ lúc này các bên sẽ nhận được thông báo.
Về thẩm quyền của Tòa
Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền tư vấn. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được quy định tại Điều 61,62,63 Công Ước CHâu Mỹ về nhân quyền . Thẩm quyền tư vấn đựoc quyđịnh tại điều 64.
Thẩm quyền của Tòa khá hạn chế: Tòa chỉ có thể tiếp nhận các vụ mà các nước liên quan có các điều kiện sau: 1. Đã thông qua Công ước nhân quyền Châu Mỹ 2.đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa (vì năm 1992 mới có 13/35 nước kí chấp nhận thẩm quyền của Tòa) 3.Ủy ban đặc trách đã hòan thành việc điều tra của mình và 4. Vụ việc được đưa ra tòa bởi Uỷ ban đặc trách hoặc quốc gia liên quan trong vòng 3 tháng kể từ sau bản báo cáo của Ủy ban. Cá nhân hoặc người trình kiến nghị không thể độc lập đưa vụ việc ra trước Tòa.
Nếu Uỷ ban đưa vụ việc ra trước Tòa nhân quyền thì ủy ban thông báo cho người trình kiến nghị . Khi đó, người trình kiến nghị hoặc người ủy quyền sẽ có cơ hội yêu cầu các biện pháp cần thiết, bao gồm sự bảo vệ an toan cho nhân chứng và bảo vệ bằng chứng.
Thủ tục xét xử tại Tòa được chia ra 2 bước: tranh tụng viết và tranh tụng nói.
Trong phần tranh tụng viết: đơn đệ trình bao gồm: sự kiện, nạn nhân, bằng chứng và nhân chứng mà phía nộp đơn có ý định đưa ra trước Tòa, yêu cầu đền bù và chi phí. Nếu thư kí Toà xét thấy đơn có thể chấp nhận thì sẽ gửi thông báo tới thẩm phán , quốc gia hoặc Ủy ban( tùy xem ai là người nộp đơn), các nạn nhân , các quốc gia thành viên và trụ sở OAS
Trong vòng 30 ngày kể từ sau thông báo, bất kì bên nào của vụ kiện cũng có thể đệ trình một bản tóm tăt những phản biện đầu tiên về đơn đó.Nếu thấy cầnthiết, Tòa có thể triệu tập một buổi thẩm vấn những phản biện đó. Nếu không Tòa có thể gộp việc thẩm vấn đó và việc xác thực nội dung vào một buổi.
Trong vòng 60 ngày kể từ sau thông báo, bên bị phải gửi đến Tòa câu trả lời về đơn kiện , tuyên bố chấp nhận hoặc phản bác lại các sự kiện và tuyên bố chống lại.
Khi đã có câu trả lời, bât kì bên nào cũng có thể yêu cầu sự cho phép của chủ tịch Tòa để đệ biên bản bào chữa trước khi chuyển sang giai đoạn 2: tranh tụng nói
Tranh tụng nói:
Chủ tịch sẽ ấn định ngày bắt đầu phiên tranh tụng nói trong đó có tham gia cuả 5 thẩm phán.
During the oral phase, the judges may ask any question they see fit of any of the persons appearing before them. Witnesses, expert witnesses, and other persons admitted to the proceedings may, at the president's discretion, be questioned by the representatives of the Commission or the state, or by the victims, their next-of-kin, or their agents, as applicable. The president is permitted to rule on the relevance of questions asked and to excuse the person asked the question from replying, unless overruled by the Court.
Dịch: Trong tranh tụng nói, thẩm phán có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ cho là cần thiết với những ai có mặt trong phiên tòa.Nhân chứng, chuyên gia làm nhân chứng và những người khác được thừa nhận liên quan tới thủ tục này , theo ý chí của chủ tịch, sẽ được thẩm vấn bởi đại diện Ủy ban hoặc bởi các nạn nhân, thân nhân của họ, hoặc bởi người đại diện của họ . Chủ tịch được cho phép đưa quyết định các câu hỏi nào là liên quan và miễn việc hồi đáp câu hỏi của người được hỏi đến, nếu không bị Tòa án loại trừ.
Sau khi thẩm vấn nhân chứng chuyên gia và phân tích các chứng cứ được trình, Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Sự hội ý của Tòa hội kín và khi phán quyết được thông qua, các bên liên quan sẽ được thông báo.Nếu phán quyết không bao gồm đền bù được áp dụng trong vụ kiện thì vệc đền bù sẽ được quyết định trong một buổi thẩm định khác hoặc bằng một thủ tục được Tòa án quyết định.
Việc đền bù mà Tòa yêu cầu có thể là bao gồm cả về tài chính hoặc phi tài chính. Loại đền bù trực tiếp nhất là đền bù bằng tiền mặt, trả cho nạn nhân hoặc thân nhân của nạn nhân. Tuy nhiên quốc gia có thể được yêu cầu phải đảm bảo lợi ích kiểu như công bố rộng rãi trách nhiệm,thực hiện các biện pháp để tránh vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai và các dạng đền bù phi tiền tệ.
Phán quyết của Tòa có tính ràng buộc pháp lý.
III.Cơ chế nhân quyền Châu Phi:
Có một thực tế không thể chối cãi đó là các quốc gia trong cùng một khu vực thì có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau cả về mặt địa lí , lịch sử, và văn hóa. Có lẽ cũng vì thế mà kiến nghị hình thành một tổ chức khu vực sẽ mang tình khả thi nhiều hơn một kiến nghị hình thành tổ chức toàn cầu. Đó là hai trong số những cơ sở cho việc hình thành các cơ chế bảo vệ nhân quyền khu vực. Ngoài ra , có thể thấy ,một cơ chế nhân quyền khu vực sẽ hứa hẹn khả năng hơn hẳn một cỏ chế quốc tế trong việc phổ biến nhân quyền rộng rãi và hiệu quả. Một cơ chế nhân quyền khu vực có thể được hình thành không nhất thiết phải trên cơ sở một công thức chung mang tính thỏa hiệp trong khi đối với những tổ chức toàn cầu thì coong thức này nhiều khả năg dựa trên những cân nhắc mang tính chính trị.
Cũng như châu Âu và châu Mỹ,châu Phi cũng đã phê chuẩn những điều ước khu vực về nhân quyền.Những điều ước này có quy mô rộng rãi và có tính chất ràng buộc.
Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc ( hay còn goi là hiến chương Banjul) là nền tảng của cơ chế nhân quyền của lục địa châu phi.Hiến chương này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 21/10/1986 , sau khi được các nước thành viên trong tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) phê chuẩn theo hình thức đa số thông thường.
1. Uỷ ban châu Phi về con người và quyền con người
Hiến chương ra đời đã dẫn đến sự thành lập của Ủy ban châu Phi về con người và quyền con người.Sau khi kết thúc cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 7, Uỷ ban chính thức ra mắt vào ngày 02/11/1987 tại Addis Ababa .
*Nhiệm vụ: Ngoài những công việc mà hội đông những ngà lãnh đạo quốc gia và chính phủ đã tin tưởng giao cho Ủy ban, Ủy ban thực hiện 3 chức năng chủ yếu đó là :
+Bảo vệ nhân quyền và quyền dân tộc
+Đẩy mạnh nhân quyền và quyền dân tộc
+Giải thích hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền dân tộc
Trong khuôn khổ nhiệm vụ đẩy mạnh nhân quyền và quyền dân tộc của mình, Ủy ban chịu trách nhiệm thực hiện những chức năng sau :
+Thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền dân tộc của châu phi, tổ chức các hội nghị chuyên đề, cuộc thảo luận, phổ biến thông tin, kêu gọi sự chú ý của các thể chế quốc gia và khu vực đến vấn đề nhân quyền và quyền dân tộc, đưa ra các nhận định và khuyến nghị của mình lên chính phủ khi có vụ việc xảy ra.
+Đề ra các nguyên tắc là luật lệ nhằm gải quyết các vấn đề pháp lí có liên quan đến nhân quyền và quyền dân tộc và những quyền tự do cơ bản làm nền tảng cho luật pháp của các nước châu Phi.
+Hợp tác với các thể chế khác ở châu Phi nói riêng và trên thế giới nói chung nhằm bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và quyền dân tộc
+Xem xét những báo cáo thường kì của quốc gia về luật và những biện pháp được đưa ra để đảm bảo hiệu quả của những quyền và tự do được hiến chương nêu ra và bảo vệ
Trong khuôn khổ nhiệm vụ bảo vệ của mình, Ủy ban đảm bảo cho các quyền con người và dân tộc quy định trong hiến chương được bảo vệ tuân theo những quy định về thủ tục của Ủy ban.
Với vai trò giải thích Hiến chương, Ủy ban có nhiệm vụ giải thích tất cả những điều khoản có quy định tỏng hiến chương theo yêu cầu của quốc gia thành viên, của một thiết chế nằm trong tổ chức liên hiệp châu Phi hoặc của một tổ chức châu Phi được công nhận bởi liên minh Phi châu
Tất cả những nhiệm vụ nêu trên của Ủy ban được quy định rất rõ trong điều 45 của Hiến chương Banjul
Article 45
The functions of the Commission shall be: 1. To promote Human and Peoples' Rights and in particular: (a) to collect documents, undertake studies and researches on African problems in the field of human and peoples' rights, organize seminars, symposia and conferences, disseminate information, encourage national and local institutions concerned with human and peoples' rights, and should the case arise, give its views or make recommendations to Governments. (b) to formulate and lay down, principles and rules aimed at solving legal problems relating to human and peoples' rights and fundamental freedoms upon which African Governments may base their legislations. (c) co-operate with other African and international institutions concerned with the promotion and protection of human and peoples' rights. 2. Ensure the protection of human and peoples' rights under conditions laid down by the present Charter. 3. Interpret all the provisions of the present Charter at the request of a State party, an institution of the OAU or an African Organization recognized by the OAU.4. Perform any other tasks which may be entrusted to it by the Assembly of Heads of State and Government.

*Thành viên: Ủy ban gồm 11 thành viên được bầu chọn thông qua thủ tục bỏ phiếu kín của Hội đồng và sẽ có nhiệm kì 6 năm .
2 năm một lần, nội bộ Ủy ban sẽ tự bầu ra chủ tịch và phó chủ tịch của mình. Chủ tịch Ủy ban liên hiệp châu phi sẽ chỉ định ra thư kí cho ủy ban.
The members, who serve in their personal and individual capacity, enjoy full independence in the discharge of their duties, having been chosen from amongst African personalities reputed for their high morality, intergrity and impartiality. In discharging their duties they will also enjoy the diplomatic privileges and immunities provided for in the General Convention on the Privileges and Immunities of the African Union.

*Thủ tục giải quyết vụ việc
Các tổ chức phi chính phủ có thể tham dự vào buổi họp (xét xử?) công khai của ủy ban với tư cách quan sát viên
Ủy ban có thể áp dụng bất cứ phương cách điều tra nào mà nó cho la đúng đắn và hợp lí.Ủy ban có thể tiếp nhận thông tin từ tổng thư kí của tổ chức thống nhất châu Phi hay từ bất cứ ai có khả năng cung cầp thông tin về vụ việc.
+Sau khi Ủy ban đã cân nhắc kĩ lưỡng và xác định rằng một hay nhiều thông báo cụ thể có thể liên quan đến một hay một loạt những vụ việc vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền và quyền dân tộc , Ủy ban sẽ lưu ý Hội đồng những nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ về vấn đề này. Sau đó, theo chỉ đạo của hội đồng, Ủy ban có thể tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu vào vụ việc và đưa ra báo cáo thực tế có kèm những phát hiện và đề xuất của mình.Ủy ban cũng có thể thông báo về một vụ việc khẩn cấp lên chủ tịch Ủy ban để xin chỉ thị cho một cuộc nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đề
+Thông báo từ các quốc gia: Khi một quốc gia có những lí do xác đáng để tin rằng một quốc gia khác cũng là thành viên của hiến chương này đã vi phạm các điều khoản trong hiến chương thì quốc gia ấy có thể đưa ra các thông báo nhằm kêu gọi sự chú ý của quốc gia bị cáo buộc. Thông báo này cũng sẽ được gửi lên tổng thư kí của tổ chức thống nhất châu Phi và chủ tịch Ủy ban. Trong vòng 3 tháng kể từ ngày thông báo được nhận, quốc gia bị cáo buộc có nghĩa vụ phải đưa ra cho quốc ra có thông báo những giải thích hoặc tuyên bố bằng văn bản của mình nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Những văn bản này cần chứa đựng những thông tin có liên quan đến luật và những quy định mangtính thủ tục đã được áp dụng và có thể được áp dụng, những đền bù đã đưa ra hoặc những hành động hợp lí.
Nếu trong vòng 3 tháng kể từ ngày quốc gia bị cáo buộc nhận được thông báo mà vấn đề vẫn không được giải quyết một cách thỏa đáng thông qua đàm phán song phương hay bất cứ biện pháp hòa bình nào khác thì một trong hai quốc gia có thể đệ đơn lên Ủy ban thông qua chủ tịch và bên liên quan sẽ được thông báo về việc này .
Quốc gia cũng có thể đưa vụ việc quốc gia khác cũng là thành viên của hiến chương đã vi pham các điều khoản trong hiến chương lên thắng ủy ban bằng cách gửi thông báo đến chủ tịch Ủy ban, tổng thư kí tổ chức thống nhất Châu Phi, và quốc gia liên quan.
Ủy ban chỉ nhận giải quyết những vụ việc được đưa lên khi đã chắc chắn rằng đây là giải pháp duy nhất còn lại. Yêu cầu này có thể bỏ qua khi Ủy ban nhận thấy việc giải quyết bằng cách khác có thể làm vụ việc bị kéo dài một cách không cần thiết.
Các quốc gia có liên quan có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cần thiết , có liên quan tới vụ việc cho Ủy ban. Và trong thời gian Ủy ban đang xem xét vụ việc , quốc gia có quyền đua ra những phản kháng của mình.
Những kết luận dựa trên thực tế và phán quyết của tòa sẽ đựoc gửi cho các nước liên quan và được thông báo tới hội đồng những nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ
*Việc xác định thẩm quyền thẩm quyền của ủy ban đối với các vụ việc được đưa lên do các thành viên của ủy ban quyết định, thông qua đa số thông thường. (simple majority) Dưới đây là các tiêu chí mà các thành viên của Ủy ban cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình về việc có thụ lí một vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền dân tộc hay không:
Article 56
Communications relating to human and peoples' rights referred to in 55 received by the Commission, shall be considered if they: 1. Indicate their authors even if the latter request anonymity, 2. Are compatible with the Charter of the Organization of African Unity or with the present Charter, 3. Are not written in disparaging or insulting language directed against the State concerned and its institutions or to the Organization of African Unity, 4. Are not based exclusively on news discriminated through the mass media, 5. Are sent after exhausting local remedies, if any, unless it is obvious that this procedure is unduly prolonged, 6. Are submitted within a reasonable period from the time local remedies are exhausted or from the date the Commission is seized of the matter, and 7. Do not deal with cases which have been settled by these States involved in accordance with the principles of the Charter of the United Nations, or the Charter of the Organization of African Unity or the provisions of the present Charter.
Theo đó Uỷ ban sẽ xem xét những đơn kiện liên quan đến quyền con người và dân tộc mà tòa đã nhận nếu nó đảm bảo đuợc những yêu cầu sau:
-Chỉ ra rõ người làm đơn mặc dù sau đó thông tin này có thể được yêu cầu giữ kín.
-Phù hợp với Hiến chương hoặc Hiến chương của Tổ chức thống nhất châu phi
-Không sử dụng ngôn ngử có ý miệt thị hoặc xúc phạm tới quốc gia có liên quan và các thể chế của nó cũng như tới tổ chức thống nhất Châu Phi.
-Không duy nhất dựa trên những thông tin được đưa từ các hãng truyền thông đại chúng (discriminated through the mass media)
-Được gửi đi sau khi đã không còn một giải pháp cục bộ nào khác có thể sử dụng nữa, ngoại lệ ,nếu có thể, chỉ trong truờng hợp có những dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng quy trình này là tốn thời gian vô ích.
-Được gửi đi trong khoảng thời gian hợp lí tính từ khi hết hoàn toàn các giải pháp cục bộ hay từ ngày tòa nắm bắt được vụ việc

2. Tòa án nhân quyền châu Phi
Ngày 09/06/1998 tòa án nhân quyền và quyền dân tộc của châu Phi được thành lập.10 năm đã trôi qua , tuy nhiên tòa vẫn chưa thực sự thụ lí một vụ án nhân quyền nào cả , ngay cả sau tháng 1/2006—khi các thẩm phán của tòa đã được giới thiệu
*Mối quan hệ giữa tòa án và Ủy ban:Tuân theo những điều khoản quy định trong mục về thành lập tòa án nhân quyền nằm trong nghị định thư về hiến chương quyền con người và dân tộc của châu Phi, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ ủy ban trong những công việc lĩnh vực thuộc trách nhiệm bảo vệ như đã được nêu trong hiến chương.
*Cơ cấu: tòa sẽ gồm 11 thẩm phán được chon lựa một cách kĩ lưỡng, dựa trên nhựng chuẩn mực nhất định về phẩm giá, trình độ cũng như kinh nghiệm và thông qua bỏ phiếu kín của hội đồng dựa trên danh sách gửi lên.
Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo rằng tròng toàn bộ cơ cấu của tòa sẽ phải có đầy đủ đại diện của các khu vực chính cũng như của các tôn giáo chính thống của châu Phi
Việc chọn lựa thẩm phán cũng cần cân nhắc đề đảm bảo được sự cân bằng thích hợp về giới trong thành phần các thẩm phán
Không có 2 thẩm phán cùng mang 1 quốc tịch.
4/11 thẩm phán sẽ mãn nhiệm sau 2 năm , 4 người khác mãn nhiệm sau 4 năm.
Những quy định khác về cơ bản là giống ở Ủy ban.

*Thẩm quyền xét xử và đưa ý kiến tư vấn:
Tòa có thể đưa ra ý kiến tư vấn của mình về bất cứ vấn đề mang tính pháp lí nào liên quan đến hiến chương hay bất cứ văn kiện nào liên quan đến quyền con người theo như yêu cầu của quốc gia thành viên OAU ,bản thân OAU, bấy cứ cơ quan nào của tổ chức này hay bất cứ tổ chức nào được OAU công nhận miễn là vấn đề cần tư vấn không liên quan đến những vấn đề đang được Ủy ban kiểm tra. Trường hợp mỗi thẩm phán đều có quyền đưa ra những ý kiến bất đồng riêng rẽ thì tòa sẽ đưa ra giải thích cho ý kiến tư vấn của mình.
Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các tranh cãi và vụ việc được đệ trình lên tòa , có liên quan đến việc giải thích và áp dụng hiến chương, nghị định thư này và bất cứ văn kiện nào được đề cập đến có liên quan đến quyền con người và đã được nhà nước phê chuẩn, và những vụ việc liên quan đến xác định thẩm quyền xét xử của tòa.
*Thủ tục xét xử
Những chủ thể sau đây được quyền đệ trình vụ việc lên tòa: Ủy ban, quốc gia thành viên đã đưa đơn kiện lên Ủy ban , quốc gia phản đối đơn kiện, quốc gia thành viên mà công dân của nó là nạn nhân của hành động vi phạm nhân quyền, tổ chức liên chính phủ châu Phi. Khi một quóc gia nhận thấy mình có lợi ích liên quan trong vụ việc, có thể đệ trình lên tòa yêu cầu được tham gia vào phiên xét xử.
Tòa có thể yêu cầu các tổ chức phi chính phủ tham gia với tư cách là quan sát viên cho nó trước Ủy ban và các cá thể.
Một vụ việc sẽ được tòa chấp nhận xem xét nếu nó được tối thiểu là 7 thẩm phán thông qua. Trong trường hợp một thẩm phán là công dân của quốc gia có liên quan trong vu việc đã được đệ trình lên tòa , thẩm phán đó sẽ không có quyền tham gia vào giải quyết vụ việc
Tòa sẽ lắng nghe đệ trình của tất cả các bên và thậm chí có thể yêu cầu thẩm vấn nếu cần thiết. Các quốc gia liên quan cần hợp tác bừng cách đưa ra tất cả những yếu tố có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ việc một cách có hiệu quả.Dựa trên nền tảng của những bằng chứng thu thập được ( bao gồm cả dưới dạng văn bản, lời nói hay kết quả kiểm nghiệm của các chuyên gia) tòa sẽ đưa ra quyết định của mình.
Trong quá trình tìm kiếm chứng cứ và xét xử nếu tòa nhận thấy có sự vi phạm về con người và quyền con người, tòa có quyền đưa ra những yêu cầu thích đáng để khắc phục vi phạm ấy , bao gồm cải biện pháp yêu cầu đền bù hoặc bồi thường công bằng.Trong tình huống khấn cấp và nghiêm trọng, và cần thiết phải tránh cho các cá nhân khỏi các thiệt hại không thể bù đắp, Tòa có thể đưa ra các biện pháp tạm thời nếu thấy điều đó là cần thiết.
Trong vòng 90 ngày, sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, tòa sẽ nộp lại bản phán quyết của mình. Phán quyết của tòa được xác định theo đa số và sẽ là phán quyết cuối cùng, không có giá trị kháng án. Trong trường hợp xuất hiện thêm bằng chứng mới, tòa có thể xem xét lại phán quyết của mình. Tuy nhiên việc xem xét lại này phải tuân theo những quy định về thủ tục. Những quy định về thủ tục sẽ do tòa tự quyết định dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ủy ban.Tòa có thể tự giải thích phán quyết của mình. Phán quyết của tòa án sẽ được công bố công khai tại phiên tòa,trước đó các bên liên quan đều đã được gửi thông báo cụ thể .Những nguyên nhân dẫn đến phán quyết của tòa cũng sẽ được nêu rõ.Trong trường hợp phán quyết của tòa ko nhận được sự đồng thuận của các thẩm phán , bất cứ thẩm phán nào cũng có quyền đưa ra ý kiến riêng ,hoặc ý kiến trái ngược.
Việc thực thi phán quyết của tòa sẽ đặt dưới sự giám sát và quản lí của hội đồng bộ trưởng với tư cách là đại diện cho hội đồng các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ . Những quốc gia là thành viên của nghị định thư này có trách nhiệm tuân theo phán quyết của tòa trong những trường hợp họ là các bên liên quan trong thời gian theo quy định của tòa và họ phải đảm bảo cho phán quyết được thực thi.
Việc xuất hiện nhiều cơ chế nhân quyền trên khắp thế giới hiện nay cũng thấy sự quan trọng của nhân quyền trong đời sống quốc tế. Việc xuất hiện nhiều các cơ quan giám sát nhân quyền cũng như những toà án nhân quyền trên khắp các châu lục như vậy sẽ đảm bảo cho một thế giới mà tất cả mọi người không kể màu da, quốc tịch, không kể giới tính có thể chung sống với đầy đủ quyền của mình, đảm bảo cho một thế giới công bằng hơn. Và đó cũng là điều mà tất cả chúng ta cũng như toàn thế giới đang hướng đến.
Buổi 6: Thảo luận về các Toà án Hình sự quốc tế

The International Criminal Court (ICC)
I. Quá trình hình thành
Từ cuối thế kỷ XIX, ý tưởng về một toà hình sự quốc tế đã được hình thành bởi Gustave Moynier, một người Thuỵ Sĩ, khi chứng kiến sự bạo tàn của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871). Tuy nhiên, ý kiến đó đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Chỉ đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đặc biệt với sự ra đời của Chủ nghĩa phát xít cùng với những phương tiện chiến tranh ngày càng có sức huỷ diệt lớn, lần đầu tiên Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) đã phải công nhận nhu cầu cần có một cơ chế thường xuyên nhằm truy tố những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh vào năm 1948 trong hai phiên tòa Nuremberg và Tokyo xét xử những tội phạm Đức Quốc xã và Nhật Bản. Từ thời điểm đó trở đi, rất nhiều điều ước quốc tế đã xác định và nghiêm cấm các hành vi tội ác chiến tranh cùng với sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên những điều ước quốc tế đó lại không đưa ra được đề xuất khả thi nào về một cơ chế quy kết trách nhiệm hình sự của các cá nhân. Trong thế kỷ vừa qua, nhân loại đã phải chứng kiến những đau thương, mất mát tồi tệ nhất trong lịch sử. Chỉ riêng trong 50 năm vừa qua, đã có hơn 250 cuộc xung đột đã nổ ra khắp thế giới, hơn 80 triệu thường dân trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đã chết trong những cuộc xung đột đó và hơn 170 triệu người đã bị tước đoạt các quyền, tài sản và phẩm giá của họ. Sau hai phiên toà năm 1948, cũng có hai toà vụ việc khác được lập nên, đó là Toà hình sự Nam Tư cũ (ICTY) và Tòa hình sự Rwanda (ICTR). Mặc dù ICTR và ICTY là hai cơ quan độc lập, tuy nhiên cả hai toà cùng chia sẻ một phòng công tố chung và một phòng phúc thẩm. Đó là một điều thú vị bởi hai toà vụ việc được lập nên một cách riêng biệt bởi HĐBA và dưới 2 nghị quyết không có liên quan đến nhau. Hơn thế nữa, trụ sở của Toà hình sự Rwanda không nằm ở quốc gia này mà lại nằm ở Arusha – Tanzania bởi sự thiếu thốn cơ sở vật chất của Rwanda nhưng việc đặt trụ sở tại Arusha cũng không cải thiện được mấy tình hình này. Những khó khăn đó càng cho thấy sự cần thiết phải có một Toà hình sự thường trực hơn bao giờ hết. Và chỉ đến khi Quy chế Rome về việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế được thông qua thì một thiết chế quốc tế thường trực có thẩm quyền truy tố những kẻ vi phạm luật quốc tế về nhân đạo mới thực sự được hình thành. 160 quốc gia đã tham gia vào Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại Rome từ 15/6 đến 17/7/1998 để thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court). Văn kiện dự thảo đã được các đoàn đại biểu có mặt đồng ý thông qua trọn gói bằng bỏ phiếu, trong đó có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Sự kiện này là hết sức có ý nghĩa bởi được diễn ra đúng vào ngày cả thế giới kỷ niệm 50 năm ngày thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948). Khi mới thông qua, nhiều người đã cho rằng phải mất vài thập kỷ mới đạt được con số 60 quốc gia phê chuẩn đủ để Quy chế có hiệu lực. Tuy nhiên, với việc 10 quốc gia phê chuẩn Quy chế ngày 11/4/2002, Quy chế sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực từ ngày 01/7/2002 căn cứ theo Điều 126.
Quy chế được chia thành 13 phần và 128 điều khoản trong đó định nghĩa về các tội phạm hình sự, thẩm quyền xét xử, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của Tòa, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan cũng như những nguyên tắc chung của luật hình sự, bản án, thủ tục tố tụng hình sự, việc thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Căn cứ theo Điều 120 - Quy chế Rome, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Thành phần

Theo Điều 34 Quy chế Rome, Tòa Hình sự quốc tế gồm có 4 cơ quan chính: Chủ tịch Tòa án (The Presidency); 1 Bộ phận phúc thẩm (Appeals Division); 1 Bộ phận xét xử (Trial Division) và 1 Bộ phận Tiền xét xử (Pre-Trial Division); văn phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor) và Thư ký Tòa (Registrar).
a, Chủ tịch Tòa án (The Presidency)

Theo Điều 38 Quy chế Rome, Chủ tịch Tòa án bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai. Những người này sẽ được bầu trong số các thẩm phán với đa số tuyệt đối. Chủ tịch Tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm về các công việc hành chính của Tòa trừ những chức năng thuộc về Văn phòng Công tố viên cũng như những chức năng khác được quy định trong Quy chế (Điều 38 (3), (b) – Quy chế Rome). Để thực hiện tất cả những trách nhiệm của mình, Chủ tịch Tòa án sẽ hợp tác với sự nhất trí của Công tố viên về tất cả các vấn đề liên quan tới chức năng của nhau.
b, Các Bộ phận của Tòa (Bộ phận xét xử, Bộ phận tiền xét xử và Bộ phận Phúc thẩm)
Theo Điều 39 quy chế Rome, Ngay sau khi bầu ra các thẩm phán, Tòa sẽ tự lập ra các Bộ phận cụ thể càng sớm càng tốt. Các chức năng tư pháp của Tòa sẽ do các Ủy ban trong từng Bộ phận thực hiện.
- Bộ phận Phúc thẩm (Appeals Division) sẽ bao gồm Chủ tịch Tòa án và 4 thẩm phán khác.
- Bộ phận Xét xử (Trial Division) sẽ gồm không quá 6 thẩm phán.
- Bộ phận Tiền xét xử (Pre-Trial Division) sẽ gồm không quá 6 thẩm phán. Nhiệm vụ cụ thể của các thẩm phán trong từng Bộ phận nói trên sẽ căn cứ vào tính chất của từng loại Bộ phận, tiêu chuẩn và kinh nghiệm của các thẩm phán. Do đó, thành phần của mỗi Bộ phận sẽ bao gồm một tỷ lệ thích hợp các nhà chuyên môn trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự quốc tế. Đặc biệt, các Bộ phận xét xử và Tiền xét xử sẽ bao gồm chủ yếu các thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử tội phạm hình sự.
Trong các bộ phận của toà còn bao gồm các uỷ ban ( chambers)
Các uỷ ban là những bộ phận hành chính (Administrative sub-units). Theo Điều 39 (2), (c)- Quy chế Rome thì trong mỗi Bộ phận có thể sẽ có nhiều hơn một Ủy ban tùy thuộc vào nhu cầu việc thực hiện có hiệu quả khối lượng công việc của Bộ phận. Ủy ban Phúc thẩm (Appeals Chamber) sẽ bao gồm tất cả các thẩm phán của Bộ phận Phúc thẩm. Các chức năng của Ủy ban xét xử (Trial Chamber) sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận xét xử thực hiện, các chức năng của Ủy ban tiền xét xử (Pre-Trial Chamber) sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận tiền xét xử hoặc một thẩm phán của Bộ phận tiến hành.
Chức năng và thẩm quyền của các Ủy ban được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều khoản tương ứng chủ yếu tại phần II, III, V và VIII của Quy chế.
c, Văn phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor)
Văn phòng công tố viên là một cơ quan độc lập của Tòa chịu trách nhiệm tiếp nhận các đệ trình từ phía các quốc gia thành viên cũng như những đệ trình của Hội đồng Bảo an và những thông tin khác nhằm chứng minh về các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa đồng thời tiến hành xem xét và thực hiện các hoạt động điều tra và truy tố các tội phạm đó trước Tòa. Công tố viên (Prosecutor) là người đứng đầu Văn phòng Công tố viên, có toàn quyền quyết định các vấn đề về quản lý và hành chính của văn phòng, như nhân viên, phương tiện bảo đảm hoạt động và những vấn đề khác (Điều 42 (1), (2) – Quy chế Rome).
d, Ban Thư ký Tòa án (The Registry)
Ban Thư ký của Tòa án sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề không thuộc chức năng tư pháp liên quan đến việc quản lý hành chính và phục vụ của Tòa. Đứng đầu là Thư ký Tòa (Registrar) là viên chức hành chính của Tòa hoạt động dưới quyền của Chủ tịch Tòa án. Thư ký Tòa sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền bầu lại và phục vụ toàn thời gian (full-time basis). Thư ký Tòa sẽ được các thẩm phán bầu ra bằng bỏ phiếu kín có lưu ý đến sự giới thiệu của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên (The Assembly of States Parties). Trong trường hợp cần thiết và theo sự giới thiệu của Thư ký, các thẩm phán có thể sẽ bầu ra Phó thư ký theo cách thức tương tự. Các Phó Thư ký sẽ có nhiệm kỳ 5 năm hoặc ngắn hơn theo sự quyết định của đa số tuyệt đối các thẩm phán.
2. Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn của các thẩm phán
Tòa sẽ bao gồm 18 thẩm phán. Tuy nhiên Chủ tịch Tòa án có thể sẽ đề xuất một số lượng nhiều hơn 18 thẩm phán nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc của Tòa. Chủ tịch Tòa án sẽ phải giải trình lý do để đề xuất số lượng đó tại một kỳ họp của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên và sẽ được chấp thuận với tỷ lệ 2/3 số thành viên. Ngược lại, Chủ tịch Tòa án sau đó cũng có thể đề xuất một số lượng các thẩm phán ít hơn căn cứ vào số lượng công việc thực tế của Tòa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thẩm phán sẽ không thể ít hơn 18. Đây là một thủ tục đơn giản và tương đối mềm dẻo cho phép điều chỉnh quy mô của Tòa căn cứ vào công việc thực tế của Tòa mà không cần thiết phải sửa đổi Quy chế.
- Tiêu chuẩn
Theo Điều 36 (3), (b)-Quy chế Rome thì những thẩm phán được chọn từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, không thiên vị, liêm chính và có đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được bầu vào những chức vụ tư pháp cao nhất ở nước họ. Thêm vào đó, các thẩm phán được đề cử phải có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự cũng như có kinh nghiệm tham gia trong các vụ án hình sự như thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư hoặc có năng lực trong những lĩnh vực liên quan của luật quốc tế như nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo và có kinh nghiệm sâu rộng trong chuyên môn pháp lý có liên quan đến chức năng và hoạt động của Tòa. Ngoài ra, họ còn phải có kiến thức sâu rộng và thông thạo ít nhất là một ngôn ngữ làm việc của Tòa.
Các thẩm phán sẽ không thể tham gia vào bất kỳ vụ việc nào mà có những cơ sở xác đáng để nghi ngờ về sự vô tư của họ. Các thẩm phán cũng có thể bị từ chối tư cách tham gia vào một vụ việc nếu trước đó họ đã đảm nhận một vị trí bất kỳ trong vụ án liên quan đến người đang bị điều tra hoặc cáo buộc trước Tòa hoặc trong một vụ án hình sự có liên quan đến người bị cáo buộc hoặc điều tra nói trên tại Tòa án quốc gia. Trong trường hợp này, yêu cầu xem xét tư cách của thẩm phán sẽ do Công tố viên hoặc bất kỳ người đang bị cáo buộc hoặc điều tra nào đưa ra và sẽ được quyết định bởi một đa số tuyệt đối các thẩm phán (Điều 41- Quy chế Rome).
- Sự đề cử và bầu chọn thẩm phán của Tòa
Theo Điều 36 (4) – Quy chế Rome thì các ứng viên sẽ do các quốc gia thành viên đề cử và họ phải là công dân của những nước đó. Một quốc gia có thể chọn lựa theo thủ tục đề cử ứng viên vào các chức vụ tư pháp cao nhất ở nước mình hoặc có thể quyết định thủ tục đề cử các ứng viên cho Tòa án Công lý quốc tế nhưng không thể có hai thẩm phán đồng thời là công dân của cùng một nước.
Khi bầu chọn các thẩm phán, các quốc gia thành viên sẽ phải lưu ý tới sự đại diện của các hệ thống pháp luật chính trên thế giới; sự đại diện cho các khu vực địa lý và sự cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng phải lưu ý đến yêu cầu của các thẩm phán phải chuyên sâu về các lĩnh vực đặc biệt như bạo lực đối với phụ nữ hoặc trẻ em.
Theo Điều 35- Quy chế Rome, Tất cả các thẩm phán sẽ được bầu là những thành viên toàn thời gian (Full-time basis) của Tòa. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và sẽ không thể được bầu lại. Các thẩm phán sẽ được bầu bằng bỏ phiếu kín tại hội nghị bầu các thẩm phán của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên, những thẩm phán trúng cử là những người có số phiếu cao nhất và được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt bỏ phiếu.
Trong lần bầu cử đầu tiên, 1/3 số thẩm phán sẽ bầu bằng cách rút thăm cho một nhiệm kỳ 3 năm, những người này có thể được bầu lại với nhiệm kỳ toàn thời gian; 1/3 số thẩm phán sẽ được bầu bằng rút thăm với nhiệm kỳ 6 năm và số còn lại sẽ được bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Đối với những thẩm phán được giao nhiệm vụ tại các Tòa xét xử và Tòa phúc thẩm, trong trường hợp nhiệm kỳ của họ đã hết, họ vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi vụ án mà họ đã đảm nhận trước khi nhiệm kỳ của họ chấm dứt.
3. Thủ tục
Trong quá trình giải quyết vụ án bên cạnh nhiệm vụ chứng minh tội phạm và trừng phạt người phạm tội bằng một bản án thì trách nhiệm không làm oan người vô tội của toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng của Toà án hình sự quốc tế cũng như của các quốc gia thành viên cũng không kém phần quan trọng. Quy chế Rome đã giải quyết tốt hai yêu cầu này.
3.1. Thông báo và phát hiện tội phạm:
Việc thụ lý giải quyết vụ án: Khi có sự việc được thông báo cho toà án và được công tố Viên thông báo và phát hiện tội phạm quốc tế được thực hiện bởi:
- Các quốc gia thành viên thông báo cho Công tố viên về việc sảy ra một hoặc nhiều tội phạm thuộc thảm quyền tài phán của ICC tại quốc gia mình hoặc quốc gia khác.
- Hội đồng bảo an liên Hợp quốc thông báo cho công tố viên về việc đã xảy ra một hoặc nhiều tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC.
- Công tố viên có thể tự mình mở điều tra dựa vào các thông tin về các tội phạm thuộc thẩm quyền tài phán của ICC.viên đã xác định có đủ căn cứ để mở điều tra và thông báo cho các quốc gia thành viên, yêu cầu các quốc gia thành viên có liên quan theo các nội dung thông tin về tội phạm mà công tố viên yêu cầu.
3.2. Tiến hành điều tra và truy tố:
Sau khi xác minh thông tin nhận được, công tố viên mở cuộc điều tra. Để quyết định có mở cuộc điều tra hay không phải dựa vào các tình tiết:
- Thông tin mà công tố viên nhận được có đủ để xác định tội phạm thuộc quyền tài phán của Toà hay không;
- Vụ án có được thụ lý theo quy chế Rome điều 17 hay không;
- Cân nhắc tính nghiêm trọng của tội phạm và lợi ích của người bị hại. Khi tiến hành điều tra, công tố viên được áp dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác mà quy chế đã quy định để điều tra làm rõ vụ án.
3.3. Tiến hành thủ tục sơ bộ tại toà án:
Trong trường hợp xét thấy việc điều tra là cơ hội duy nhất để lấy lời khai của người làm chứng hoặc để kiểm tra, thu thập hoặc xác minh những chứng cứ có thể bị mất trước khi mở phiên toà thì theo yêu cầu của công tố viên, Hội đồng tiền xét xử có thể áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và tính công minh của thủ tục tố tụng và đặc biệt là bảo vệ quyền bào chữa của bị cáo. Các biện pháp có thể là:
- Đưa ra kiến nghị hoặc quyết định về thủ tục cần tiến hành
- Chỉ thị việc lập biên bản liên quan đến điều tra
3.4. Xét xử:
Vụ án được xét xử với một hội đồng với những nguyên tắc và và thủ tục đảm bảo công minh, khách quan, công bằng của Luật tố tụng hình sự văn minh
[1].
3.5. Kháng cáo:
Sau khi có quyết định của hội đồng xét xử, các bên liên quan( bên buộc tội, bên bị buộc tội và những người có liên quan khác) có quyền kháng cáo đối với những quyết định sau đây của Toà án:
- Quyết định liên quan đến thẩm quyền xét xử hoặc tính có thể chấp nhận được
- Quyết định cho phép từ chối hoặc tạm tha người đang bị điều tra; quyết định của Hội đồng tiền xét xử;
- Quyết định liên quan đến một vấn đề mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc tiến hành xét xử công bằng và khẩn trương hoặc kết quả của việc xét xử, và do đó, theo quan điểm của Hội đồng Tiền xét xử hoặc xét xử.
3.6. Hội đồng kháng cáo:
Khi có kháng cáo, Hội đồng kháng cáo có tất cả các quyền của hội đồng xét xử. Hội đồng kháng cáo có quyền ra một trong các quyết định sau:
- Huỷ bỏ hoặc sửa đổi quyết định hoặc bản án bị kháng cáo
- Quyết định xét xử lại trước một Hội đồng xét xử khác.
3.7. Thi hành án:
Việc thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật đối với các phán quyết của Toà án chủ yếu do các quốc gia thành viên thi hành trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của quốc gia người phạm tội. Trong quá trình thi hành án, Toà án có thể chuyển người đang phải thi hành án đến nhà tù của một quốc gia khác. Người thi hành án cũng có quyền đệ đơn lên Toà án để xin chuyến quốc gia thi hành án.
Cụ thể về quá trình khởi tố - điều tra – truy tố:
a. Khởi tố ( proprio motu)
* 4 nguồn có quyền gửi kiến nghị
- Từ các quốc gia thành viên
- Hội đồng bảo an
- Các công tố viên của ICC điều tra vụ việc
- Quốc gia không phải là thành viên của quy chế Rome, nhưng tự nguyện đưa ra vụ việc và chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICC (trường hợp đặc biệt)
* Sau khi công tố viên nhận được kiến nghị điều tra vụ việc thì sẽ tiến hành điều tra xét xử vụ việc
+ Nếu có căn cứ xác định rằng không cần thiết phải tiến hành điều tra, hoặc không thể tiến hành điều tra, tiếp tục vụ việc hay không đủ các cơ sở pháp lý, chẳng hạn vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử của ICC, vụ việc không cần thiết phải để ICC xét xử à Công tố viên có thể đình chỉ vụ việc.
+ Nếu thấy có đủ cơ sở để bắt đầu một cuộc điều tra chính thức đối với vụ việc, Công tố viên sẽ phải đệ trình với ICC Cụ thể là Uỷ ban tiền xét xử - Pre-Trial Chamber (PTC)
- Nếu PTC không chấp nhận yêu cầu của Công tố viên à Công tố viên phải ngừng ngay việc điều tra chính thức. ( có một ngoại lệ về chấm dứt điều tra của công tố viên: khi có yêu cầu chấm dứt của hội đồng bảo an dựa trên quy định tại chương VII hiến chương Liên hợp quốc, không một cuộc điều tra nào được tiếp tục trong thời hạn 1 năm kể từ khi có yêu cầu)
- Nếu PTC chấp nhận à Công tố viên có quyền điều tra vụ việc.
b. Điều tra ( xem xét thẩm quyền và khả năng xét xử đối với vụ việc): 2 thủ tục
- Thủ tục thứ nhất, Theo điều 18 - Quy chế Rome, trong mọi trường hợp ( ngoại trừ trường hợp do hội đồng bảo an kiến nghị), Công tố viên phải thông báo về ý định của mình sẽ điều tra vụ việc cho tất các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia khác có thẩm quyền trong việc xử lí vụ việc. Các quốc gia có thời hạn 1 tháng để trả lời.
· Nếu quốc gia liên quan trả lời là vị việc không thuộc thẩm quyền của ICC theo nguyên tắc “bổ sung”
[2] của quy chế thì công tố viên sẽ không được tiến hành vụ việc. trừ khi đã đề nghị lên PTC để được phép tiến hành điều tra. Quyết định của PTC có thể bị khiếu nại phúc thẩm bởi cả công tố viên hoặc quốc gia liên quan nếu không đồng ý.
· Nếu quốc gia liên quan chấp nhận thẩm quyền của ICC thì Công tố viên tiến hành điều tra
- Thủ tục thứ hai: xem xét về thẩm quyền của ICC
Được quy định tại điều 19 của quy chế áp dụng đối với tất cả các vụ việc do bất kì chủ thể khởi xưởng, kiến nghị điều tra vụ việc
ICC có thể tự mình xem xét thẩm quyền theo điều 17.
Việc đề nghị xem xét có thể được thực hiện bất cứ khi nào.
- Nếu ở giai đoạn điều tra, tiền xét xử PTC sẽ xem xét và quyết định
- Nếu ở giai đoạn xét xử, hội đồng xét xử sẽ quyết định.
c.Truy tố
Việc truy tố của công tố viên phải được thẩm tra bởi PTC trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Thông thường PTC sẽ mở một phiên xử với sự hiện diện của công tố viên và bị cáo cùng luật sư của họ. Thủ tục tại phiên xử này mang tính chất thẩm định lại hồ sơ buộc tội của công tố viên đảm bảo để các cáo buộc đối với bị cáo là có cơ sở để có thể đưa ra xét xử tại phiên toà chính thức.
III. Nguyên tắc hoạt động
ICC là một chủ thể của luật quốc tế, do đó nguyên tắc hoạt động của nó tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
IV. Thẩm quyền của ICC
1. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của Tòa
- Nguyên tắc ex officio (thẩm quyền xét xử tự động của Tòa)
Theo Điều 12 (1)- Quy chế Rome
“A State which becomes a Party to this Statute thereby accepts the jurisdiction of the Court with respect to the crimes referred to in article 5”.
Tất cả những quốc gia nào đã là thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một cách mặc nhiên thẩm quyền xét xử của Tòa đối với những tội phạm mà Tòa có quyền xét xử. Ở đây có một trường hợp đặc biệt được chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional Provision) đó là các quốc gia thành viên của Quy chế có quyền lựa chọn không chấp nhận thẩm quyền của Tòa khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân hoặc hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình trong một khoảng thời gian là 7 năm kể từ ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực đối với mình (Điều 124- Quy chế Rome).
- Nguyên tắc Jurisdiction ratione temporis
Tòa chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau khi Quy chế đã bắt đầu có hiệu lực. Trong trường hợp một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau ngày Quy chế có hiệu lực thì Tòa chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực với những quốc gia đó, trừ khi quốc gia này có những tuyên bố khác chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà như những quốc gia không phải là thành viên của Quy chế (Điều 11- Quy chế Rome).
- Nguyên tắc Ne bis in idem (nguyên tắc không xét xử hai lần)
Căn cứ theo Điều 20 (1), một người chỉ bị kết án hoặc được tha bổng vì những hành vi cấu thành tội phạm căn cứ vào những quy định trong Quy chế. Không ai có thể bị xét xử tại một tòa án khác vì những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa nếu người đó đã bị Tòa kết án hoặc tha bổng.
Ngược lại, nếu một người đã bị xét xử về một tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa tại một tòa án khác thì sẽ không bị xét xử trước Tòa, trừ trường hợp những trình tự tố tụng tại một tòa án khác nhằm mục đích bảo vệ cho người này khỏi trách nhiệm hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa, hoặc việc xét xử của một Tòa án khác được tiến hành không độc lập và khách quan theo những thủ tục quy định được luật quốc tế thừa nhận và được thực hiện theo những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ thể là mâu thuẫn với ý định đưa người này ra xét xử.
- Nguyên tắc bổ trợ “Principle of Complementarity”
Nguyên tắc này được khẳng định ngay trong lời nói đầu “các quốc gia thành viên … nhấn mạnh rằng Tòa hình sự quốc tế được thành lập theo Quy chế sẽ bổ sung cho thẩm quyền xét xử của các Tòa án quốc gia”.
Điều 1 khẳng định “Tòa hình sự quốc tế là một thiết chế thường trực và có quyền xét xử đối với những cá nhân đã thực hiện những tội phạm quốc tế nguy hiểm nhất và sẽ là sự bổ sung cho thẩm quyền xét xử của các tòa án quốc gia..”.
à Tòa sẽ không thay thế thẩm quyền xét xử của Tòa án các quốc gia mà là sự bổ sung cho thẩm quyền Tòa án của các quốc gia trong việc xét xử những loại tội phạm nguy hiểm cho cộng đồng, đảm bảo rằng những loại tội phạm như thế sẽ phải bị trừng trị một cách đích đáng trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, căn cứ theo Điều 17 thì Tòa án sẽ xem xét và từ chối thực hiện quyền xét xử của mình nếu:
- Vụ việc đã hoặc đang được một quốc gia điều tra hoặc truy tố
- Kẻ phạm tội đã bị xét xử về những tội phạm được đề cập ở trên theo tinh thần của nguyên tắc ne bis in idem
- Vụ việc là chưa đến mức độ nghiêm trọng để Tòa có thể đặt vấn đề xét xử đối với tội phạm đó.
Tuy nhiên, Tòa án sẽ thực hiện quyền xét xử của mình trong trường hợp:
- Vụ việc đang được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra hoặc truy tố nhưng quốc gia này lại không muốn hoặc thực sự không có khả năng tiến hành điều tra hoặc truy tố
- Vụ việc đã được Tòa án trong nước của một quốc gia điều tra nhưng quốc gia này đã quyết định không truy tố kẻ phạm tội vì không muốn hoặc thực sự không có khả năng thực hiện điều đó
Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây khi đặt ra vấn đề Tòa có thẩm quyền xét xử một hành vi phạm tội khi mà Tòa án trong nước cũng có thẩm quyền tương tự là quốc gia có có khả năng hoặc mong muốn thực hiện việc truy tố và xét xử kẻ phạm tội hay không? Điều 17 (2) - Quy chế Rome đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá “sự không mong muốn đưa ra xét xử” là:
- Quá trình điều tra và truy tố đã hoặc đang được tiến hành cũng như toà án trong nước đã đưa ra quyết định với mong muốn bảo vệ kẻ phạm tội khỏi trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm mà Tòa có thẩm quyền xét xử.
- Có sự trì hoãn mà không lý giải được trong quá trình điều tra và truy tố mà trong những hoàn cảnh cụ thể lại mâu thuẫn với ý định đưa kẻ phạm tội ra xét xử
- Quá trình điều tra và truy tố đã và đang thực hiện là không độc lập và thiếu khách quan và quá trình này đã và đang được thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể lại mâu thuẫn với ý định đưa kẻ phạm tội ra xét xử.
2. Những tội phạm thuộc quyền xét xử của Tòa
Theo Điều 1 Quy chế thì Tòa có quyền xét xử đối với những cá nhân về những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế.
Theo Điều 5 thì Tòa án sẽ xét xử đối với hầu hết những tội phạm nguy hiểm nhất do các cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Ba loại tội phạm đầu tiên đã được định nghĩa một cách cẩn thận nhằm tránh sự tối nghĩa, chung chung.
Tại Hội nghị Rome, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế phi chính phủ đã ủng hộ rộng rãi cho việc ghi nhận tội xâm lược, ma tuý và khủng bố vào thẩm quyền xét xử của Tòa. Tuy nhiên đưa ra các định nghĩa cho các tội trên đã không thể đạt được nhằm thỏa mãn tất cả các bên vì lý do không đủ thời gian. Kết quả là Quy chế đã quy định Tòa sẽ không có thẩm quyền xét xử đối với tội xâm lược, ma tuý và khủng bố cho đến khi các quốc gia thành viên đạt được một sự thống nhất tại một phiên họp khác.
- Tội diệt chủng (genocide)
Quy định tại điều 6 của Quy chế Rome
Tội diệt chủng bao gồm những hành vi cụ thể bị cấm đoán được liệt kê, ví dụ như giết chóc, gây ra những sự đe doạ nghiêm trọng) được thực hiện với sự cố ý, toàn bộ hoặc một phần nhắm vào một quốc gia, dân tộc, một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo. Diệt chủng là một trong số những hành vi có mục đích cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người hoặc một dân tộc
Theo Điều 25 (3) (b) của Quy chế, bất kỳ người nào ra lệnh, gạ gẫm hoặc xúi giục người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện các hành vi diệt chủng sẽ phạm tội diệt chủng. Những người: trực tiếp và công khai kích động người khác thực hiện hành vi diệt chủng”cũng sẽ bị coi là phạm tội diệt chủng (Điều 23 (b)). Điều 25 (3) (c) nhấn mạnh rằng những người trợ giúp, tiếp tay hoặc những hình thức giúp đỡ khác nhằm thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hành vi diệt chủng sẽ bị coi là tội phạm diệt chủng. Mặc dù, trái với Điều 3 của Công ước 1948, sự đồng phạm trong việc thực hiện hành vi diệt chủng không được định nghĩa chính thức là một tội phạm, và Điều 23 (3) (d) khẳng định rằng những hành vi đó tương tự như hành vi diệt chủng.
- Tội phạm chống lại loài người (crimes against humanity)
Quy chế Rome đã phân biệt giữa tội phạm thông thường và tội phạm chống lại loài người thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa theo ba tiêu chí:
Thứ nhất, những hành vi cấu thành loại tội phạm này, ví dụ như hành vi sát nhân, phải là hành vi được thực hiện ở quy mô lớn hoặc một cách có hệ thống (widespread or systematic attack). Tuy nhiên, từ “tấn công” ở đây không chỉ bao gồm sự tấn công quân sự mà còn bao gồm những biện pháp về luật pháp hoặc hành chính như là trục xuất hoặc cưỡng bức di dời chỗ ở.
Thứ hai, đó phải là những hành vi trực tiếp chống lại một cộng đồng dân cư (against a civilian population). Do đó những hành vi đơn lẻ, cá thể, tản mác hoặc tình cờ sẽ không được coi là những tội phạm chống lại loài người và không thể bị truy tố về những tội đó.
Cuối cùng, những hành vi này phải được thực hiện theo chính sách của nhà nước hoặc chính sách của tổ chức (a state or organizational policy). Theo đó, những hành vi này có thể do những viên chức nhà nước hoặc những cá nhân hành động do bị cưỡng bức, tự nguyện hoặc chấp nhận. Tội phạm chống lại loài người có thể được thực hiện theo chính sách của một tổ chức nào đó, chẳng hạn những nhóm phiến loạn mà không có sự liên hệ nào với nhà nước.
- Tội phạm chiến tranh (war crimes)
Được quy định tại điều 8- Quy chế Rome
Những tội phạm chiến tranh được chia thành 2 nhóm chính
- Thứ nhất, Tòa có thể xét xử những cá nhân bị cáo buộc là vi phạm nghiêm trọng 4 Công ước Geneva 1949, bao gồm những hành vi sau nhằm chống lại những loại người được Công ước bảo vệ, bao gồm thương binh, các thuỷ thủ của tàu bị đánh chìm hoặc hư hại, tù binh và những thường dân trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng....
- Thứ hai, Tòa cũng có quyền xét xử đối với một phạm vi rộng những hành vi khác vi phạm luật quốc tế về nhân đạo, bao gồm những vi phạm được ghi nhận tại Quy tắc La Haye và Nghị định thư I của Công ước Geneva và luật tập quán quốc tế liên quan.
3. Một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của toà ICC.
Quy chế Rome có quy định một số ngoại lệ về thẩm quyền xét xử của ICC, cụ thể là ở điều 12, 25,26,27 và 31. Trong đó:
Điều 12 ( quy chế Rome 1998): quy định về điều kiện thực hiện quyền tài phán. Cụ thể trong Khoản 2: Trong trường hợp quy định tại điều 13 khoản a hoặc c, toà án có thể thực hiện quyền tài phán nếu một hoặc nhiều quốc gia sau là thành viên của quy chế này hoặc đã chấp nhận quyền tài phán của Toà án theo quy đinh tại khoản 3:
a, Quốc gia mà trên lãnh thổ có hành vi tội phạm xảy ra hoặc quốc gia nơi đăng kí tàu thuyền hoặc tàu bay, nếu tội phạm được thực hiện trên tàu thuyền hay máy bay;
b, Quốc gia mà người bị buộc tội là công dân.
Điều khoản này có quy định về thẩm quyền của toà ICC với các nước không phải là thành viên của công ước là trái với quy định của Điều 34 công ước Viên về luật điều ước 1969. Tuy nhiên, khi giải thích về vấn đề này người ta nói rằng Toà ICC ra đời là nhằm thực thi công lý, nếu bỏ quy định về thẩm quyền tài phán của ICC ở điều 12 đi thì trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm, do đó vẫn để điều khoản 12 trong Quy chế Rome 1998 như vậy coi như là một trường hợp ngoại lệ.
Do Toà hình sự quốc tế chỉ có thẩm quyền xét xử đối với cá nhân, do đó mà những quy định về năng lực hành vi và năng lực pháp luật của cá nhân đều được quy định, cụ thể từ Điều 25 đến Điều 27. Trong đó, Điều 26 quy định trường hợp Toà không có quyền tài phán đó là với người dưới 18 tuổi tại thời điểm cho là phạm tội. Đồng thời ở Điều 27 cho thấy “ các miễn trừ hay thủ tục đặc biệt với người có thân phận chính thức theo luật quốc gia hay luật quốc tế đều không cản trở Toà án thực hiện quyền tài phán”.
Điều 31: quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong điều khoản này có quy định những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm các lý do về năng lực hành vi (tâm thần) hay say, tự vệ hay bảo vệ người khác, do bị ép buộc trong trường hợp bị doạ giết hay sắp bị gây thương tích.
V. Tình huống Congo
1. Tóm tắt vụ việc:
Uỷ viên công tố của ICC Luis Moreno Ocampo nhận được một bức thư của tống thống CHDC Congo yêu cầu xem xét tình hình của những tội ác nằm trong thẩm quyền của Toà được công nhận ở bất kì nơi nào trên lãnh thổ Congo kể từ khi Quy chế Rome có hiệu lực từ ngày 1/7/2002.
- 7/2003, Uỷ viên công tố đã tuyên bố rằng ông ta đang theo sát tình hình ở Congo đặc biệt là ở Ituri và chỉ ra rằng vụ việc này là mối quan tâm hàng đầu của cơ quan này.
- 9/2003, Công tố viên thông báo trước đại hội đồng các quốc gia thành viên ông ta sẽ bắt đầu thực hiện quyền khởi tố (proprio motu powers) của mình dưới sự đồng ý của Uỷ ban tiền xét xử ( PTC).
Ông trưởng công tố viên của toà ICC tuyên bố mở phiên điều tra đầu tiên. Quyết định tiến hành điều tra được đưa ra sau khi đã được xem xét về thẩm quyền của toà theo quy chế Rome. Công tố viên kết luận rằng những tôi ác nghiêm trọng ở Congo sẽ nhận được sự quan tâm từ phía luật pháp và những nạn nhân.
Văn phòng công tố tiến hành phân tích tình hình ở Congo từ tháng 7/2003 và ban đầu tập trung và tình hình tội ác tại Ituri.
Tháng 9/2003, công tố viên tuyên bố ông ta sẵn sàng thực hiện phiên điều tra đầu tiên đối với các quốc gia thành viên dưới sự đồng ý của Uỷ ban tiền xét xử.
Trong lá thư, chính phủ Congo hoan nghênh sự tham gia của ICC và đến tháng 5/2004 đã trình bày về tình hình Congo lên toà.
Hàng nghìn người dân đã chết trong cuộc xung đột tại Congo từ những năm 1990. Thẩm quyền của toà mở rộng đối với những tội ác phạm phải sau ngày 1/7/2002. Quốc gia, những tổ chức quốc tế và những tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng hàng nghìn người bị chết bởi giết người hàng loạt và tử hình ngay tức khắc Congo từ năm 2002. Những bản báo cáo này đã viện dẫn những dẫn chứng của tội hiếp dâm, tra tấn , ép buộc rời khỏi chỗ ở và sử dụng trẻ em làm lính bất hợp pháp.
Trưởng công tố viên đã tập trung vào việc điều tra đối với những người chịu trách nhiệm nhiều nhất đối với những loại tội phạm nguy hiểm dưới thẩm quyền của toà mà Cộng hoà Dân chủ Congo chấp nhận.
2. Cơ sở xác định thẩm quyền của Toà
- Điều 4 (2) quy chế Rome: “Toà án có thể thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình được quy định trong Quy chế này trên lãnh thổ của bất kì quốc gia thành viên nào và trên lành thổ của bất kì quốc gia nào khác theo thoả thuận riêng”.
- Nguyên tắc Jurisdiction ratione temporis
Tòa có quyền xét xử đối với những tội phạm được thực hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực với những quốc gia đó ( tức là ngày 3/5/2004 sau khi Congo phê chuẩn vào quy chế) theo điều 11- Quy chế Rome
- Điều 13, 14 – Quy chế Rome
Article 13
Exercise of jurisdiction
The Court may exercise its jurisdiction with respect to a crime referred to in article 5 in accordance with the provisions of this Statute if:
(a) A situation in which one or more of such crimes appears to have been committed is referred to the Prosecutor by a State Party in accordance with article 14;
(b) A situation in which one or more of such crimes appears to have been committed is referred to the Prosecutor by the Security Council acting under Chapter VII of the Charter of the United Nations; or
(c) The Prosecutor has initiated an investigation in respect of such a crime in accordance with article 15.
Article 14
Referral of a situation by a State Party
1. A State Party may refer to the Prosecutor a situation in which one or more crimes within the jurisdiction of the Court appear to have been committed requesting the Prosecutor to investigate the situation for the purpose of determining whether one or more specific persons should be charged with the commission of such crimes.
2. As far as possible, a referral shall specify the relevant circumstances and be accompanied by such supporting documentation as is available to the State referring the situation.
3. Thủ tục
Congo gửi đơn kiến nghị lên Công tố viên à công tố viên xác định thẩm quyền thông qua sự chấp nhận của uỷ ban tiền xét xử à Công tố viên tiến hành điều tra sau khi được sự đồng ý của ban tiền xét xử à Công tố viên đưa ra cáo buộc đối với những đối tượng thuộc phạm vi xét xử của toà theo Điều 1 và Điều 5 của Quy chế Rome lên Uỷ ban tiền xét xử à Uỷ ban tiền xét xử mở phiên xét xử nhằm thẩm định lại hồ sơ buộc tội của Công tố viên để đảm bảo các cáo buộc đối với bị cáo là có cơ sở để có thể đưa ra xét xử tại phiên toà chính thức.
4. Thực tiễn
Đến nay vụ việc vẫn đang tiếp tục được ICC giải quyết. Toà đã đưa ra một số cáo buộc đối với những cá nhân liên quan trong vụ việc là: Thomas Lubanga Dyilo, Gerrmain Katanga và Mathieu Ngụdjolo Chui. 3 đối tượng trên đều được thông qua những thủ tục là có yêu cầu bắt giữ của Phòng công tố, lệnh bắt giữ của Phòng tiền xét xử, sau đó được giao cho Toà và gặp Phòng Tiền xét xử trước khi bị đưa ra xét xử chính thức. Với đối tượng thứ 4 Bosco Ntaganda thì mới chỉ bị bắt tạm giam và đang trong quá trình điều tra.
Thomas Lubanga Dyilo: Là người sáng lập ra Liên hiệp ái quốc Congo (UPC) và Lực lượng yêu nước vì Congo ( FPLC) và là chủ tịch của UPC. Đối tượng này đã được xét xử chính thức ngày 26/1/2009.
Bị cáo buộc là thủ phạm của tội phạm chiến tranh bao gồm:
- Thu nhận vào quân đội và ép buộc vào quân đội những trẻ em dưới 15 tuổi và FPLC và sử dụng những trẻ em này tham gia tích cực vào chiến sự trong phạm vi của xung đột vũ trang quốc tế từ đầu tháng 9/2002 đến 2/6/2003 (vi phạm điều 8 khoản 2 mục (b) - quy chế Rome)
- Thu nhận vào quân đội và ép buộc vào quân đội những trẻ em dưới 15 tuổi và FPLC và sử dụng những trẻ em này tham gia tích cực vào chiến sự trong phạm vi của xung đột không mang tính chất quốc tế tù 2/6/2003 đến 13/8/2003 ( vi phạm điều 8 khoản 2 mục (e) quy chế Rome)
Germain Katanga và Mathieu Ngudjolo Chui : Đều là chỉ huy lực lượng yêu nước ở Ituri
Bị cáo buộc:
+ Tội phạm chiến tranh:
- Sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi tham gia tích cực vào chiến sự theo điều 8 (2) (b) (xxvi).
- Hướng sự tấn công vào cộng đồng người dân cũng như các cá nhân không trực tiếp tham gia vào chiến sự vi phạm điều 8 (2) (b) (i).
- Cố ý giết người vi phạm điều 8 (2) (a) (i)
- Phá huỷ tài sản vi phạm điều 8 (2) (b) (xiii)
- Cướp bóc vi phạm điều 8 (2) (b) (xvi)
- Nô lệ tình dục và hiếp dâm vi phạm điều 8 (2) (b) (xxii)
+ Tội chống lại loài người
- Giết người vi phạm điều 7(1)(a) quy chế Rome
- Nô lệ tình dục và hiếp dâm theo điều 7(1)(g)
Bosco Ntaganda : phó chỉ huy Lực lượng yêu nước vì Congo
Đã bị bắt tạm giam và đang trong quá trình điều tra.


International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia
( ICTY)
Tòa án hình sự quốc tế Nam Tư cũ được Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1993 tại La Haye (Hà Lan), ICTY là kết quả của một sáng kiến do Ngoại trưởng Đức Klaus Kinkel đưa ra trong một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong nghị quyết 808, HDBA đã quyết định rằng: “ 1 tòa án quốc tế hình sự sẽ được thành lập nhằm điều tra trách nhiệm của những người đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991” ICTY được thành lập tại Hà Lan vào ngày 25/5/1993; sau khi HDBA đã nhất trí phê chuẩn nghị quyết 827 về việc thành lập tòa án: “...in the particular circumstance of the former Yugolasvia the establishment as an ad-hoc measure by the Council of an international tribunal and the prosecution of persons responsible for serious violations of international humanitarian law would enable this aim to be achieved and would contribute to the restoration and maintenance of peace…”
Theo Điều 1- Quy chế ICTY quy định rằng: “ ICTY sẽ có thẩm quyền khởi tố những người có trách nhiệm về những sai lầm nghiêm trọng về luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991 theo đúng với những điều khoản Quy chế hiện tại.”
I. Cơ cấu tổ chức
Cũng giống như các tổ chức tòa án khác, tòa án này cũng hoạt động độc lập theo nguyên tắc chung của Luật ( general principles of law). Và cũng có cơ cấu tổ chức tương tự các cơ quan tòa án khác, bao gồm Ban xét xử (Chambers) trong đó có 3 bộ phận xét xử (Trial Chambers) và một bộ phận Phúc thẩm (Appeals Chamber) , Văn phòng Công tố (Prosecutor) và Ban thư ký tòa( Registry) bao gồm cả thư ký Hội thẩm và thư ký Công tố.
1. Ban xét xử ( Chambers)
- Ban xét xử sẽ có tối đa là 16 thẩm phán thường trực, trong đó không thể có hai thành viên có cùng quốc tịch và có tối đa 12 thẩm phán ad-litem độc lập được bổ nhiệm trong một vụ xét xử và trong đó cũng không thể có hai thành viên có cùng quốc tịch.
- Mỗi một vụ xét xử, trong bộ phận xét xử ( Trial Chamber) có nhiều nhất là 3 thẩm phán thường trực và 6 thẩm phán ad-litem ( thẩm phán phục vụ mục đích xét xử ở toà). mỗi bộ phận xét xử sẽ được chia thành các nhóm xét xử, mỗi nhóm xét xử sẽ đựoc chia 1 thẩm phán thường trực và 2 thẩm phán ad-litem. Các nhóm xét xử sẽ có quyền hạn va trách nhiệm như một bộ phận xét xử và sẽ đưa ra phán quyết phù hợp với Quy chế.
- Bộ phận Phúc thẩm gồm có 7 thẩm phán. 5 trong số đó là thẩm phán thường trực của ICTY và 2 thẩm phán còn lại là của Tòa hình sự quốc tế Rwanda (ICTR).
- Những thẩm phán là thành viên trong Ban xét xử (Chambers) sẽ trở thành người đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới.
- Tiêu chuẩn của thẩm phán: Những người được chọn là thẩm phán phải là những người có tư cách đạo đức tốt, không thiên vị, liêm chính và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để bầu vào những chức vụ tư pháp cao nhất ở đất nước của họ. Họ phải có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự, cũng như có kinh nghiệm tham gia các vụ án hình sự trong các lĩnh vực có liên quan đến luật quốc tế như nhân quyền, luật quốc tế và nhân đạo. Có khái niệm sâu rộng về chuyên môn pháp lý có liên quan đến chức năng và hoạt động của tòa.
- Trong số những thẩm phán thường trực sẽ bầu ra một người đứng đầu là Chủ tịch Tòa án hình sự quốc tế (President of the International Tribunal). Chủ tịch sẽ là thành viên trong ban phúc thẩm và nắm quyền tối cao trong các vụ việc. Sau khi bàn bạc với các thành viên khác trong Tòa án Hình sự quốc tế , Chủ tịch sẽ bổ nhiệm 4 thẩm phán thường trực cho ban Phúc thẩm và 9 thẩm phán cho ban xét xử. Sau đó Chủ tịch cũng bổ nhiệm những thẩm phán ad-litem, đồng thời cũng xác định rõ thời gian mà các thẩm phán ad-litem này làm việc trong ban xét xử. Thẩm phán chỉ phục vụ ở chính ban xét xử mà người đó được bổ nhiệm.
- Những thẩm phán thường trực của mỗi bộ phận xét xử sẽ bầu chọn một thẩm phán làm công việc điều hành theo dõi chung tình hình công việc.
2. Văn phòng công tố
- Công tố viên có trách nhiệm điều tra và khởi tố những người có trách nhiệm cho những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ ngày 01/01/1991.
- Đứng đầu Văn phòng Công tố (The ICTY’s Office of the Prosecutor) là Công tố viên ( Prosecutor). Văn phòng công tố hoạt động như một tổ chức độc lập của Tòa. Công tố viên không được tìm kiếm và nhận tài liệu nào bên ngoài như là bất kỳ một chính phủ hay tổ chức quốc tế.
- Phẩm chất của công tố viên: Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực luật hình sự cũng như những kinh nghiệm trong việc điều tra và khởi tố các vụ án hình sự. Công tố viên có nhiệm kỳ 4 năm và có quyền được bầu lại.
3. Ban thư ký tòa án ( The Registry)
- Ban thư ký sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề không thuộc chức năng tư pháp mà lại liên quan đến việc quản lý hành chính và phục vụ tòa.
- Đứng đầu là thư ký tòa (Registrar) có nhiệm kỳ 4 năm và có quyền được bầu lại.
4. Đề cử và bầu Thẩm phán
• Thẩm phán thường trực
Đại hội đồng sẽ chọn ra 14 thẩm phán trong danh sách mà HDBA trình lên theo phương thức:
- Đầu tiên, Tổng thư ký LHQ sẽ đưa ra lời mời những ứng cử viên từ những quốc gia thành viên trong LHQ hoặc không phải ở LHQ nhưng là quan sát viên thường trực của LHQ.
- Sau 60 ngày kể từ khi nhận được lời mời của Tổng thư ký, mỗi quốc gia có thể chọn lựa hai thành viên có đầy đủ tư cách theo như Điều 13 về tiêu chuẩn thẩm phán trong Quy chế ICTY , nhưng trong đó không thể có 2 thẩm phán đổng thời là công dân của một nước hay là có cùng quốc tịch với thành viên trong Ban phúc thẩm hoặc đã thành viên đã được chọn lựa làm Thẩm phán thường trực của ICC và ICTR.
- Tổng thư ký sẽ chuyển danh sách từ 28 à 42 ứng cử viên lên HDBA. Chủ tịch HDBA sẽ gửi lên Đại hội đồng, tại đây sẽ chọn ra 14 thẩm phán thường trực bằng số phiếu quá bán của những thành viên của LHQ và những quan sát viên thường trực. Nếu xảy ra trường hợp hai ứng cử viên có cùng quốc tịch thì người nào có số phiếu bầu cao hơn thì được chọn. Trong trường hợp còn chỗ trống trong ban xét xử, sau khi bàn bạc với Chủ tịch HDBA và chủ tịch DHD, Tổng thư ký sẽ chỉ định một thẩm phán khác nằm trong danh sách thay thế trong suốt nhiệm kỳ làm việc.
- Những thẩm phán thường trực có nhiệm kỳ 4 năm. Họ được nhận sự phục vụ như là những thẩm phán ICJ và có quyền được bầu lại.
• Thẩm phán ad-litem.
- Tổng thư ký cũng sẽ đưa ra lời mời những thẩm phán có đầy đủ năng lực theo như Điều 13 Quy chế từ các quốc gia thuộc LHQ hoặc là quan sát viên thường trực tại LHQ. Trong vòng 60 ngày sau khi nhận được giấy mời, các nước đó phải đưa ra danh sách 4 ứng cử viên và cần lưu tâm đến sự cân bằng giữa thẩm phán nữ và nam.
- Tổng thư ký chuyển danh sách ứng cử viên cho chủ tịch Đại hội đồng. Từ đó chọn ra 27 thẩm phán ad-litem bằng số phiếu quá bán của những thành viên của LHQ và những quan sát viên thường trực
- Thẩm phán ad-litem có nhiệm kỳ 4 năm và cũng có quyền được bầu lại.
II. Nguyên tắc hoạt động của ICTY
ICTY là tòa án hình sự được thiết lập nên bởi HDBA theo chương VII Hiến chương LHQ, nhằm điều tra trách nhiệm hình sự của những người đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991. Xét về cơ bản ICTY hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của LHQ. Nhưng xét về thực tế, ICTY làm việc độc lập so với HĐBA mặc dù ICTY nằm dưới sự quản lý của Văn phòng Bộ Pháp Luật của Ủy ban thư ký LHQ. Mọi hoạt động điều tra xem xét thẩm vấn vụ việc đều được ICTY làm một cách độc lập, tuy nhiên Chủ tịch ICTY phải nộp bản báo cáo thường niên cho HĐBA và ĐHĐ xem xét.
III. Thẩm quyền của toà án ICTY
Toà án có quyền xét xử bất kỳ cá nhân nào trên lãnh thổ Nam Tư cũ có liên quan, tham gia hay chỉ đạo tiến hành những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người diễn ra trên địa phận Nam Tư cũ kể từ năm 1991. Và mức án cao nhất mà toà có thể tuyên phạt là tù chung thân.
1. Những tội ác sẽ bị toà điều chỉnh và xét xử
Toà có thể cáo buộc các bị cáo vì phạm phải những tội ác sau:
a. Vi phạm nghiêm trọng công ước Geneva năm 1949
Sự vi phạm này bao gồm bất kỳ hành động nào chống lại con người, xâm phạm các tài sản được bảo vệ theo công ước Geneva năm 1949 như chủ ý giết người, tra tấn hay đối xử tàn nhẫn với con người, phá huỷ tài sản trên phạm vi rộng một cách bừa bãi trái với pháp luật.
b. Vi phạm luật chiến tranh và tập quán chiến tranh
Nó bao gồm sử dụng vũ khí để gây thương tích cho người vô tội, phá huỷ bừa bãi thành phố, làng mạc mà không phải là những biện pháp quân sự cần thiết.
Gây tội ác chống lại nhân loại. Đây là những tội ác nhằm vào thường dân trong các cuộc xung đột như giết người, huỷ diệt hàng loạt, tra tấn, khủng bố chính trị và các hành động khác tương tự
c. Tội diệt chủng và chống lại loài người
Diệt chủng được hiểu là giết hàng loạt người trong 1 cộng đồng, tổ chức, gây thương tích hay gây tổn hại về tinh thần cho hang loạt người trong 1 cộng đồng,.. và các hình thức sau đây cũng mang tính chất như vi phạm tội diệt chủng như: âm mưu diệt chủng, khuyến khích xúi giục diệt chủng...
2. Các đối tượng phải chịu sự xét xử của toà:
Những đối tượng sau sẽ bị toà xử phạt:
- Cá nhân tham gia, tổ chức, xúi giục… và tham gia vào quá trình chuẩn bị, tiến hành các tội ác như những điều đã nêu trên.
- Chức vụ cũng như địa vị của cá nhân sẽ không ảnh hưởng đến phán quyết của toà. Nó không giúp cho bị cáo phạm tội có thể chối bỏ được trách nhiệm hoặc giảm hình phạt dành cho mình dù bị cáo có là người đứng đầu nhà nước hay chính phủ.
- Khi cấp dưới của một cá nhân tiến hành các tội ác trên, người cấp trên biết hoặc có lý do để biết rằng cấp dưới của mình sắp hoặc đang gây tội ác mà không có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc trừng trị thì cấp trên này cũng sẽ phạm tội và bị toà xử phạt. Dù cho không trực tiếp phạm tội nhưng cũng không vì thế mà trách nhiệm của họ được chối bỏ và hình phạt dành cho họ sẽ được giảm nhẹ.
- Tất cả những đối tượng làm theo lệnh cấp trên hay chính phủ cũng sẽ không chối bỏ được trách nhiệm của mình. Nó chỉ được toà xem xét để giảm nhẹ hình phạt.
3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của toà án quốc tế sẽ mở rộng trên toàn lãnh thổ liên bang Nam Tư, bao gồm cả mặt dất, vùng trời và dưới nước. Điều này đảm bảo cho việc sẽ không một tội ác nào có thể được bỏ qua. Tất cả các tội ác sẽ được toà trừng trị thích đáng.
Thẩm quyền xét xử theo thời gian của toà án quốc tế sẽ mở rộng bắt đầu từ 1/1/1991 và kéo dài cho đến khi xử hết tất cả các nhân vật có liên quan.
4. Thẩm quyên xét xử non bis in idem
Toà án quốc tế và toà án quốc gia có thể đồng thời xét xử các bị cáo bị khởi tố vì những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người ở Nam Tư cũ từ 1/1/1991.
Toà án quốc tế có quyền năng cao hơn hẳn các toà án quốc gia. Trong bất kỳ giai đoạn nào, toà án quốc tế có thể chính thức yêu cầu toà án quốc gia phục tùng thẩm quyền của mình và tuân thủ theo những điều luật về thủ tục và bằng chứng của toà quốc tế
Sẽ không một cá nhân bị truy tố bởi toà quốc gia vì những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người khi mà trước đó người đó đã bị tuyên án bởi toà án quốc tế.
Một cá nhân bị toà án quốc gia truy tố bởi các hành vi phạm tội nghiêm trọng quyền con người sau đó có thể bị kết án bởi toà quốc tế khi hành động của họ bị truy tố được coi là tội phạm thông thường, hoặc toà quốc gia không công bằng hoặc không độc lập, được lập ra để bảo vệ bị cáo trước các nghĩa vụ quốc tế, hoặc vụ việc không tiến hành một cách đúng đắn
IV. Thực tế xét xử của toà
Tổng thống Serbi Milosevic sau khi bị bắt và giao cho toà án ICTY vào năm 2001, trong thời gian giam giữ và xét xử đã bị chết do dung thuốc trợ tim quá liều. Ông này là người đứng đầu nhà nước. Nhưng cùng với ông cũng có đên 161 nghi phạm khác bị truy tố từ năm 1994 đến nay trong đấy có Slavko Dokmanovic, thị trưởng Vukovar ở Serbia, Thủ Tướng Serbia Milan Milutinovic, cựu phó thủ tướng Nikola Sainovic… Toà án ICTY có thể truy tố bất kì nghi phạm nào dính líu đến tội diệt chủng trên lãnh thổ Nam Tư cũ bất chấp chức vụ, địa vị của họ.
Việc xét xử này đã kéo dài hơn 15 năm, rất nhiều nghi phạm đã nhận tội. Mới đây năm 2006 thêm 6 bị cáo nữa bị tuyên án gồm Nikola Sainovic - cựu Thủ tướng Nam Tư, cựu Chỉ huy quân đội Serbia Dragoljub, Vladimir Lazanevic- cựu Chỉ huy trung đoàn Pristina, cựu Cảnh sát trưởng Kosovo Sreten Lukic và cựu Chỉ huy quân đội Kosovo Nebojsa Pavkovic bị buộc tội đàn áp và giết người. Cho đến nay, phiên toà này vẫn chưa thể kết thúc do còn quá nhiều những kẻ phạm tội chưa bị bắt cũng như còn nhiều vấn đề khúc mắc xung quanh vấn đề ly khai của Kosovo khỏi Serbi.

The International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR)
I. Vài nét về ICTR
The International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR) là một toà án quốc tế được Hội đồng bảo an thành lập theo nghị quyết 955 vào 8/11/1994 nhằm xét xử những người phải chịu trách nhiệm cho tội diệt chủng tại Rwanda và những vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng xảy ra tại lãnh thổ của Rwanda hoặc do công dân Rwanda gây ra tại lãnh thổ các quốc gia láng giềng trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 31/12 năm 1994. Giống như ICTY, ICTR nằm dưới sự quản lý hành chính và tài chính của Liên Hợp Quốc. Tháng 9/1996, ICTR chính thức toàn quyền hoạt động bởi những vấn đề hậu cần, hành chính và tài chính. Chính phủ Rwanda bắt giữ 75,000 người, đình chỉ việc xét xử của ICTR và cả những toà sở tại. Do đó, khác với ICTY thực thể có quyền hoạt động đầy đủ nhưng không thể bắt những người bị truy tố thì ICTR không thể có khả năng khởi tố những người bị bắt giữ. Trái ngược với ICTY, thực thể nằm dưới sự chi phối hoàn cảnh chính trị nên không có khả năng khởi tố bất cứ ai mà có thể phá vỡ thế cân bằng quyền lực đang yên ổn mới giành được không bao lâu thì ICTR lại có thể thực hiện trọn vẹn.
Bởi sự tàn phá của nội chiến tại Rwanda, hội đồng bảo an đã bắt buộc phải đưa ra vấn đề chính trị, hậu cần vịêc thành lập nên ICTR. HĐBA đã phải đàm phán với chính phủ mới để thành lập toà vào thời điểm mà Rwanda đã là thành viên của HĐBA. Tình trạng đó làm phức tạp thêm nhiệm vụ của HĐ bởi quan điểm của chính phủ mới và triển vọng của toà hình sự quốc tế thì khác biệt so với những quan điểm của HĐBA. Ví dụ, khi mà chính phủ mới của Rwanda muốn toà án mới này có thể áp dụng hình phạt tử hình thì HĐBA phản đối bởi nó đã bị bỏ phiếu chống trong khi thành lập ICTY. Thêm vào đó, LHQ hặp khó khăn trong vịêc thuyết phục chính phủ Rwanda đồng ý rằng toà án này có thể khởi tố những sự bạo lực của người Tutsi chống lại những nạn nhân Hutu. Cuối cùng, Luật sư của LHQ Hans Corell đã điều hành cuộc đàm phán với chính phủ mới của Rwanda liên quan đến vị trí của Toà án mới này. Bởi vì sự thiếu thốn cơ sở vật chất và bởi LHQ quan ngại rằng toà án ở Kigali có thể nằm dưới sự ảnh hưởng của chính phủ Rwanda nên sau đó, theo nghị quyết 977 của HĐBA ngày 22/2/1995, ICTR được đặt trụ sở tại Arusha, Tanzania. Việc đặt toà ở một nước khác là chưa từng có tiền lệ và cần thiết phải có một thoả thuận giữa nước sở tại với Tanzania. Bởi bị đơn và nhân chứng chủ yếu đến từ Rwanda nên có một sự khó khăn với những vấn đề hậu cần và thực tiễn. Hơn thế, Arusha không phải là một địa điểm tốt để đặt toà, kể từ đó, LHQ phải xây dựng những cơ sở vật chất cho Toà này.
Năm 1998 hoạt động của ICTR được mở rộng. Thông quan một vài nghị quyết, Hội đồng bảo an kêu gọi Toà hoàn tất quá trình điều tra đến cuối năm 2004, hoàn tất tất cả những hoạt động xét xử vào cuối năm 2008 và hoàn tất mọi công việc vào năm 2010.
ICTR đã hoàn tất xét xử 21 vụ và kết án 29 người. 11 vụ khác đang trong quá trình xét xử. 14 cá nhân đang bị giam cầm chờ bị xét xử nhưng công tố viên đang có ý định chuyển 5 nguời cho thẩm quyền xét xử quốc gia
II. Cơ cấu tổ chức
1. Phòng xét xử
3 Phòng xét xử và Phòng phúc thẩm được thành lập với những thẩm phán thông qua bầu cử bởi General Assembly từ một danh sách được đệ trình lên HĐBA. Những thành viên của các phòng này trước hết được lựa chọn từ danh sách những ứng cử viên được đệ trình bởi các quốc gia thành viên của LHQ. Những sự ứng cử này phải là sự đại diện thích hợp của những hệ thống luật trên thế giới. Những thẩm phán được bầu theo thời hạn 4 năm. Họ có quyền được tái cử.
3 phòng xét xử và phòng phúc thẩm được thành lập với 16 thẩm phán. Không có 2 thẩm phán nào cùng là công dân một nước. Có 3 thẩm phán trong một Phòng xử án và 5 thẩm phán trong một phòng phúc thẩm, phòng này được liên kết với Toà hình sự Nam Tư cũ.
Bằng nghị quyết 1431 ngày 14/8/2002, Hội đồng Bảo An đã quyết định thiết lập một ban gồm 18 thẩm phán ad-litem. Vào một thời điểm bất kỳ, tối đa 4 thẩm phán này có thể được chuyển vào các Phòng xét xử. Vào ngày 27/10/2003, Hội đồng bảo an thông qua nghị quyết 1512 và tăng số lượng thẩm phán ad-litem từ 4 người lên 9 người có thể phục vụ cho việc xử án. Với nghị quyết 1855 ngày 19/12/2008, HĐBA quyết định Tổng thư ký LHQ có thể chỉ định trong số những nguồn hiện tại những thẩm phán ad-litem bổ sung dựa theo yêu cầu của Chủ tịch Toà Hình sự quốc tế để hoàn thiện việc xét xử hiện hành hay quản lý việc xét xử bổ sung, tuy nhiên, tổng số thẩm phán ad-litem được chỉ định cho các phòng xét xử sẽ đôi khi vượt quá 9 người theo như Điều 11, đoạn 1 của Quy chế Toà án và lên tới mức tối đa 12 người vào thời điểm nào đó nhưng lại quay lại mức 9 người vào ngày 31/12/2009.
2. Cơ quan Công tố (OTP)
Trưởng ban công tố của Toà hình sự Rwanda là ông Hassan Bubacar Jallow người Gambia. Ông được HĐBA chỉ định làm trưởng công tố ngày 15/9/2003. . Phó ban công tố là ông Bongani Majola (South Africa).
- Cơ quan này được phân chia làm hai bộ phận:
Phòng công tố đứng đầu là Trưởng ban công tố, bao gồm các bộ phận:
o Bộ phận Điều tra được phân chia thành các nhóm có nhiệm vụ thu thập các chứng cứ của những cá nhân có dính líu đến các hành động phạm pháp tại Rwanda năm 1994, và nằm trong thẩm quyền của Toà ;
o Bộ phận trial đứng đầu là Senior Trial Attorneys;
Phòng phúc thẩm và Bộ phận tư vấn luật (ALAD) đứng đầu là Trưởng bộ phận tư vấn, có nhiệm vụ :
o Nghiên cứu những sự kháng cáo từ phiên toà cuối cùng hay lời phán quyết và phản hồi lại tất cả các sự biện hộ chống lại sự kết tội hay bản án;
o Cung cấp những sự tư vấn luật cho các bộ phận và sự quản lý ở OTP với các vấn đề thuộc về luật hình sự quốc tế hay quốc gia, bằng chứng, thủ tục, chiến lược và chiến thuật trial, sự vạch tội, bảo vệ nhân chứng, sắc tộc, chính sách và các vấn đề khác;
o Đảm bảo tiếp tục giảng dạy pháp luật trong phạm vi OTP, thông qua các diễn đàn luật hàng tháng, xây dựng cơ sở dữ liệu các quyết định của ICTR và ICTY
3. Ban Thư ký
Ban thư ký chịu trách nhiệm cho các hoạt động hành chính và quản lý của Toà. Đứng đầu ban này là Trưởng ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp những hộ trợ pháp luật cho hoạt động của Phòng xử án và phòng công tố. Ban thư ký còn có các chức năng pháp luật khác dựa trên Quy chế Toà về thủ tục và bằng chứng và đây là kênh thông tin của Toà.
Ban thư ký bao gồm 2 bộ phận: Bộ phận phục vụ các vấn đề pháp luật(Judicial and Legal Services Division ) và bộ phận hành chính (Division of Administration). Trưởng ban Thư ký đứng đầu ban này và là đại diện của Tổng thư ký LHQ.
4. Phòng nhân chứng và hỗ trợ nạn nhân (WVSS)
Phòng nhân chứng và hỗ trợ nạn nhân được thàh lập năm 1996 theo quy chế của Toà và các Nguyên tắc thủ tục và bằng chứng và nằm dưới sự quản lý của Ban thư ký. Nhiệm vụ của bộ phận này là đảm bảo sự sẵn sàng của các nhân chứng bằng cách cung cấp cho họ sự hỗ trợ công bằng và những biện pháp bảo vệ với tất cả các nhân chứng và nạn nhân được gọi ra trước toà để làm chứng. Bộ phận này gồm có 2 đơn vị: 1 đơn vị phụ trách nhân chứng khởi tố và một đơn vị phụ trách nhân chứng biện hộ. Những biện pháp được áp dụng bao gồm:
- Cung cấp những biện pháp hỗ trợ và bảo vệ bình đẳng cho tất cả các nhân chứng và nạn nhân được gọi ra trước Toà: đó là các biện pháp hỗ trợ phục hồi cả về thể chất và tâm lý đặc biệt với các nạn nhân bị cưỡng hiếp hay nô lệ tình dục, các biện pháp bảo vệ ngắn hạn và dài hạn cho cả gia đình của họ, tư vấn cho toà những biện pháp bảo vệ và hỗ trợ và yêu cầu Toà áp dụng các biện pháp thích hợp cho sự riêng tư của họ và bảo vệ họ.
- Hỗ trợ nạn nhân và nhân chứng: chăm sóc con cái cho các đối tượng này trong thời gian họ vắng mặt, bảo vệ tài sản, các sự hỗ trợ về mặt hành chính, chăm sóc y tế và tâm lý, kiểm tra và xét nghiệm toàn diện trong các trường hợp cần thiết, đồng thời hỗ trợ các thủ tục đi lại như hộ chiếu, thị thực để đến toà và sau khi kết thúc phiên toà trở về nước.
- Bảo vệ nhân chứng: áp dụng các biện pháp bảo vệ trong quá trình di chuyển đặc biệt là từ nước sở tại đến toà, Tanzania và ICTR cử những lực lượng giám sát 24/24 với nhân chứng trong quá trình tham dự phiên toà tại Arusha, hộ tống nhân chứng vào phòng xét xử, đảm bảo bí mật nhận dạng của nhân chứng bằng biệt hiệu và bảo vệ họ tại ghế nhân chứng tại toà, xử kín,…
- Chăm sóc y tế
5. Luật sư bào chữa và quản lý giam giữ (DCDMS)
Bộ phận này được thành lập dưới quyền quản lý của Ban thư ký tháng 7/1997 để đảm bảo cung cấp những luật sư biện hộ có đủ trình độ dưới sự quản lý của toà cho những đối tượng bi kết tội hay tình nghi không có đủ điều kiện mời luật sư và đảm bảo United Nations Detention Facility - UNDF phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Công việc của bộ phận này được chia ra làm các hoạt động liên quan tới sự phân công công vịêc và cung cấp các sự hỗ trợ pháp lý và các hoạt động liên quan tới các biện pháp giam giữ trong khi phần lớn công vịêc của bộ phận này có liên quan đến quản lý những hoạt động của luật sư bào chữa.
- Các luật sư bào chữa: Hoạt động có liên quan của các luật sư là soạn thảo danh sách các luật sư bào chữa để các đối tượng không có đủ điều kiện thuê luật sư có thể chọn luật sư bào chữa cho mình. Danh sách này bao gồm hơn 200 luật sư đến từ các quốc gia.
- Các biện pháp giam giữ: Toà đã thiết lập United Nations Detention Facility (UNDF) bao gồm 56 xà lim trong khu nhà giam liên hợp Arusha. Hình phạt cao nhất có thể được áp dụng là chung thân.
- Quyền lợi của các đối tượng bị giam giữ: Họ có thể liên hệ bằng thư và điện thoại với gia đình và những người khác và có thể được thăm nuôi dưới sự hạn chế và giám sát cần thiết vì lý do an ninh. Họ có thể giao thiệp hoàn toàn không có sự cản trở với đại diện pháp lý của họ và những nhân viên đặc biệt. Sự tự do của họ trong khuôn khổ nhà tù rất hạn chế, chủ yếu thông qua các hoạt động tôn giáo, các lớp học hay các bài tập thể dục. Việc ăn uống được chuẩn bị dưới những tiêu chuẩn của phòng y tế và phù hợp với tôn giáo, văn hoá của đối tượng bị giam giữ.
6. Bộ phận quản lý Toà (CMS)
Bộ phận quản lý Toà cung cấp những hỗ trợ hành chính, xét xử và hậu cần cho các vụ kiện tụng trước 3 phòng xử án cũng như phòng phúc thẩm của Toà. Bộ phận này gồm có 50 thành viên được chia vào 4 đơn vị: đơn vị truy tố (Judicial Proceedings unit), đơn vị phúc thẩm, đơn vị hồ sơ và lưu trữ hồ sơ và đơn vị báo cáo viên.
7. The Procurement Section
II. Nguyên tắc hoạt động
ICTR bị chi phối bởi Quy chế của Toà được bổ sung trong NQ 955 của HĐBA. Điều khoản của quy chế này liên quan đến các trách nhiệm hình sự cá nhân giống như những quy chế của Toà ICTY. Trên thực tế, quy chế của toà Rwanda là sự phỏng theo những quy chế của Toà án Nam Tư trong những trường hợp của Rwanda.
III. Thẩm quyền xét xử của ICTR
Toà hình sự Rwanda có thẩm quyền theo thời gian từ ngày 1/1/1994 cho đến ngày 31/12/1994.
Ratione materiae: ICTR có thẩm quyền xét xử đối với tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, vi phạm Công ước Gioneva 1949.
Ratione temporis: những tội ác xảy ra trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 31/12/1994
Ratione personae et ratione loci: những tội ác gây ra bởi người Rwanda xảy ra trên lãnh thổ Rwanda và trên lãnh thổ của những quốc gia láng giềng cũng như những tội ác do những người không phải công dân Rwanda gây ra tại Rwanda.
IV. Bài học liên quan tới Hoà bình và Công lý
Không bao giờ tái phạm (NEVER AGAIN): những quốc gia Châu Phi phải rút ra được bài học từ nạn diệt chủng tại Rwanda để tránh việc lặp lại tội ác kinh khủng nhất tại lục địa này. Thể chế yếu kém tại rất nhiều nước Châu Phi đã làm gia tăng một “culture impunity” văn hoá không bị trừng phạt, đặc biệt dưới chế độ độc tài đã làm tất cả để níu giữ quyền lực.
Sự phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị và pháp lý (Evolution of political and legal accountability): Những cá nhân nắm quyền lực thường xuyên vi phạm tội diệt chủng và những tội ác chống lại loài người. Đây là lần đầu tiên những cá nhân đang ở địa vị cao bị yêu cầu giải thích về những vi phạm về nhân quyền tại Châu Phi trước một toà án quốc tế. Hoạt động của Toà án đã gửi một thông điệp mãnh mẽ tới các nhà lãnh đạo và những thủ lĩnh chiến tranh tại Châu Phi. Bằng việc đưa ra những phán quyết chưa có bao giờ liên quan tới tội diệt chủng, ICTR đã đưa ra một ví dụ mà theo đó bất cứ bất cứ nơi nào trên thế giới nếu vi phạm những tội ác như trên sẽ bị trừng trị
Sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Phi: Những nguời bị buộc tội hiện bị giam cầm tại Toà ở Arusha đã bị bắt và bị thuyên chuyển từ hơn 15 quốc gia. Một số quốc gia tại Châu Phi đang tăng cường hợp tác với Toà. Những biểu hiện này chứng tỏ những quốc gia này đã nhận thức được rằng họ không thể chối bỏ pháp luật quốc tế trên chính lãnh thổ của họ.
Sự tôn trọng các bản án (Enforcement of prison sentences): Toà mong muốn có thể đánh giá đươc sự tuân thủ việc thực thi những bản án tại Châu Phi vì một số lý do văn hoá xã hội vốn có ảnh hưởng lớn tới lục địa này. Bằng việc tăng thêm những nhà giam cho những kẻ bị Toà kết án tội diệt chủng, các quốc gia Châu Phi có thể biểu thị một sự cam kết thực thi nguyên tắc luật pháp. Vào ngày 19/2/1999 Cộng hoà Mali trở thành quốc gia đầu tiên ký vào một hiệp định với ICTR để cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc thực thu những bản án của Toà. Một hiệp định tương tự cũng được ký với Benin vào 26/8/1999. Qúa trình đàm phán với những quốc gia Châu Phi khác cũng đang tiến gần đến hồi kết.
Sự hỗ trợ về chính trị, đạo đức và vật chất từ phía các quốc gia Châu Phi đối với Toà là cần thiết. Chủ yếu dựa vào những thành công hay thất bại cơ bản của ICTR bởi Toà đang giải quyết những tội ác xảy ra tại Châu Phi với hơn 500,000 nạn nhân. Những quốc gia Châu Phi và Chính phủ nên biết rằng mạng sống của những nạn nhân này cũng quan trọng như vô số những nạn nhân khác ở khắp mọi nơi bằng việc hỗ trợ nhiều hơn công việc của ICTR. Hoạt động của Toà đang cung cấp những quyết định quan trọng cho ICC trong tương lai và những thẩm quyền quốc gia khác nhau. Điều này đóng góp một nền tảng cơ bản cho hoà bình và công lý quốc tế trong thế kỷ XXI.

Kết luận
Ba Toà hình sự được trình bày trong bài viết này hiện tại là những toà hình sự vẫn đang trong quá trình hoạt động, trong đó ICC sẽ là Toà hình sự thường trực và chịu trách nhiệm xét xử tất cả những hành vi có liên quan đến trách nhiệm hình sự quốc tế đã, đang và có thể diễn ra trong tương lai. Cả ICC và hai toà vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda đều có một điểm chung và cũng là đặc điểm nhận dạng của Toà hình sự đó chính là các Toà này chỉ chịu trách nhiệm và có thẩm quyền xét xử những cá nhân, khác với cơ chế Toà ICJ là điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Hơn thế nữa, ICJ chỉ xét xử các vụ việc dựa trên những bản Memorial và Counter-memorial của các quốc gia tranh chấp gửi lên cho toà, nhưng với ICC, khi Công tố viên nhận thấy có dấu hiệu có những hành vi có thể thuộc thẩm quyền tài phán của ICC hay bất cứ quốc gia nào yêu cầu xem xét thì Công tố viên hay Toà sẽ chịu trách nhiệm kể từ công việc điều tra trở đi hay nói đúng hơn là Toà chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối vụ việc. Chỉ trong trường hợp, Hội đồng bảo an đang điều tra vụ việc thì Công tố viên sẽ tạm dừng không điều tra nữa. Đồng thời, Điều 27 quy chế Rome còn cho thấy, ICC có thẩm quyền với các cá nhân dù với bất cứ cương vị nào, thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi cá nhân. Những nguyên tắc hoạt động của ICC cho thấy ICC không đứng trên quyền tố tụng hình sự của các quốc gia bởi tố tụng hình sự chính là thẩm quyền tối đa của quốc gia, từ đó dẫn tới một nguyên tắc khác của ICC đó là không xét xử hai lần. Điều này có nghĩa là đối với những vụ việc đã xét xử ở một toà khác như Toà quốc gia hay nhân quyền thì ICC sẽ không thụ lý nữa. Vậy ICC có điểm khác biệt nào với hai toà hình sự vụ việc Nam Tư cũ và Rwanda. Câu trả lời khá thú vị bởi ICC có thể coi như một tổ chức quốc tế và Tổ chức này thì độc lập với Liên Hợp Quốc và Hiến chương Liên Hợp Quốc, do đó có thể thấy ICC không đứng trên các quốc gia. Trong khi đó, ICTY và ICTR lại được thành lập dựa trên các nghị quyết của Liên Hợp Quốc dựa trên Chương VII của Hiến chương, do đó mà 2 toà vụ việc này không khác gì một biện pháp cưỡng chế của Hội đồng Bảo an, do đó, xét về khía cạnh này hai Toà vụ vịêc này có thể đứng trên quốc gia. Về cơ bản, có thể thấy ICC phụ thuộc vào hiệu lực hợp tác hình sự theo sự ủng hộ của các quốc gia thành viên và không có quyền hành pháp và không có lực lượng khống chế của riêng mình nên ICC hoàn toàn nhờ vào sự hợp tác đầy đủ, hiệu quả và kịp thời của các nước thành viên. Với những gì những người sáng lập đã thấy trước, Toà án này dành cho phe yếu và các cấu yếu mà không đủ năng lực và phương tiện để thi hành các quyết định của mình bởi ICC được lập nên một phần là để chủ quyền quốc gia được duy trì vững mạnh.

[1] Phần VI Quy chế Rome.
[2] Điều 17- Quy chế Rome
Buổi 7: Thảo luận về Trọng tài quốc tế

A. Những vấn đề chung về PCA

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Lịch sử
- Hội nghị hoà bình thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Hague năm 1899 đã thông qua công ước “giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, thiết lập nên một cơ quan giải quyết tranh chấp toàn cầu: Trọng tài quốc tế (PCA).PCA là tiền thân của các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay bao gồm cả ICJ.Công ước 1899 được sửa đổi tại hội nghị hoà bình thế giới lần thứ 2 (còn gọi là công ước 1907) vào năm 1907 bằng việc thông qua công ước giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế thứ 2.Mặc dù đa số các quốc gia đều theo Công ước năm 1907,nhưng cả hai công ước này đều đang có hiệu lực.Hiện tại có 97 quốc gia thành viên.
2. Non - State Parties (các chủ thể phi quốc gia)

- Được hình thành ban đầu như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia,PCA đã được ủy quyền, vào những năm 1930,sử dụng các khả năng để hòa giải, và làm trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể độc lập, do đó nó có quyền giải quyết các tranh chấp về thương mại và đầu tư.Vào năm 1962,PCA đã soạn thảo bộ luật “Những nguyên tắc của Trọng tài và Hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa 2 bên,trong đó chỉ có một bên là quốc gia”, sau đó dẫn tới việc thông qua Hiệp định năm 1965 thành lập nên Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư tại ngân hàng thế giới.
(- Tuy nhiên,trong những năm sau đó, sau 2 cuộc chiển tranh thế giới và sự thành lập ICJ và tổ chức tiền nhiệm - tổ chức PCIJ, PCA đã bị cộng đồng quốc tế sử dụng không đúng mức.)

3. Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Link)

- “The first stirrings of revitalization” của PCA bắt đầu vào những năm 1980.Vào năm 1976,Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), đã thông qua một bộ luật trọng tài phi nguyên tắc để sử dụng “trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong các mối quan hệ thương mại quốc tế,đặc biệt là các hợp đồng thương mại”.Luật này còn quy định việc chỉ định trọng tài và quyết định phản đối trọng tài. “Thẩm quyền chỉ định” được thiết lập bởi sự thoả thuận của các bên.Trong những trường hợp mà các bên không thể thống nhất về việc lựa chọn thẩm quyền chỉ định,thì cần thiết phải có một tổ chức quốc tế đáng tin cậy.Bởi vậy theo điều 6 khoản 2 và điều 7 khoản 2b của uỷ ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL rules):

“ Nếu các bên không thống nhất được thẩm quyền chỉ định, hoặc nếu thống nhất được nhưng người có thẩm quyền chỉ định từ chối; hoặc không thể chỉ định trọng tài… thì một trong các bên có thể yêu cầu Tổng thư ký của PCA chỉ định.

4. Iran-United States Claims – Tribunal ( toà thành lập theo yêu cầu của Iran và Mỹ) (ví dụ )

- Vào năm 1981 Tổng thư ký lần đầu tiên được yêu cầu bổ nhiệm một thẩm quyền chỉ định, không phải cho một trọng tài thương mại,mà cho Iran- Hoa Kỳ Claims Tribunal.Sự cung cấp điều kiện vật chất và sự giúp đỡ … đối với cơ quan đó trong quá trình hình thành cũng truyền sức sống mới cho PCA.Kể từ năm 1981, gần 200 yêu cầu cho sự bổ nhiệm một thẩm quyền chỉ định đã được đệ trình lên Tổng thư ký,phần lớn trong số đó là từ giữa những năm 1990.Sự tăng lên này,cũng như sự gia tăng của các trường hợp phức tạp,đã trực tiếp đưa PCA đến lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế.Tổng thư ký ngày càng được yêu cầu giải quyết trực tiếp như thẩm quyền chỉ định,hơn là chỉ đơn thuần bổ nhiệm tổ chức hoặc cá nhân khác.

5. Revitalization_(tái hoạt động)

- Sự tái hoạt động của PCA bắt đầu vào đầu những năm 1990.Vào năm 1991,PCA đã triệu tập một nhóm những chuyên gia làm việc với mục đích đưa ra những khuyến cáo để cải thiện chức năng của nó .Kể từ đó, PCA đã mở rộng và quốc tế hóa bộ phận nhân viên của nó,làm tăng thêm sự nhận thức toàn cầu về khả năng và vai trò của nó, và thúc đẩy và hiện đại hóa chức năng của hệ thống giải quyết tranh chấp căn bản bằng việc thông qua những nguyên tắc về thủ tục mà hầu như dựa trên các quy tắc của UNCITRAL.PCA nhận thấy rằng,mặc dù… nhưng những nguyên tắc của UNCITRAL đã phản ánh thực tiễn và nguyên tắc hoạt động được thừa nhận trong văn hoá trọng tài trên toàn thế giới và sẽ “ quy định những thủ tục có hiệu quả và công bằng trong việc hoà bình giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về việc giải thích, áp dụng, thực hiện điều ước và những thoả thuận khác mặc dù những thủ tục này được dùng trong trọng tài thương mại.”
- Kể từ năm 1990,nhân viên của PCA đã tăng lên gấp 5 và đại diện cho hơn 10 quốc gia.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC (ORGANIZATIONAL ASPECTS)

1.Trụ sở

PCA có trụ sở tại Hague.Các quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành dưới sự bảo trợ của nó có thể diễn ra tại bất kỳ nơi nào khác mà được các bên và toà chấp thuận trong một trường hợp nào đó.

2. International Bureau_Ban quốc tế

- Cơ cấu tổ chức cơ bản của PCA được thiết lập trong Công ước nămm 1899 và 1907. PCA không phải là một toà thực sự với các thẩm phán thường trực.Thay vào đó,một ban thư ký thường trực, ban quốc tế và đứng đầu là tổng thư ký,giúp đỡ các bên,trong mỗi vụ việc,thiết lập và quản lý một toà adhoc. Ban quốc tế là ban thư ký đang hoạt động của PCA.Nó duy trì danh sách thường trực những trọng tài tiềm năng,nhận những thông báo trực tiếp từ PCA (bao gồm những yêu cầu về quyền trọng tài), và quy định những sự phục vụ hành chính đang diễn ra đối với các tòa trọng tài,bao gồm sự cung cấp các cơ sở cho việc xây dựng PCA.
3.Ủy ban (hội đồng) hành chính - Administrative Council

- Chức năng giám sát của PCA được giao cho hội đồng hành chính,cơ quan bao gồm các đại diện ngoại giao của các bên được cử tới Hà Lan dự hội nghị 1899 và 1907.Hội đồng đưa ra sự chỉ đạo chung cho công việc của PCA, và giám sát sự quản lý, ngân sách và chi tiêu của nó(PCA).(Ngân sách của PCA là sự đóng góp của các quốc gia thành viên, số lượng mà dựa trên hệ thống các đơn vị được duy trì bởi Hiệp hội bưu chính toàn cầu ( một trong số ít các tổ chức liên chính phủ tồn tại từ 1899).Do đó,năm 2003,sự đóng góp cao nhất của quốc gia đơn lẻ là 24,450 euros ( 50 đơn vị ) và thấp nhất là 244.50 euros (0.5 đv).)Tổng thư ký báo cáo thường niên với hội đồng hành chính về hoạt động của PCA,chức năng hành chính và chi tiêu của nó.(PCA).
(- Vì thời kỳ tái hoạt động của PCA xảy ra đồng thời với một chính sách của chính phủ tuyên bố về sự phát triển không đáng kể trong các tổ chức quốc tế,phần lớn những sự phát triển và mở rộng mới đây của nó được tài trợ từ nguồn ngân sách dự trữ, bao gồm các khoản phí thu từ các tòa trọng tài.)

4.Thành viên của toà

- Các nhà dự thảo công ước 1899 và 1907 đã dự tính việc các bên lựa chọn trọng tài của mình thông qua một danh sách đóng.Bởi vậy,2 công ước đó quy định rằng mỗi quốc gia ký kết Công ước có thể chỉ định lên tới 4 thành viên của tòa: những người có đủ chuyên môn trong lĩnh vực luật quốc tế,có đạo đức tốt và tự nguyện chấp nhận các nghĩa vụ của một trọng tài (Đ44 CƯ 1907).Mặc dù công ước quy định rằng các trọng tài phải được lựa chọn từ danh sách thành viên (Đ45 CƯ1907), nhưng rõ ràng rằng,trong lịch sử của PCA,các bên muốn có sự tự do để chỉ định trọng tài ngoài cái danh sách đó.

(- Ngoài việc thành lập một hội đồng trọng tài có khả năng, các thành viên của PCA từ mỗi nước ký kết chỉ định một nhóm quốc gia, mà các nhóm này có quyền cử các ứng viên tuyển vào ICJ.)

5.Các văn kiện pháp lý cơ bản

- Công ước năm 1899 và 1907 tạo thành những văn kiện cơ bản của PCA.Trong khi các công ước cũng quy định một khung thủ tục cho các cách giải quyết tranh chấp dưới sự bảo trợ của PCA,thì một loạt các nguyên tắc thủ tục mới đã được ấn định vào những năm gần đây.Những văn kiện đó phần lớn dựa trên các văn kiện pháp lý của UNCITRAL, để phản ánh sự nhất trí trong các thủ tục giải quyết tranh chấp trên toàn thế giới.Các bộ luật dưới đây đều đang có hiệu lực:

• Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài giữa 2 quốc gia.(1992)
• Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng ttài giữa 2 bên mà chỉ có một bên là quốc gia (1993).
• Các nguyên tắc không bắt buộc cho Trọng tài liên quan đến các tổ chức quốc tế và các quốc gia (1996)
• Những nguyên tắc không bắt buộc cho trọng tài giữa các tổ chức quốc tế và các bên tư nhân.(1996)
• Các nguyên tắc hòa giải không bắt buộc (1996)
• Những nguyên tắc không bắt buộc cho việc tìm hiểu tình hình thực tế của ủy ban điều tra (1997)
• Các nguyên tắc của quy trình giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
• Các nguyên tắc không bắt buộc cho sự hòa giải tranh chấp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
According to the introduction to the 1992 Optional Rules for Arbitrating
Disputes between Two States:
“Experience in arbitrations since 1981 suggests that the UNCITRAL
Arbitration Rules provide fair and effective procedures for peaceful
resolution of disputes between States concerning the interpretation,
application and performance of treaties and other agreements, although
they were originally designed for commercial arbitration.”

- Ngoài việc áp dụng các nguyên tắc dựa trên UNCITRAL,PCA thường thực hiện việc xét xử theo các nguyên tắc xét xử của UNCITRAL,hoặc theo các nguyên tắc adhoc được các bên đưa ra cho việc xét xử liên quan.
- Vì vậy,đối với thủ tục của PCA,dường như không có một bộ luật thủ tục riêng nào áp dụng cho tất cả các trường hợp.Bởi vì ưu thế của việc xét xử là một phương pháp giải quyết tranh chấp quốc tế nằm trong hệ thống của PCA, những tranh cãi về vấn đề thủ tục trong bộ luật này giới hạn tính xét xử của trọng tài.Hơn nữa,bởi vì các bên hiếm khi dựa vào các nguyên tắc không hợp thời và không chi tiết, các nguyên tắc thủ tục đầu tiên trong công ước 1899 và 1907 nhấn mạnh vào các điều khoản trong các bộ luật hiện đại của PCA.

6.Tòa
- Vì vậy, không có một tòa thực sự nào.Một tòa án hoặc một bộ phận giải quyết tranh chấp khác được thiết lập theo từng vụ việc được đệ trình, và phương pháp thành lập của nó sẽ dựa trên luật áp dụng.

7. Registry Services

- Ban thư ký của PCA _ International Bureau_ có một nhóm nhân viên hành chính và pháp luật thông thạo nhiều thứ tiếng và có kinh nghiệm.Nó có thể cung cấp dịch vụ đăng ký và hỗ trợ pháp lý cho các tòa và các ủy ban,ví dụ, cung cấp các nguồn thông tin chính thức và đảm bảo sự an toàn của các tài liệu…Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong PCA là tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng các vụ kiện có thể tiến hành bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào được các bên đồng ý.


III. THẨM QUYỀN


1. Jurisdiction of the Institution
- PCA vốn được thiết lập để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, nhưng Các công ước La Hay lại cho phép sự linh hoạt trong việc thiết lập một “hội đồng trọng tài đặc biệt”(special Board of Arbitration).
- Theo các quy định không bắt buộc, nói chung, những bên sau, có thể chấp thuận đưa vụ việc lên PCA:
+ Giữa hai quốc gia trở lên
+ Giữa Quốc gia và tổ chức quốc tế
+ Giữa hai tổ chức quốc tế trở lên
+ Giữa một quốc gia và một bên tư nhân
+ Giữa một tổ chức quốc tế và một bên tư nhân
- (Các nguyên tắc của PCA trong việc giải quyết các tranh chấp và các quy định hoà giải không bắt buộc liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường không hề có yêu cầu một trong các bên phải là quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.)

2.Thẩm quyền của toà

Cơ sở cho việc xác định thẩm quyền của toà trọng tài do các bên thoả thuận.Các thoả thuận này có thể nằm trong các điều ước cụ thể liên quan đến tranh chấp đang diễn ra hoặc các điều ước ký kết,văn kiện pháp lý liên quan đến các tranh chấp trong tương.
(Toà trọng tài được trao quyền quyết định đối với bất cứ phản đối nào không chấp nhận thẩm quyền của toà và quy định rằng để quyết định thẩm quyền của toà, một thoả thuận về việc xét xử bằng trọng tài có thể xem là tách biệt đối với các văn kiện chứa đựng nó.)


3.Thẩm quyền tư vấn/thẩm quyền tranh chấp.

- Thực tiễn của PCA,không giống như ICJ, không có sự phân biệt giữa thẩm quyền tranh chấp và thẩm quyền tư vấn.Toà trọng tài luôn luôn có quyền xét xử và cần được phân biệt với các hình thức giải quyết tranh chấp không qua xét xử khác bằng những phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc.
(.Vì thế những phương pháp giải quyết tranh chấp không mang tính ràng buộc bao gồm sự dàn xếp,hòa giải,và điều tra, có thể phù hợp hơn với các bên trong việc tìm kiếm một tuyên bố có tính tư vấn hoặc không ràng buộc đối với quyền và nghĩa vụ chung của các bên.)

4. Subject Matter_Những vấn đề trọng tâm

- Thẩm quyền xét xử của tòa PCA là không giới hạn.Tuy nhiên trong từng vụ việc,phạm vi của thẩm quyền xét xử bị hạn chế bởi cách diễn đạt trong thỏa thuận về việc xét xử bằng trọng tài.Những nguyên tắc thủ tục của PCA về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường quy định rõ ràng rằng “Sự mô tả tính chất của tranh chấp liên quan tới môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên là không cần thiết cho thẩm quyền xét xử,tất cả các bên đều đồng ý đặt một tranh chấp đặc biệt dưới sự điều chỉnh của các điều luật này”.

5.Thời hạn

Các nguyên tắc khác nhau về thủ tục không đặt ra một quy định về thời hạn cho việc đưa tranh chấp lên tòa PCA.Những sự hạn chế đó có thể thấy trong thỏa thuận về xét xử bằng phương pháp trọng tài.

IV – NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

1. Luật áp dụng
1.1 – Nguyên tắc thủ tục
- Ban đầu, Luật áp dụng trong quá trình xét xử sẽ do các bên lựa chọn bằng việc chấp thuận áp dụng những nguyên tắc thủ tục cụ thể.
- Các nguyên tắc thủ tục hiện nay, cũng như các nguyên tắc của PCA (xuất phát từ các nguyên tắc của UNCITRAL) tạo ra sự linh hoạt trong vấn đề thủ tục cho toà trọng tài và các bên. Có rất ít các điều khoản bắt buộc, nghĩa là, các bên có thể thông qua thoả thuận để thay đổi những quy định thủ tục. Tất cả các nguyên tắc của PCA đều quy định, toà có thể điều hành việc xét xử theo cách mà toà cho rằng là thích hợp, miễn là thoả mãn yêu cầu được quy định tại điều 15 khoản 1 Uncitral : “the parties are treated with equality and that, at any stage of the proceedings, each party is given a full opportunity of presenting its case” . Trong các vụ thương mại tư nhân, và cũng có thể hình dung trong các vụ khác, toà trọng tài có thể áp dụng hoặc tham khảo luật trọng tài của nơi diễn ra xét xử để bổ sung vào phần “luật áp dụng”. Trong việc xét xử giữa các quốc gia, thoả thuận xét xử hoặc các nguyên tắc adhoc sẽ được các bên thảo ra, trình lên trọng tài để bổ sung vào các nguyên tắc chính mà không tham khảo đến luật của địa phương.
1.2 – Substantive
- Một lần nữa, các bên lại có thể có sự linh hoạt trong việc quy định luật áp dụng giải quyết tranh chấp của họ.
- Theo luật của PCA, toà án trọng tài sẽ áp dụng luật do các bên thoả thuận, nếu không có sự thoả thuận nào, toà sẽ áp dụng: hoặc là các nguyên tắc áp dụng của luật quốc tế thông thường, hoặc là bất cứ phần luật nào được quy định theo nguyên tắc chọn luật.
- Trong trường hợp, vụ việc liên quan đến tổ chức quốc tế, toà sẽ áp dụng trực tiếp các quy định thích hợp của tổ chức có liên quan và luật của các tổ chức quốc tế; trong trường hợp các bên trong vụ việc là tư nhân, toà sẽ chú ý trực tiếp vào các thuật ngữ trong ký kết, thoả thuận được nhắc đến…


2. CÁC VẤN ĐỀ THỦ TỤC
2.1- Lập thủ tục

Theo nguyên tắc của PCA, phía nguyên đơn – bên đề xướng tranh chấp - phải có thông báo về việc tranh chấp cho phía bên kia - bên bị đơn. Thông báo phải bao gồm những thông tin sau:
- Yêu cầu tranh chấp phải được giao cho trọng tài xét xử.
- Tên và địa chỉ của các bên.
- Liên hệ đến một điều khoản hay thoả thuận về tranh chấp.
- Liên hệ tới điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý khác có liên quan đến tranh chấp phát sinh.
- Bản chất chung của vụ việc và chỉ ra mức độ liên quan
- Tìm kiếm sự hỗ trợ và biện pháp khắc phục.
- Đề nghị số lượng trọng tài.

Những quy định trên gần như được dẫn nguyên văn các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của UNCITRAL, bởi các quy định này được thực hiện trong tranh chấp thương mại, hướng tới thừa nhận giải quyết tranh chấp dựa trên điều khoản tranh chấp trong tương lai có trong hợp đồng thương mại. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra theo thoả thuận, đặc biệt liên quan đến các quốc gia, không bên nào được chỉ định là nguyên đơn hay bị đơn.

2.2 – Thành lập trọng tài

- Các bên có thể thoả thuận đưa ra quy định thành lập toà án trọng tài. Theo như Công ước 1899 và 1907, các bên chỉ có thể lựa chọn trọng tài theo danh sách mà PCA đưa ra. Tuy nhiên, quy định này đã không còn từ rất lâu.
- Cách thành lập một toà án trọng tài cơ bản được phản ánh trong Công ước 1899 và 1907 và nhiều nguyên tắc của PCA liên quan đến sự sắp xếp của mỗi bên. Trong số các trọng tài mà các bên chỉ định sẽ lựa chọn ra một trọng tài chủ trì. Các bên có thể thoả thuận số lượng trọng tài (trọng tài duy nhất, ba trọng tài). Thường chỉ trong trường hợp tranh chấp giữa các quốc gia thì toà sẽ có 5 trọng tài.
- Nếu các bên không thể lựa chọn, toà sẽ có 3 trọng tài. Nếu thiếu sự đồng tình của trọng tài thứ 3 hoặc do một trong hai bên không thể chỉ định trọng tài, các bên sẽ cùng xác định thẩm quyền lựa chọn trọng tài hoặc theo như quy định của UNCITRIAL, thư ký thường trực của PCA sẽ thực hiện vấn đề này.
- Nếu các bên đồng ý giải quyết tranh chấp của họ trước trọng tài duy nhất, họ có thể lựa chọn dựa trên thoả thuận chung, nếu thoả thuận thất bại, họ sẽ uỷ thác cho người có thẩm quyền. Theo các nguyên tắc của UNCITRIAL, thẩm quyền trong việc sắp xếp trọng tài là việc sử dụng một “list procedure”, qua đó, các bên nhận được một danh sách chính có ít nhất tên của 3 người, và nhiệm vụ của họ là phải phản đối hoặc chấp nhận những ai trong danh sách đó.
- Tuy nhiên, các bên có thể đưa ra một giải pháp khác trong việc lựa chọn các trọng tài. Các bên có thể quy định bất kỳ các trọng tài có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực đang xảy ra tranh chấp và giới hạn quốc tịch của họ. Vấn đề quốc tịch đặc biệt quan trọng trong các trường hợp nhạy cảm về mặt chính trị, vì vậy, UNCITRIAL quy định, việc lựa chọn trọng tài phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cho sự độc lập, công bằng của trọng tài.
Ví dụ, các quy định không bắt buộc trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2001 quy định thành lập hội đồng trọng tài có kinh nghiệm và chuyên môn về luật môi trường hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên do các quốc gia hoặc Tổng thư ký bổ nhiệm, nhưng cũng không yêu cầu nhất thiết phải lựa chọn trọng tài từ hội đồng này.

2.3 – Phản đối trọng tài

Theo quy định của PCA, một bên có thể phản đối một trọng tài nếu họ có nghi ngờ chính đáng về tính công bằng hay độc lập của trọng tài đó. Nếu bên kia cũng đồng tình với sự phản đối này, hoặc bản thân trọng tài đó tự rút khỏi vụ việc thì một trọng tài mới sẽ được chỉ định theo cách mà trọng tài trước đó đã được chỉ định. Mặt khác, phản đối sẽ được quyết định một lần nữa bởi người có thẩm quyền trong hội đồng trọng tài, cũng như sự chấp thuận lẫn nhau giữa các bên hoặc sự chấp nhận của Tồng thư ký PCA.

2.4 – Các biện pháp tạm thời

Theo quy định của PCA, Toà có thể yêu cầu một bên áp dụng những biện pháp tạm thời cần thiết cho việc bảo đảm quyền lợi riêng của từng bên hoặc những vấn đề chính trong tranh chấp thông qua việc đưa ra các tuyên bố tạm thời. Hầu hết, các nguyên tắc của PCA đều quy định rằng, các bên đều có thể hạn chế quyền này của toà bằng những thoả thuận chung.
Trong các tranh chấp thương mại, các biện pháp tạm thời có thể bao gồm việc gửi hàng hoá nhờ một bên thứ 3 hoặc bán các loại hàng hoá có thể bị hư hại. Ví dụ, trong các quy phạm về Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quy định toà được phép đưa ra bất cứ yêu cầu nào về việc áp dụng “các biện pháp tạm thời để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và ngăn ngừa sự nguy hại nghiêm trọng đến môi trường nằm trong các vấn đề chính của vụ tranh chấp.”
Trong mọi trường hợp, toà có thể yêu cầu các bên phải đảm bảo đầy đủ chi phí liên quan tới việc thực hiện các biện pháp tạm thời đó.
Bởi toà án trọng tài thường gặp nhiều khó khăn trong việc ép buộc áp dụng các biện pháp tạm thời, tất cả các quy tắc giải quyết tranh chấp của PCA đều dựa vào các quy tắc giải quyết của UNCITRIAL: việc yêu cầu biện pháp tạm thời của bất cứ bên nào tới người có thẩm quyền xét xử sẽ không được xem là không hợp với thoả thuận xét xử hoặc sự từ bỏ thoả thuận đó.

2.5 – Preliminary Objections
Các quy tắc của PCA có quy định thủ tục ban đầu về việc xác lập thẩm quyền xét xử. Những viện lẽ cho việc thiếu thẩm quyền xét xử của toà phải được đưa ra trước khi quá trình biện hộ hoặc được đề cập trong sự phản hồi đối với tuyên bố phản đối.

2.6 – Nơi tiến hành xét xử

Việc xét sử sẽ diễn ra tại Hague, Hà Lan nếu các bên không có thoả thuận khác. Tuy nhiên, vẫn có sự linh hoạt đáng kể cho các bên và toà trọng tài trong việc quyết định cụ thể nơi xét xử cho các phiên điều trần, phiên gặp gỡ, tranh cãi. Như đã được nhắc tới ở trên, trong các vụ việc cụ thể, nơi xét xử có thể ảnh hưởng tới luật thủ tục áp dụng.


2.7 – Tranh tụng viết (written pleadings)

Nguyên đơn sẽ phải trình đơn kiện và sau đó thì bị đơn đưa ra ý kiến phản bác. Đơn kiện phải bao gồm những thông tin sau:
a. Tên và địa chỉ của các bên
b. Trình bày sự việc
c. Các vấn đề đang tranh cãi
d. Hỗ trợ và biện pháp khắc phục
Kèm theo đơn kiện là những văn kiện có liên quan, bao gồm cả việc chấp thuận thẩm quyền xét xử của toà.
Ý kiến phản bác của bị đơn phải bao gồm các mục b, c, d như trong đơn kiện của nguyên đơn, kèm theo các văn kiện, chứng cớ có liên quan mà bị đơn có ý định đưa ra. Đơn phản bác cũng có thể có một “counter – claim” phát sinh từ một điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý tương tự hoặc một tuyên bố phản kiện. Cả hai đều phải thoả mãn những yêu cầu thủ tục của một tuyên bố phản bác bình thường.
Các bên có thể sửa đổi, bổ sung văn bản đệ trình bất cứ lúc nào trừ khi toà thấy việc sửa đổi, bổ sung là không thích đáng và làm chậm trễ sự trình bày của các bên, gây thiệt hại cho các bên. Không có trường hợp việc sửa đổi, bổ sung vượt quá thẩm quyền xét xử của toà. Toà có thẩm quyền quyết định có nên bổ sung thêm một văn bản đệ trình nào không.
Mặc dù PCA có quy định thời hạn của việc trình lên các văn bản tranh tụng, nhưng trong vấn đề này, toà thường họp các bên lại, tham khảo ý kiến để đưa ra quyết định. Điều này không được quy định trong luật nhưng trong thực tế vẫn thường được áp dụng. Nếu tranh tụng viết có quá nhiều phần, các bên thường hỏi ý kiến toà và xin đăng ký quyết định có đưa trực tiếp các pleadings cho nhau và các thành viên của toà hay không.

2.8 - Thẩm vấn trước toà (phiên điều trần)

Các bên được phép yêu cầu một phiên thẩm vấn trước toà. Trong trường hợp không có yêu cầu nào, toà sẽ quyết định có tổ chức thẩm vấn hay không hay là chỉ xét xử đơn độc hoặc hướng dẫn thủ tục dựa trên các văn bản đệ trình, các tài liệu và văn kiện liên quan. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiếm khi nào các bên hoặc toà bỏ qua phần “hearings”.
Những chi tiết cụ thể về thủ tục trong phiên điều trần thường được các bên, toà án trọng tài đưa ra tỉ mỉ trong cuộc họp trước phiên điều trần. Toà có thể linh hoạt điều khiển các thủ tục đó.

Điều 15: “provided that the parties are treated with equality and that at any stage of the proceedings each party is given a full opportunity of presenting its case.”

Luật cũng quy định về việc trình bày của các nhân chứng và các chuyên gia. Nếu một bên có nhân chứng, thì họ phải báo cho toà và bên kia ít nhất là sớm trước 30 ngày về tên tuổi và địa chỉ của nhân chứng cũng như vấn đề mà họ làm chứng.

2.9 – Language of the Proceedings
Có thể được các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận nào, toà sẽ tự quyết định.

2.10. Sự can thiệp của bên thứ ba

Mặc dù, trong thủ tục xét xử của PCA không có quy định về sự can thiệp của bên thứ ba, tuy nhiện, nếu tranh chấp xảy ra giữa hai bên trở lên, các bên có thoả thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết tại PCA.

3 – PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ
3.1 – Phán quyết
Phán quyết cuối cùng của toà được thông qua bởi đa số thành viên trong hội đồng trọng tài, được thể hiện trên văn bản, phải bao gồm lý do của phán quyết trừ khi các bên không có yêu cầu. Trong khi các Công ước 1899, 1907 đều quy định rằng, phán quyết phải công khai thì PCA lại yêu cầu các bên phải có thoả thuận về vấn đề các lý do có cần phải công khai hay không.
Phán quyết là cuối cùng và ràng buộc các bên, các bên phải thi hành mà không có sự trì hoãn nào.
Nếu các bên đã đạt được một thoả thuận nào đó trước khi toà kết thúc xét xử thì họ có thể yêu cầu toà ghi lại thoả thuận đó dưới dạng quyết định về những điều kiện đã thoả thuận.

3.2 - Giải thích và sửa đổi
Sau khi phán quyết được đưa ra, các bên có thể yêu cầu toà giải thích phán quyết hoặc sửa các lỗi trong tính toán, biên chép, lỗi in hoặc yêu cầu một phán quyết bổ sung được đưa ra trong quá trình xét xử nhưng đã bị bỏ sót trong phán quyết. Toà cũng có quyền chủ động sửa lại các lỗi trong phán quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa ra phán quyết.
3.3 - Kháng án
Phán quyết là cuối cùng và có tính ràng buộc, vì vậy các bên không có quyền kháng án.

3.4 - Thi hành phán quyết
Các bên phải đảm bảo thi hành phán quyết mà không có sự trì hoãn nào.
Các phán quyết trong các vụ liên quan đến các bên tư nhân cũng được thi hành giống như các phán quyết giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Trong một chừng mực nào đó, luật giải quyết tranh chấp tại nơi xảy ra tranh chấp có quy định rằng, phán quyết phải được trình lên hoặc được đăng ký, các quy phạm có liên quan quy định rằng toà án phải có trách nhiệm trong vấn đề này.
Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử bởi các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đạt được từ một thoả thuận giải quyết bằng trọng tài theo quy chế của PCA không dẫn tới việc từ bỏ sự miễn trừ thi hành.
B. Những case cụ thể
B1. Eritrea/Yemen
I) Giới thiệu chung

Vụ Eritrea/Yemen là một trong số những vụ có tính chất quan trọng nhất trong lịch sử trọng tài thế giới. Tòa trọng tài gồm 5 thẩm phán trong vụ việc này đã đưa ra hai phán quyết trong hai giai đoạn:
Một là, phán quyết về “Chủ quyền lãnh thổ và phạm vi của tranh chấp” đưa ra ngày 9/10/1998.
Hai là, phán quyết về “Phân định biên giới biển” đưa ra ngày 17/12/1999.

II) Xác lập tòa trọng tài

Dựa trên thỏa thuận trọng tài giữa chính phủ Eritrea và chính phủ Cộng hòa Yemen vào ngày 3/10/1996, thỏa thuận này là sự tiếp nối của thỏa thuận về những nguyên tắc chung giữa Eritrea/Yemen tại Paris ngày 21/5/1996.

III) Thủ tục xét xử

Eritrea và Yemen, hai bên cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới biển; đã quyết định thông qua thoả thuận trọng tài và thành lập Toà trọng tài.
Toà mở phiên họp đầu tiên vào ngày 14 tháng 1 năm 1997 tại Luân đôn, Anh.
[Phần 5, Phán quyết ] Bốn trọng tài viên của Toà trọng tài bàn bạc, trao đổi, phê chuẩn, thông qua các hoạt động được uỷ quyền. Theo điều 7.2 Thoả thuận trọng tài, Toà chỉ định Tổng thư ký Mr Jonkman của Toà trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague và Thư ký thứ nhất của PCA, Ms Bette E. Shifman lần lượt là người lưu trữ hồ sơ và thư ký của Toà. Địa điểm đăng ký hồ sơ của Tòa là tại Ban Quốc tế của PCA.
[Phần 6, Phán quyết ] Toà thông báo với hai đại diện của Eritrea và Yemen về việc thành lập Toà và thảo luận một vài vấn đề thực tế liên quan đến quá trình tố tụng trọng tài.
[Phần 7, Phán quyết] Điều 2 Thoả thuận trọng tài quy định:
1. Quyết định của Toà trọng tài phải phù hợp với những điều khoản của Luật quốc tế, theo 2 giai đoạn.
2. Giai đoạn 1, Toà sẽ đưa ra phán quyết về chủ quyền lãnh thổ và định nghĩa về phạm vi tranh chấp giữa Eritrea và Yemen. Toà sẽ quyết định chủ quyền lãnh thổ phù hợp với những nguyên tắc, quy định và thực tiễn luật quốc tế áp dụng trong vụ việc này; cụ thể trên cơ sở các danh nghĩa lịch sử. Toà sẽ quyết định về định nghĩa phạm vi tranh chấp trên cơ sở quan điểm của 2 bên.
3. Giai đoạn 2, Toà sẽ đưa ra phán quyết về phân định đường biên giới biển. Toà sẽ quyết định cân nhắc quan điểm của mình về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc và những nhân tố phù hợp khác.
[Phần 8, Phán quyết ] Các bên cùng nộp Bản tranh tụng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phạm vi tranh chấp vào ngày 1 tháng 9 năm 1997 và Bản phản biện vào ngày 1 tháng 12 năm 1997. Phiên tranh tụng giai đoạn 1 sẽ diễn ra tại Luân đôn từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 06 tháng 2 năm 1998. Theo bốc thăm, Eritrea sẽ trình bày trước.
[ Phần 9, Phán quyết ] Vào cuối phiên họp ngày 6 tháng 02 năm 1998, theo điều 8.3 của Thoả thuận trọng tài, Toà kết thúc phần tranh tụng trong giai đoạn 1 của quá trình tố tụng trọng tài giữa Eritrea và Yemen. Tuy nhiên, vào cuối phiên tranh tụng, toà yêu cầu 2 bên phải nộp văn bản trả lời những câu hỏi của Toà trước ngày 23 tháng 02 năm 1998, trong đó bao gồm câu hỏi liên quan đến sự tồn tại của các thỏa thuận về thăm dò và khai thác dầu mỏ. Cũng theo điều 8.3, Toà có quyền yêu cầu các bên thể hiện quan điểm của mình bằng văn bản để làm sáng tỏ bất kỳ khía cạnh nào của các vấn đề trước Toà.
[Phần 10, 11 Phán quyết ] Theo thoả thuận của 2 bên, Yemen sẽ trình bày lập luận trước liên quan đến nhượng quyền thăm dò và khai thác dầu mỏ liên đới tới phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trong các phiên tranh tụng .
+ Toà đặt ra một loạt câu hỏi về việc giải thích bằng chứng nhượng quyền và yêu cầu 2 bên trả lời bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ khi kết thúc phiên tranh tụng. Và như vậy, theo quy định, 2 bên phải nộp văn bản trả lời vào ngày 17 tháng 7 năm 1998. Nhưng trên thực tế, Eritrea đã nộp muộn vì có bản phụ lục đi kèm. Ban Quốc tế của PCA đã nhận được bản phụ lục vào ngày 22 tháng 7 năm 1998; còn Yemen nộp văn bản muộn hơn nữa: ngày 30 tháng 7 năm 1998. Eritrea phản đối việc nộp hồ sơ muộn này của Yemen.
[Phần 12, Phán quyết ] Trong quá trình tranh tụng bổ sung vào tháng 11 năm 1998, Toà thông báo cho các bên ý định liên hệ với Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập để đảm bảo cho sự tồn tại và muốn lấy bản copy của bất kỳ báo cáo chính thức nào của Liên đoàn về các chuyến viếng thăm đến một vài hòn đảo đang bị tranh chấp, đặc biệt vào những năm 70.
+ Ngày 20 tháng 7, Toà gửi fax đến Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập.
+ Ngày 28 tháng 7, Văn bản trả lời của Tổng thư ký đã được chuyển tới các đồng đại diện của 2 nước và các thành viên của Toà.

I
IV) Cơ cấu của hội đồng xét xử

Theo điều 1 của thỏa thuận trọng tài, Eritrea đã chỉ định hai trọng tài viên là thành viên là chủ tịch và thẩm phán của ICJ là ngài Stephen M.Schwebel và Rosalyn Higgins, phía Yemen chỉ định hai luật sư đó là ngài Keith Highet và tiến sĩ Ahmed Sadek El-Kosheri.
Ngày 14/1/1997 bốn trọng tài viên đã đề cử cựu chủ tịch của ICJ Sir Robert Y.Jennings là chủ tịch của tòa trọng tài. Ngài tổng thư kí của tòa PCA (Permanent Court of Arbitration) Hans Jonkman được đề cử là người lưu trữ các tài liệu và thư kí tòa là cô Bette Shifman. London được chọn là nơi diễn ra quá trình xét xử của tòa trọng tài.

V) Yêu cầu của các bên

Theo quy định của điều 2 thỏa thuận trọng tài, Eritrea và Yemen yêu cầu tòa phân định tranh chấp theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1, tòa được yêu cầu quyết định xem những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở những chủ quyền có tính chất lịch sử theo những quy định, thủ tục và thực tiễn luật pháp quốc tế có thể được áp dụng cho vụ việc đồng thời xác định phạm vi của tranh chấp trên cơ sở quan điểm rõ ràng của các bên.

VI) Phán quyết về vụ Eritrea/Yemen giai đoạn 1:

Bản phán quyết này được nhiều chuyên gia đánh giá là một “kiệt tác” về luật với 157 trang chia thành 528 đoạn được phân bổ trong 11 chương.

Chương I: Việc tổ chức toà trọng tài và lập luận của các bên

Mở đầu

1. Phán quyết này được đưa ra theo thỏa thuận về việc thành lập tòa trọng tài ngày 3 tháng 10 năm 1996 giữa chính phủ Eritrea và chính phủ Yemen.
2. Eritrea và Yemen đã kí trước đó thỏa thuận về các nguyên tắc chung tại Paris ngày 21 tháng 5 năm 1996, có chính phủ CH Pháp, Ethiopia và CH Arab Ai Cập. Các bên đã tuyên bố sẽ nhờ vậy vào luật pháp để bảo đảm với nhau việc hòa giải các tranh chấp về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và việc giới hạn biên giới trên biển một cách hòa bình. Các bên đã đồng ý thiết lập một thỏa thuận về việc thành lập một tòa trọng tài. Thỏa thuận về các nguyên tắc chung còn quy định rằng:
1) Tòa trọng tài được yêu cầu đưa ra những quyết định phù hợp với luật quốc tế theo hai giai đoạn.
2) Giai đoạn đầu tiên sẽ đi đến một quyết định về chủ quyền lãnh thổ và về việc xác định phạm vi tranh chấp giữa Eritrea và Yemen. Tòa phải quyết định chủ quyền lãnh thổ theo các nguyên tắc, luật định và thực tiễn của luật quốc tế có thể được áp dụng với vấn đề đó và đặc biệt là trên cơ sở những văn tự có giá trị lịch sử (historic titles). Tòa phải quyết định về việc xác định phạm vi của tranh chấp trên cơ sở quan điểm tương ứng của mỗi bên (on the basis of the respective positions of the two Parties).
3) Giai đoạn thứ hai phải đi đến một quyết định về giới hạn biên giới trên biển. Tòa phải quyết định tính đến ý kiến…
8) Theo bảng thời gian đã quy định trong thỏa thuận trọng tàu cho những giai đoạn khác nhau của xét xử, các bên trình bản kiến nghị liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phạm vi tranh chấp đồng thời vào ngày 1/9/1997 và bản phản-kiến nghị vào 1/12/1997. Theo quy định trong điều 7.1 thỏa thuận trọng tài, tòa trọng tài đặt tại London.

Lập luận của các bên về chủ quyền lãnh thổ

13) Eritrea dựa trên những tuyên bố của họ về chủ quyền lãnh thổ đối với những hòn đảo trên biển Đỏ theo một loạt những tuyên bố trải dài hơn 100 năm và những nguyên tắc về chiếm giữ hữu hiệu (effective occupation) của luật quốc tế. Eritrea quả quyết rằng quốc gia này kế thừa quyền sở hữu những hòn đảo này vào năm 1993 khi mà Eritrea tuyên bố độc lập hợp pháp từ Ethiopia. Ethiopia về phần mình đã thừa kế quyền sở hữu của chính nó từ Italy, mặc cho một giai đoạn bị quân Anh chiếm đóng Eritrea trong toàn bộ CTTG II. Quyền sở hữu của Italy được tuyên bố…
15) Eritrea quả quyết rằng, không tranh chấp chủ quyền của đế chế Ottaman, Italy cũng đã duy trì một sự có mặt tích cực (active presence) ở những hòn đảo trên biển Đỏ khác vào thời gian đó. Những con tàu lớn của Italy đã tuần tiễu ở những vùng nước xung quanh khu vực đó để truy quét hải tặc, bọn buôn bán nô lệ và những nhóm phiến loạn và quyền quản lý thuộc địa có vẻ đã gây ra sự nhượng bộ cho việc khai thác thương mại. Theo Eritrea, lúc đó không có một tuyên bố hoặc sự hiện diện nào của Yemen trên và xung quanh những đảo đó trong suốt thời gian đã nêu. Iman Yahya, người đã thành lập nhà nước Yemen hiện đại đã chiếm cứ một vùng cao nguyên có tên là Gebel và theo Eritrea, Iman Yahya đã công khai thừa nhận những vùng đất thấp duyên hải có tên là Tiham không phải thuộc chủ quyền của ông ta. Việc dàn xếp về đất đai đã được xác nhận thông qua “Hiệp ước Da’an” vào năm 1911, một biên bản hiểu biết giữa Đức vua và Đế chế Ottaman.
16) Eitrea quả quyết rằng sự suy yếu của Đế chế Ottoman trong nhiều năm bởi CTTG I đã khiến cho Italy lên kế hoạch xâm chiếm một tập hợp các đảo có tên gọi là “Zuqar-Hanish”. Những mưu đồ này đã không trở thành hiện thực bởi việc chiếm đóng của quân đội Anh namư 1915…
17) Vấn đề về chủ quyền đối với những hòn đảo được hình thành trong thời kì hậu CTTG I đã lên đến cực điểm khi Hiệp ước Lausanne được kí kết vào năm 1923. Trong khi các vùng đất cũ của Đế chế Ottoman bại trận được chia đều cho những kẻ thống trị bản địa đã có công ủng hộ Đồng Minh, Eritrea cho rằng không một nhà cầm quyền nào ở bán đảo Arab đã ủng hộ Đồng Minh có sự gần gũi thích hợp về mặt địa lý đối với những hòn đảo này để được xem xét như những người nhận đất hợp pháp.
18) Eritrea chỉ ra rằng sự thất bại của Anh trong việc thuyết phục những nước Đồng Minh còn lại để chuyển giao những hòn đảo này cho những kẻ thống trị Arab được nước Anh lựa chọn hoặc cho chính bản thân quôc gia này thông qua hiệp ước Sèvres chưa được phê chuẩn năm 1920 và những cuộc đàm phán đã dẫn đến việc kí kết Hiệp ước Lausanne vào năm 1923. Eritrea tin rằng điều 6 và 16 Hiệp ước Lausanne đã mở đường cho việc Italy chiếm đóng những hòn đảo này. Điều 6 đã thiết lập một quy tắc chung rằng trong những điều khoản của Hiệp ước, “những đảo lớn và đỏa nhỏ nằm trong phạm vi 3 dặm tính từ bờ biển là thuộc chủ quyền của quốc gia duyên hải”. Eritrea giải thích điều khoản này…
19) Điều 16 của Hiệp ước Lausanne chứa đựng một sự từ chối rõ ràng của Thổ Nhĩ Kì về mọi quyền lợi và sở hữu đối với những vùng đất đai và đảo của Đế chế Ottoman cũ và đã quy định rằng tương lai của những lãnh thổ đó sẽ được dàn xếp bởi các bên có liên quan. Eritrea lập luận rằng bởi vì điều 16 không hề chuyển những hòn đảo này cho bất cứ một nhà nước đặc biệt nào và không chỉ rõ bất cứ một thủ tục nào để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với những hòn đảo này, việc này hoàn toàn thuộc về những tiêu chuẩn chung của luật quốc tế về chiếm hữu lãnh thổ bao gồm chinh phục, chiếm hữu hữu hiệu và sự định vị trong lãnh hải.
22) Hiệp định giữa Anh và Italy năm 1938 cũng chứa đựng một cam kết rõ ràng về cả hai phía với sự tôn trọng những hòn đảo trên biển Đỏ của Đế chế Ottoman rằng không được phép thiết lập chủ quyền và có những hành động mạnh mẽ hoặc tự vệ. Trong quan điểm của Eritrea, điều này không phải đã cấu thành một sự từ bỏ (relinquishment) của những quyền đang tồn tại mà đơn giản đó chỉ là một thỏa ước về cách cư xử trong tương lai. Eritrea còn chứng minh vào thời điểm thỏa thuận Anh-Italy được kí kết, chủ quyền của Italy đã được thiết lập thông qua những sắc lệnh số 1446 vào tháng 12 năm 1938…
23) Eritrea cho rằng việc quân Anh chiếm đóng nước này trong thời gian đầu của CTTG II là hoàn toàn phù hợp với luật chiếm đóng trong quá trình xung đột. Mọi biên giới lãnh thổ của Eritrea, bao gồm các hòn đảo là không đổi và quyền sở hữu của chúng đơn giản là chuyển giao cho Ethiopia khi hai thực thể sáp nhập thành nhà nước liên bang.
24) Eritrea còn cho rằng Hiến pháp 1952 của mình đã xác nhận các hòn đảo đó là thuộc về lãnh thổ của Eritrea. Hơn nữa, người viết câu “Eritrea bao gồm các hòn đảo” là một cố vấn pháp lý của Ethiopia, ông John Spencer.
25) Một căn cứ pháp lý khác mà Eritrea căn cứ vào đó là luật tập quán quốc tế. Rằng tất cả các hòn đảo đều nằm trong lãnh hải của Eritrea. Các hòn đảo này đều nằm trong lãnh hải 12 hải lý của Eritrea và đương nhiên thuộc về chủ quyền lãnh thổ của nước này.
26) Trong vòng 35 năm từ 1953 cho đến khi Eritrea tuyên bố độc lập vào năm 1991, nước này cho rằng mình đã có những hành động thể hiện chủ quyền đối với những hòn đảo này. Bao gồm rất nhiều tàu tuần tiễu trên vùng biển này tăng một cách liên tục có hệ thống mà không hề gặp một cản trở nào, thêm vào đó vào năm 1967, căn cứ theo việc chuyển giao quyền quản lý những hải đăng cho Asmara bởi Ban thương mại Anh, Ethiopia đã tiến một bước dài trong việc củng cố chủ quyền của mình lên các đảo này…
27) Eritrea cho rằng trong suốt những năm 1970 cả hai nước Yemen và những đồng minh trong khu vực đều thừa nhận sự kiểm soát ccủa Ethopia đối với những hòn đảo bằng những tuyên bố và hành động. Nước này viện dẫn rằng, mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, Bắc Yemen và Nam Yemen mới có những thể hiện về quyền lợi của hai nước này đối với những hòn đảo… Để chứng minh cho những quan điểm của mình, Eritrea đưa ra lập luận rằng những quốc gia arab này không cáo buộc Ethiopia “dâng” những hòn đảo này cho Israel nhưng đã cho phép Ethiopia xem xét những hòn đảo để thanh tra những hoạt động quân sự của Israeli.
28) Eritrea nhận định rằng trong những năm cuối trong giai đoạn 1970 trước khi Eritrea tuyên bố độc lập, đã có những cuộc thanh sát bằng đường không và đường thủy bởi quân đội Ethiopia một cách rõ ràng.
29) Eritrea cho rằng mãi đến tháng 12/1995, nước này mới nhận thấy sự “hiện diện chính thức” của một số ít hải quân của Yemen và điều này đã làm nổ ra xung đột giữa hai quốc gia và kết quả cuối cùng là mỗi quốc gia chiếm một trong những đảo chính ở vùng biển này. Điều này chứng tỏ bất chấp những hoạt động có tính truyền thống và lâu đời của những ngư dân Eritrea cũng như lực lượng chức năng của nước này nhằm duy trì an ninh và sự ổn định cho vùng biển có những hòn đảo thì Yemen vẫn có chủ quyền thông qua chiến tranh…
31) Về phần mình, Yemen chủ yếu dựa trên những lập luận về những tuyên bố có tính chất lịch sử, truyền thống và riêng biệt của mình. Yemen viện dẫn điều 2(2) của thỏa thuận trọng tài trong đó nhấn mạnh tính quan trọng của những “tuyên bố có tính chất lịch sử” (historic titles) từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên căn cứ vào những chứng cứ về hải đồ, tuyên bố của vua Iman xứ Yemen và “thái độ của những quốc gia thứ ba trong suốt một thời gian dài.”
32) Yemen cho rằng bất chấp những lần sáp nhập của nước này vào đế chế Ottoman, bao gồm hai lần vào giai đoạn 1538 circa 1635, và 1872 đến 1918 không hề làm mất đi những chủ quyền lịch sử của nước này đối với những hòn đảo. Yemen quả quyết rằng việc đế chế Ottoman thành lập một tỉnh (vilayet) Yemen đồng nghĩa với việc Ottoman thừa nhận tính chất riêng biệt của Yemen như một đơn vị hành chính và lãnh thổ đơn lẻ, không dính líu tới đế chế này. Lập luận này có cơ sở khoa học là những văn của thế kỉ 17, 18, 19 và một số bản đồ.
33) Để tăng thêm tính thuyết phục cho những khẳng định của mình, Yemen còn dẫn ra việc vua Imam đã bị Anh quốc từ chối lời đề nghị bổ sung một phần phụ lục bí mật liên quan đến những hòn đảo này trong hiệp định với Anh quốc năm 1934. Và yêu cầu rằng vấn đề liên quan đến những hòn đảo này sẽ được giải quyết theo điều 16 của hiệp ước Lausanne.
34) Yemen cho rằng điều đó không cấu thành sự từ chối chủ quyền mang tính truyền thống của mình bởi những tài liệu nêu trên trong giai đoạn 1933 đến 1937 của nhà cầm quyền Anh quốc chỉ là một sự miễn cưỡng không thừa nhận chủ quyền của Yemen. Yemen còn cho rằng hiệp ước Lausanne không có ảnh hưởng đến chủ quyền của mình đối với những hòn đảo bởi vì Yemen không phải là một thành viên của hiệp wocs này và sự từ bỏ quyền của Thổ Nhĩ Kì không thể làm thay đổi lợi ích của những quôc gia thứ 3. Yemen cho rằng những quy định trong điều 16 hiệp ước Lausanne không làm cho những hòn đảo terra nullius, và chủ quyền đối với những hòn đảo này là chưa rõ ràng. Hơn nữa, điều 16 của hiệp ước đã ngừng tác động đến các quốc gia có liên quan bởi vì những lý do chủ quan của các bên và các nước thứ 3.
35) Một nguyên tắc ủng hộ tuyên bố về chủ quyền duy nhất của Yemen đối với những hòn đảo là “nguyên tắc về đơn vị tự nhiên và địa lý”. Yemen lập luận rằng đây là một hệ luận (corollary) của quan điểm về chủ quyền truyền thống. Căn cứ khoa học của Yemen về lập luận này đó là tài liệu về “Biển Đỏ và vịnh của Aden Pilot” đưa ra bởi Cục thủy văn học Anh quốc và bách khoa thư Britannica.
37) Chủ yếu nói về những chủ quyền lịch sử căn cứ trên những hoạt động liên quan đến những ngư dân và hoạt động của họ…
38) Yemen cho rằng những hòn đảo này có những ngôi mộ của những nhà tu hành và nhiều nơi thờ cúng linh thiêng khác của người Yemen. Và những ngư dân Yemen ở đây còn hình thành phong tục là để lương thực vào mộ những người đã mất.
39) Thêm vào đó, Yemen cũng chỉ rõ ra rằng thẩm quyền về những hệ thống giải quyết những tranh chấp có tính truyền thống giữa những ngư dân bằng cách “ride the circuit” dọc theo những bờ biển và giữa hòn đảo này, để đảm bảo việc tiếp cận pháp lý đối với những những ngư dân không thể ra khơi.
40) Yemen nhấn mạnh mối liên hệ kinh tế giữa những hòn đảo này và ngư dân của Yemen, những người sống phụ thuộc vào vùng nước này, họ chỉ bán cá cho Yemen nội địa. Yemen đối sánh tình hình này với những ngư đân Eritrea và cho rằng bởi vì những khó khăn trong việc vận chuyển cá tươi về Eritrea nội địa (bao gồm thủ đô Asmara) nên Eritrea không có truyền thống ăn thủy sản. Theo Yemen, những ngư dân Eritrea vì lợi ích của mình đã tìm kiếm một thị trường tốt hơn, và đó chính là những khu vực dọc theo bờ biển của Yemen. Yemen tin rằng qua nhiều thế kỉ, việc sử dụng những hòn đảo trong suốt một thời gian dài và gần như là riêng biệt (the long-standing, intensive and virtually exclusive use of the Islands) của những ngư dân Yemeni không hề gặp bất cứ một sự can thiệp nào từ những quốc gia khác.

Chương VII: Những chứng cứ về việc triển khai chức năng của quốc gia và thẩm quyền của nhà nước

239) Đối với luật quốc tế hiện đại về quyền chiếm hữu (or attribution) lãnh thổ đòi hỏi những tiêu chuẩn sau: một sự thể hiện rõ ràng có chủ đích về sức mạnh và quyền hạn đối với những vùng đất này, bằng sự thể hiện về thẩm quyền và chức năng của quốc gia theo nguyên tắc liên tục và hòa bình.
243, 244) Không có bất cứ văn bản pháp lý nào chứng minh một cách rõ ràng rằng những hòn đảo là thuộc về chủ quyền của hai quốc gia, kể cả hiến pháp, sắc lệnh, những quy định về hàng hải… Văn bản có tính pháp lý thuyết phục nhất đó là năm 1971 nêu ra bởi Eritrea chứng minh rằng “những hòn đảo nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ethiopia”. Mặc dù đã xác định hai đảo Greater Hanish và jabal Zuqar là nằm trong “vùng” được nêu ra, và năm 1987, Bộ phòng vệ quốc gia cũng nhắc lại những hòn đảo này nhưng vẫn không nêu rõ, chỉ đích danh những đảo đó.

Chương X: Kết luận

441) Đối với vấn đề “chủ quyền truyền thống”, tòa phán quyết rằng nếu đế chế Ottoman từ chối hoàn toàn quyền sở hữu đối với những hòn đảo theo hiệp ước Lausanne 1923 khi thất trận ở giai đoạn cuối CTTG I thì quyền này nghiễm nhiên “trở về” với Yemen.
442) Theo học thuyết uti possidetis, thì đế chế Ottoman, mà cụ thể là giai đoạn thứ hai của đế chế này trong giai đoạn 1872-1918, thực tế chỉ có quyền sở hữu chứ không thật sự sở hữu những hòn đảo này như vốn có của nó.
445) Hiệp ước Lausanne không quy định một cách rõ ràng, như hiệp ước Sèvres đã làm, rằng Thổ Nhĩ Kì từ bỏ chủ quyền lãnh thổ phục vụ lợi ích của phe Hiệp ước; theo kiểu loại trừ toàn bộ những khả năng thực hiện một học thuyết về trao trả quyền (a doctrine of reversion). Yemen không phải là một thành viên của hiệp ước Lausanne, đó là RES INTER ALIOS ACT.
456) Hơn nữa, cần phải nhớ lại rằng, cả Eritrea và Yemen không có nhiều cơ hội để chứng minh tham vọng của mình một cách thoải mái và tích cực về chủ quyền hoặc những hoạt động có tính chất nhà nước đối với những hòn đảo cho đến sau năm 1967, khi mà Anh quốc rời khỏi khu vực này; bởi vì Anh quốc luôn ý thức được việc phải canh chừng, duy trì vị trí của mình theo như quy định trong hiệp ước Lausanne rằng quan điểm pháp lý đối với những hòn đảo là chưa rõ ràng và xác định.
458) Có một lập luận cho rằng, căn cứ trên vị trí địa lý của những hòn đảo, đảo nhỏ và đảo đá đang tranh chấp đã hình thành nên một quần đảo có phạm vi vượt quá những vùng biển gần giữa bờ biển giữa hai quốc gia. Từ đó, có thể suy luận ra rằng, những đảo nào nằm ngoài cụm đảo này đương nhiên thuộc về quốc gia có đường bờ biển gần nhất đối với đảo đó trừ khi quốc gia kia có khả năng chứng minh một cách rõ ràng hơn chủ quyền của nó đối với hòn đảo đó.
460) Cáo trạng của Yemen nhấn mạnh đến cái gọi là “nguyên tắc về sự thống nhất tự nhiên và địa lí” khi nói về những đảo trong cụm Hanish…
461) Nguyên tắc này được miêu tả cẩn thận trong chương 5 bản kiến nghị của Yemen khi nước này đã viện dẫn một số tác gia nổi tiếng như Fiztmaurice, Waldock và Charles de Visscher. Tòa cho rằng một số quan điểm của các tác gia này là không cần tranh cãi nhưng đó không phải là những nguyên tắc tuyệt đối bởi vì các tác gia chủ yếu nói căn cứ trên những suy luận của chính họ. Mặc dù, Fiztmaurice đã giải quyết tương đối rõ rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với một bộ phận lãnh thổ và được suy luận mở rộng đối với những lãnh thổ bên ngoài mà ở đó không hề có rất ít hoặc không hề có một sự tác động nào của Yemen. Tòa không phản đối những ý kiến của Fiztmaurice nhưng những đó vẫn chỉ là một nguyên tắc về sự thống nhất đơn giản.
463) Thuyết này được tòa nhìn nhận là con dao hai lưỡi khi mà nó gặp phải vấn đề đối với những hòn đảo được suy ra từ đảo gốc có thể nằm trong…

VII) Một vài nhận định

Hai bản phán quyết trong vụ Eritrea/Yemen là một minh chứng rõ ràng cho vai trò giải quyết các tranh chấp của một tòa quốc tế trên cơ sở luật, bao gồm công ước về luật biển của LHQ năm 1982 như là sự pháp điển hóa luật tập quán quốc tế.
Phán quyết về “Chủ quyền lãnh thổ và phạm vi của tranh chấp” trong vụ này là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của những nguyên tắc và thủ tục của luật pháp quốc tế điều chỉnh vấn đề chiếm hữu chủ quyền lãnh thổ. Học thuyết nổi tiếng về những chứng cứ về việc chiếm hữu xác thực và có hiệu lực được ghi trong phán quyết này đã được phát triển bởi ICJ và các tòa quốc tế khác.

B2. Case Red Crusader

I. Tổng quan về tranh chấp
Đây là vụ tranh chấp giữa Vương quốc Anh cụ thể là Scotland và Đan Mạch (2 nước đều là thành viên của NATO) xảy ra vào ngày 29-5-1961, Đan Mạch đã buộc tội tàu đánh cá Red Crusader của Anh là đã đánh bắt cá ở vùng biển không được phép theo như Hiệp định kí kết giữa 2 nước vào ngày 27-04-1959(theo đó thì khu vực thuộc quyền kiểm soát việc đánh bắt cá của Đan Mạch là khoảng 6 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands, trong đó có một phần nhỏ rộng 12 dặm; còn của Anh là khoảng tiếp theo đến phạm vi 12 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands). Cụ thể vụ việc như sau:
Ngày 29/5/1961 một con tàu đánh cá Red Crusader của Scotland bị một tàu hải quân loại nhỏ có tên Neils Ebbesen của Denmard bắt giữ ngoài khơi đảo Faroe Islands với lí do như trên. Thuyền trưởng Red Crusader đã được lệnh đi theo tàu Neils Ebbesen của Đan Mạch tới Thorshawn để xét xử ở tòa Faroese. Cùng với đó Neils Ebbesen cũng đã cử một trung sĩ và một hạ sĩ lên tàu Red Crusader để giám sát việc thực hiện lệnh trên. Sau một thời gian đi theo tàu Neils Ebbesen, Red Crusader đã chuyển hướng để thoát khỏi Neils Ebbesen. Neils Ebbesen đã đuổi theo và phóng hoả. Mũi thuyền, cột buồm, dây ăngten vô tuyến, radar trên Red Crusader đã bị hỏng. Sau khi có thông tin từ bộ hải quân Đan Mạch, Neils Ebbesen đã ngưng phóng hoả nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo. Trong lúc đó tàu thuỷ quân bộ hải quân hoàng gia Anh Troubridge và tuần dương hạm bảo bệ cá Wooton cũng trực tiếp đến khu vực với mục đích để tìm ra 2 tàu và diễn biến vụ việc. Hai con tàu này gặp Red Crusader, Neils Ebbesen ở khoảng giữa 2 đảo Faroe Islands và Orkney Islands bờ biển phía bắc của Scottland. Năm nhân viên của Wooton đã lên Neils Ebbesen để tổ chức 1 hội nghị. Hội nghị đã thỏa thuận rằng Red Crusder bị bắt buộc kiện ở Faroe.
Ngày 30/5 đại sứ Đan Mạch tại London đã gửi tới văn phòng ngoại giao yêu cầu tàu Red Crusader chuyển đến Thorshavn để đối mặt với lời buộc tội đánh bắt cá trong phạm vi 6miles và bắt cóc các thuỷ thủ Đan Mạch.
Ngày 31/5/1961, trong Hạ viện Anh, Mr Hector Hughes, Labour member for Aberdeen đã tuyên bố thế giới lấy làm tiếc về biện pháp bạo lực được đưa ra bởi một quốc gia vừa là thành viên của NATO vừa là thành viên của Liên Hợp Quốc.
Ngày 7/6/1961 văn phòng ngoại giao đã gửi một bản ghi nhớ đến đại sứ Đan Mạch, đáp lại yêu cầu của Đan Mạch ngày 30/5. Chính phủ Anh lấy làm tiếc về vụ việc vừa xảy ra, đó không phải là tính đặc thù cho quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Vấn đề ở đây không phải là quyền kiểm soát việc đánh cá ở khu vực giới hạn ở Faroe của Đan Mạch, mà là sự xuất hiện những nghi ngờ trong thực tế diễn biến vụ việc này.
Ngày 28/10 khi việc đàm phán về việc thiết lập Ủy ban điều tra (commission of inquiry) được khẳng định tiến triển. Sau đó Ủy ban điều tra quốc tế phụ trách điểu tra vụ việc này được thiết lập theo như sự trao đổi văn bản ngày 15/11/1961.
Sau khi ủy ban điều tra đưa ra phán quyết thì phải mất gần 1 năm sau , hai chính phủ mới đạt được môth thỏa thuận để giải quyết vụ việc là một hiệp định từ bỏ tất cả những cáo buộc lẫn nhau của cả 2 phía trước đó.
Theo đó Red Crusader được tự do đi lại trong vùng biển của Đan Mạch mà không la sợ bị bắt giữ, và chính phủ Đan Mạch cũng không phải đền bù cho những thiệt hại của Red Crusader.
II. Thủ tục điều tra
Vào ngày 25/11/1961 Đại sứ của Đan Mạch tại Luân Đôn và Ngoại trưởng Anh đã trao đổi công hàm với nhau. Về phía mình đại sứ thay mặt chính phủ Đan Mạch đề nghị rằng:
(a.) – (i) Ủy ban điều tra(được viết tắt là ủy ban-commission) gồm các thành viên sau:
1. Professor Charles de Visscher
2. Professor Andre Gros
3. Captain C.Môlenburgh
(ii) chủ tịch của Ủy ban là Professor Charles de Visscher
(iii) nếu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban qua đời hay không có khả năng hoạt động , vị tri khuyết sẽ được bổ sung bởi sự thỏa thuận của hai chính phủ.
(ii) tình huống bắt giữ và
(iii) thực tế và vụ việc diễn ra sau đó trước khi Red Crusader tiến vào Aberdeen.
(c)- (i) ủy ban sẽ tự xác định thủ tục của nó và tất cả những câu hỏi cần thiết cho việc điều tra.
(ii) Nếu không có sự nhất trí, những quyết định của commission tất cả các câu hỏi bao gồm cả bản chất hoặc thủ tục, sẽ được thông qua bởi đa số các thành viên, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của commission, việc giải thích hiệp ước và xác định những vấn đề được ghi rõ trong điều (b)
(d) – (i) mỗi quốc gia trong vòng 14 ngày kể từ ngày hôm nay chỉ định một đại diện cho các mục đích của việc điều tra và sẽ thông báo tên, địa chỉ của người đại diện cho mỗi quốc gia và đến chủ tịch commission
(ii) Mỗi quốc gia có quyền được đại diện trước commission bởi đại diện và luật sư bào chữa và người tư vấn khi mà nó được chỉ định
(e) – (i) vụ tranh tụng sẽ diễn ra theo 2 hình thức miệng và viết
(ii) Written memory sẽ được đệ trình lên commission trong thời gian giới hạn do commission quy định
(iii) thủ tục tranh tụng miệng sẽ sau khi tranh tụng viết và sẽ tuân theo quy định tại điểm ‘f’ phía sau. Nó tổ chức kín tại một địa điểm và thời gian đó commission quy định sau khi tham khảo với 2 cơ quan đại diện của 2 nước.
(iv) mỗi quốc gia có quyền đưa nhân chứng lên commission và thẩm vấn các nhân chứng được triệu tập bởi quốc gia kia để đưa ra chứng cứ trước commission trong lúc tranh tụng miệng.
(f.) – (i) commission sẽ lựa chọn địa điểm làm việc và thông báo bằng văn bản cho các quốc gia. Thêm vào đó vị trí đã được chọn có thể tiến hành các chức năng ở Đan Mạch, bao gồm khu vực Faroe Islands và UK.
(ii) mỗi quốc gia sẽ hợp tác tạo thuận lợi cho quá trình điều tra.
(g)- (i) commission sẽ chấm dứt điều tra nhanh ngay khi có thể, và sẽ gửi bản báo cáo bằng văn bản và bản copy cho các đại diện.
(ii) bất kì điều gì trong quá trình điều tra được công bố sẽ phải được sự chấp thuận của 2 quốc gia.
(h) hai chính phủ chấp nhận bằng chứng của commission đưa ra là bằng chứng cuối cùng.
(i) –(i) chi phí hoạt động của commission sẽ được chia ngang bằng cho hai nước
(ii) chi phí chung cho việc điều tra được chia bằng nhau cho 2 chính phủ, nhưng mỗi chính phủ sẽ phải chịu các chi phí của mình như việc trình bày, việc chuẩn bị trong vụ việc
2. nếu việc đề nghị đã nói ở trên được UK chấp nhận, tôi có vinh dự đề nghị rằng văn bản này và sự đáp lại của UK sẽ thành lập một hiệp ước giữa 2 chính phủ trong vấn đề này và sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay.

Trả lời cho đề nghị này của Đan Mạch, Ngoại trưởng Anh đã có công hàm trả lời với nội dung như sau:
Đồng ý văn bản đề nghị của chính phủ Đan Mạch và sự hồi đáp bằng văn bản của Anh sẽ thành lập 1 hiệp ước giữa hai chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Commission được thành lập ngày 21/11/1961, không một ai trong số các thành viên là công dân của UK hay Đan Mạch. Họ lần lượt là những người Bỉ, Pháp, Hà Lan. Trong thời gian họ được bổ nhiệm, họ giữ các vị trí sau: Professor de Visscher là giáo sư đại học Louvain và chủ tịch danh dự của viện luật quốc tế, Professor Andre Gros là cố vấn pháp lí cho Bộ Ngoại giao Pháp; Captain Moolenburgh là Netherlands Inspector-General of Shipping.
Người đại diện của Đan Mạch là Mr Bent Jaccobsen, Đại diện của UK là Mr F.A Vallat.
Ngày 21/11/1961 đồng ý những bản ghi nhớ sẽ được chuyển tới London và được lưu tại Hague ngày 5/12, cùng với mỗi bản copy cho các thành viên của commission và sẽ được đăng kí lên tòa án trọng tài thường trực. Courter-Memorials sẽ được trao đổi và lưu lại tại các điểm nêu trên vào ngày 16/1/1962. quyết định việc tranh tụng miệng sẽ được diễn ra vào 5/3/1962 theo thứ tự sau: bằng chứng Đan Mạch- bằng chứng Anh, tuyên bố miệng của Đan Mạch- tuyên bố của Anh, được sắp xếp bởi 2 bên, nếu có yêu cầu. Mỗi nhân chứng sẽ được thẩm vấn, thẩm vấn chéo và nếu cần thiết sẽ được thẩm vấn lại. Tranh tụng bằng văn bản là tiếng Anh và các văn bản bổ sung được thừa nhận dựa trên thông báo hợp lý.
Theo việc trao đổi ý kiến giữa chủ tịch commission và tổng thư ký của hội đồng thường trực tòa án trọng tài, Mr Malcolm Eliot Long được chỉ định quản lý sổ đăng bạ và hoạt động trong khi tranh tụng miệng và thảo luận của commission.
Ngày 3/3/1962 commission đã gặp bí mật và điều chỉnh với đại diện của các bên về những thủ tục nội bộ và tài liệu thỏa thuận. tranh tụng miệng sẽ kéo dài từ 5-16/3/1962. Commission sẽ nghe 9 nhân chứng và 2 chuyên gia Đan Mạch vào buổi tranh tụng miệng từ 5-9/3/1962. Các nhân chứng sẽ bị thẩm vấn chéo bởi các luật sư bào chữa của UK và trong một vài trường hợp sẽ bị thẩm vấn lại.
Từ 10/3, 3 nhân chứng và 1 chuyên gia của UK sẽ được thẩm vấn. Các nhân chứng và chuyên gia bị thẩm vấn chéo bởi các đại diện của Đan Mạch và trong một vài trường hợp bị thẩm vấn lại. Việc tuyên bố và trả lời được diễn ra từ 14-16/3/1962.
Báo cáo của commission, gửi đến Hague ngày 23/3/1962 được chia thành 3 chương, theo như các tiêu đề chính sau: (a.) thực tế dẫn đến vụ bắt giữ Red Crusader và tình huống bắt giữ, (b) những sự kiện giữa vụ bắt giữ Red Crusader và cuộc gặp với tàu thuyền hải quân UK, (c) các sự kiện sau khi gặp tàu thuyền UK.
Báo cáo của commission được công bố đồng thời tại London và Copenhagen ngày 30/3/1962.
III. Phán quyết của Ủy ban điều tra
1. Những diễn biến dẫn đến sự bắt giữ tàu Red Crusader
a. Không có bằng chứng nào về việc đánh cá trong vùng cấm được thiết lập mặc dù tàu đánh cá Red Crusader đã ở trong khu vực này trong khoảng thời gian từ 21h cho đến 21h 14’ ngày 29/5/1961.
b. Red Crusader cùng với dụng cụ, thiết bị không xếp gọn gàng đã ở trong vùng cấm từ 21h đến 21h14’.
c. Tín hiệu đầu tiên và tín hiệu cuối cùng của Niels Ebbesen để dừng Red Crusader lại, được đưa ra khi ở bên ngoài vùng cấm.
2. Những sự kiện xảy ra bắt đầu từ lúc RC bị bắt giữ đến cuộc gặp gỡ với hải quân Anh.
a. Red Crusader bị tấn công.
b. Skipper Wood sau khi nhận được lệnh của Niels Ebbesen, đã thay đổi hướng đi theo như được yêu cầu với mục đích nhằm chạy trốn lẩn tránh thẩm quyền tài phán của Đan Mạch cái mà được cho là đúng và được chấp nhận.
c. Trong khi cố gắng trốn thoát, thuyền trưởng của Red Crusader đã từng bước tách đại úy Beck và hạ sĩ Kropp trong 1 khoảng time nhất định và có ý định đưa họ tới Aberdeen.
d. Trong lúc phóng hỏa từ 3h22’ đến 3h53’ nhân viên chỉ huy của Neils Ebbesen đã sử dụng các lực lượng vũ trang vượt quá quyền hạn của minh tại 2 điểm: phóng hỏa mà không có cảnh báo bằng tiếng súng(of solid gun-shot) và gây nguy hiểm tính mạng con người trên Red Crusader không được chứng minh là cần thiết. Việc trốn thoát của Red Crusader rõ ràng vi phạm mệnh lệnh đã nhận và tuân thủ, việc tách các viên chức và thủy thủ của Neils Ebbesen trên boong, việc từ chối dừng lại của thuyền trưởng Wood có thể giải thích một vài sự phẫn uất của Captain Solling. Tuy nhiên hoàn cảnh như vậy không thể biện minh cho hành vi vi phạm được. Quan điểm của Commission rằng những biện pháp khác được cố gắng, nếu kiên trì đúng lúc cuối cùng có thể thuyết phục thuyền trưởng Wood dừng và trở lại các thủ tục bình thường, cái mà chính ông ta theo đuổi trước đó.
e. Chi phí của việc sửa chữa thiệt hại nguyên nhân bởi việc phóng hoả và va đập Red Crusader mà UK đệ trình được Đan Mạch cho là hợp lý.

3. Những sự kiện sau lần gặp các tàu của hải quân Anh
Trong chương III dẫn đến các sự kiện sau khi gặp gỡ với các tàu thuyền hải quân UK, commission tuyên bố rằng trong bản ghi nhớ của Đan Mạch (aide-mémorier) ngày 2/6/1961 cũng như courter-memorial, các quan chức hải quân của UK bị chỉ trích vì việc can thiệp vào thẩm quyền luật pháp (lawful authority) của Neils Ebbesen đối với một con tàu đánh cá, cái mà nó bắt giữ một cách hợp pháp.
Kết luận của commission về các sự kiện liên quan đến các tàu thyền hải quân UK là “Tư lệnh Griffith và các quan chức khác của hải quân hoàng gia UK đã rất cố gắng để tránh các biện pháp bạo lực giữa Neils Ebbesen và Red Crusader. Một thái độ được cho là mẫu mực”
IV. Nhận xét
1. Ý nghĩa của biện pháp điều tra
Biện pháp điều tra là biện pháp dung để xác định diễn biến thực tế của vụ việc khi mà các bên không có quan điểm thống nhất. Có thể nói biện pháp điều tra chỉ là giai đoạn đầu trong giải quyết tranh chấp, do vậy ngày nay nó đã không được sử dụng như một biện pháp riêng biệt mà được ghép vào các hình thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay tòa án…
2. Điểm khác biệt của ủy ban điểu tra trong trường hợp này so với thực tế
Trong vụ tranh chấp này, điểm đáng chú ý của hình thức ủy ban điều tra đó là về thẩm quyền của nó và tính chất của báo cáo điều tra.
Thứ nhất Ủy ban này đưa ra những bằng chứng không chỉ về diễn biến vụ việc mà còn về mặt luật pháp, trong khi trách nhiệm của ủy ban là điều tra diễn biến, hoàn cảnh và những tranh chấp của 2 bên mà thôi (điều 35-Hague convention: limited to statement the fact)
Hay nói cách khác ủy ban đã vượt quá thẩm quyền của mình. Trong phán quyết của mình, ủy ban đã sử dụng những từ mang tính phán xét hành động như “rightly”, “exceeded legitimate use of armed force”, “cannot justify”, “were impeccable”.
Thứ hai, khi thỏa thuận thành lập Ủy ban điều tra, hai bên đã chấp nhận báo cáo của Ủy ban là cuối cùng (final) nhưng theo lí thuyết thì nó không thể được xem như vậy. (điều 35 has in no way the character of a ward and leaves the parties entire freedom as to the efect to be given to the statement). Điều này làm cho bản báo cáo mang giá trị pháp lí như là phán quyết của trong tài.
Có thể nói chính 2 điểm khác biệt so với lí thuyết này đã làm cho bản báo cáo mang tính chất gần giống với một phán quyết của trọng tài.
Ngoài hai điểm chính trên thì về mặt thủ tục cũng có những điểm khác biệt như:
Examination of the witnesses phải được sự hướng dẫn của chủ tịch (điều 26 The examination of the witnesses is conducted by the president) nhưng trong trường hợp này chủ yếu do đại diện của mỗi bên.
Báo cáo sẽ được công bố khi 2 bên chấp nhận nhưng theo lí thuyết thì nó chỉ cần sự có mặt của đại diện và cố vấn pháp luật của hai bên. (điều 34 the Report of the Commission is read at a public sitting, the agents and counsel of the parties being present or duly summoned). Chính điểm này cũng đã cho thấy giá trị của bản báo cáo, nó thể hiện sự đồng thuận của cả hai bên về diễn biến thực tế của vụ việc.

3. Điểm khác biệt so với hình thức trọng tài
Như chúng ta đã biết hình thức trọng tài được sử dụng khá rộng rãi vì tính linh hoạt của nó, nếu xét về hình thức, thủ tục thì ủy ban điều tra tương đối giống nhau nhưng có hai điểm khác nhau cơ bản.
Thứ nhất đó là tính ràng buộc của phán quyết. Những phán quyết của trọng tìa thì mang tính ràng buộc các bên phải thực hiện, nhưng báo cáo của ủy ban điều tra thì không mang tính rang buộc.
Thứ hai là khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cả hai hinh thức đều có thẩm quyền giải quyết nhũng vấn đề do hai bên yêu cầu, tuy nhiên ủy ban điều tra chỉ điều tra về diễn biến vụ việc xảy ra, không giải quyết trực tiếp tranh chấp mà cung cấp cơ sở cho các bên tiến hành những biện pháp khác mà thôi, còn trọng tài thì dựa trên những bằng chứng mà các bên tranh chấp đưa ra để phán xét những vấn đề mà các bên yêu câu để giải quyết tranh chấp.
Buổi 8: Thảo luận về Trọng tài ICSID

Hiệp ước về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và pháp nhân thuộc quốc gia khác
Tổng quan:
Bản Module này giới thiệu chung về những thỏa thuận về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo ICSID
Bản Module này cũng đưa ra khung của 1 số biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư truyên thống giữa nhà ĐTNN và nc nhận đầu tư, và phân tích những yếu điểm của các biện pháp đó.
Bản Module này giải thích nguồn gốc, lịch sử của HƯ ICSID và tại sao những điều khoản của HƯ này lại bảo vệ lợi ích nhà ĐTNN cũng như nc nhận đầu tư.
Nó cũng đưa ra những ng tắc cơ bản trong HƯ ICSID
Các cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư, thương mại
Toà án của nước được đầu tư:
Nếu ko có thỏa thuận khác thì những bất đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư thông thường sẽ được Tòa án (trong nước) của nước nhận đầu tư giải quyết. Nhìn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thì cách giải quyết này có nhiều bất cập. Trong trường hợp này, dù đúng hay sai thì Tòa án của nước nhận đầu tư cũng không được cho là đủ công bằng vô tư. Hơn nữa, Toà án trong nước có nghĩa vụ phải áp dụng Luật trong nước ngay cả khi Luật này không bảo vệ lợi ích của nhà ĐTNN như ở Luật quốc tế. Thêm vào đó, Tòa án thông thường thường thiếu những kĩ thuật chuyên môn cần thiết để giải quyết những tranh chấp kinh tế quốc tế phức tạp.
Tòa án của các nước khác:
Tòa án của các nước khác thường không phải một sự lựa chọn thiết thực. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ sẽ không có thẩm quyền giải quyết những vụ việc đầu tư nằm ngoài lãnh thổ nước mình. Ngay cả trong trường hợp nước nhận đầu tư đồng ý với những điều khoản của Tòa án nước đầu tư hay Tòa án nước thứ ba.
Sự bảo vệ ngoại giao:
Bảo vệ ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng để giải quyết bất đồng về đầu tư, được thực hiện thông qua đàm phán hoặc qua kiện tụng giữa 2 nước đầu tư và nhận đầu tư trước khi đưa ra Tòa án quốc tế hay Trọng tài. Biện pháp này cũng có 1 số yếu điểm như: biện pháp này chỉ được thi hành khi thấy là cần thiết, và các nhà ĐTNN ko có quyền sử dụng; Bảo vệ ngoại giao ko phổ biến ở những nước ko thi hành biện pháp này, và có thể dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ ngọa giao các nước có liên quan.
Trọng tài phân xử:
Trọng tài quốc tế thường giải quyết tranh chấp tích cực hơn so với Tòa án trong nước và biện pháp bảo vệ ngoại giao. Trọng tài quốc tế cũng thường tốn ít chi phí và có hiệu quả hơn Tòa án thông thường. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài đủ chuyên môn.
Trọng tài đặc nhiêm:
Nếu biện trọng tài ko được bởi cơ quan trọng tài chuyên biệt thì vụ việc sẽ được chuyển cho trọng tài đặc nhiệm giải quyết. Trọng tài đặc nhiệm yêu cầu một bản thỏa thuận trọng tài (compromis) quy định các vấn đề : chọn lựa trọng tài, Luật áp dụng, và một số các vấn đề thủ tục.
Tóm tắt:
1. Tòa án của nước nhận đầu tư thường không được coi là đảm bảo đủ công bằng cho các nhà ĐTNN.
2. Tòa án của nước đầu tư cũng như của nước thứ ba thường ko giải quyết được tranh chấp đầu tư.
3. Bảo vệ đầu tư là một biện pháp để giải quyết tranh chấp đầu tư. Tuy nhiên biện pháp này không đảm bảo cho nhà ĐTNN và cũng không thuận tiện cho nước nhận đầu tư.
4. Trọng tài đặc nhiệm được thảo thuận giữa nhà ĐTNN và nước nhận đầu tư là sự lựa chọn hữu hiệu, tuy nó bao gồm nhiều thủ tục rườm rà.
ICSID
1. Lịch sử ra đời của ICSID
- Khâu chuẩn bị và sự ra đời
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư, thương mại được đề xuất bởi WB
+ Hiệp ước ICSID được soạn thảo từ năm 1961-1965
+ Thông qua ngày 18/3/1965 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/10/1966
- Trở thành một cơ quan và sự tham gia
+ đầu tiên Hiệp ước này được phê chuẩn bởi 20 quốc gia đang phát triển ở châu Phi
+ ngày nay, 155 quốc gia đã ký hiệp ước ICSID, trong đó hiệp ước này đã có chính thức có hiệu lực đối với 143 quốc gia
+ Đến nay trọng tài ICSID đã giải quyết được 158 vụ, 123 vụ đang trong quá trình xem xét
2. MỤC TIÊU CỦA ICSID
Mục tiêu quan trọng nhất của Hiệp ước là việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế. Hiệp ước ICSID có vai trò tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư tư nhân quốc tế thông qua việc tạo ra các môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi
So sánh với trọng tài ad hoc, Hiệp ước ICSID có nhiều ưu điểm hơn: nó đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp gồm các điều khoản chung và nguyên tắc về thủ tục cũng như các cơ quan hỗ trợ việc tranh tụng. Nó sẽ đảm bảo cho các tranh tụng không thất bại và hỗ trợ việc công nhận và thực thi các phán quyết.
Trọng tài ICSID mang đến nhiều lợi ích chi nhà đầu tư cũng như quốc gia nhận đầu tư.
Lợi ích cho nhà đầu tư khá rõ ràng: nó có thể tiếp cận trực tiếp với một diễn đàn quốc tế có hiệu quả khi có một tranh chấp xảy ra. Khả năng tìm đến trọng tài là một nhân tố quan trọng trong an ninh pháp lý của một quyết định đầu tư.
Lợi ích của quốc gia nhận đầu tư nhiều hơn gấp đôi: nó sẽ cải thiện được môi trường đầu tư của mình và thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhờ việc chấp nhận sự phân xử của trọng tài ICSID mà quốc gia nhận đầu tư có thể tự bảo vệ mình khỏi những hình thức kiện tụng nước ngoài hoặc quốc tế khác. Ngoài ra, quốc gia nhận đầu tư cũng tự bảo vệ mình khỏi các biện pháp bảo hộ ngoại giao của quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch.

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu của ICSID rất đơn giản chỉ gồm một Uỷ ban Hành chính và Ban thư kí
Uỷ ban Hành chính:
- Mỗi nước thành viên có một đại diện
- Tất cả các đại diện có quyền bình đẳng
- Chủ tịch WB giữ chức chủ tịch ICSID (ex officio president) nhưng không có quyền bỏ phiếu
- Chủ tịch và thành viên HĐHC phục vụ mà không nhận được thù lao từ Trung tâm
- Các quyết định của HĐHC được thông qua dựa trên quá trình bỏ phiếu với đa số 2/3
- Chức năng chính của Hội đồng Hành Chính là bầu chọn ra Tổng thư ký, phó tổng thư ký, thực hiện các quy định và luật lệ cho các cơ chế pháp lý và tiến hành các thủ tục tố tụng, quản lý ngân sách, tổ chức hội nghị và phê chuẩn các báo cáo thường niên về hoạt động của ICSID
Ban thư ký
- Ban thư ký gồm 1 Tổng thư ký, một Phó Tổng thư ký (Deputy not Vice) được bầu cử thông qua đa số phiếu với tỷ lệ 2/3 với sự đề cử của Chủ tịch HĐHC, có nhiệm kỳ 6 năm, có thể tái cử và hội đồng thư ký
- Tổng thư ký là đại diện pháp lý của ICSID, là người đứng đầu trung tâm, chịu trách nhiệmvề các hoạt động hành chính của Trung tâm bao gồm việc triệu tập hội đồng thư ký theo Hiệp ước ICSID và các quy định của HĐHC, giữ chức năng quản lý giấy tờ, sổ sách, có quyền xác nhận các phán quyết trọng tài thực hiện theo Hiệp ước này.
- Phó tổng thư ký chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của ICSID, làm thay trách nhiệm của Tổng thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt hoặc không có khả năng giải quyết công việc.
- Chức năng chính của ban thư ký là cung cấp hỗ trợ cho các giai đoạn khởi đầu và tiến hành các thủ tục tố tụng ICSID; hỗ trợ pháp lý cho ban hoà giải, toà trọng tài, uỷ ban ad hoc, hỗ trợ các hoạt động của chúng, và quản lý thủ tục tố tụng và chi phí tài chính của các vụ việc. Ban Thư ký cũng hỗ trợ cho HĐHC.
- Ban Thư ký duy trì các danh sách hội thẩm Hoà giải viên, trọng tài viên mà mỗi nước thành viên có thể đề cử 4 người, Chủ tịch HĐHC có thể đề cử 10 người. Các danh sách hội thẩm này cung cấp một nguồn mà từ đó các bên tham gia tố tụng ICSID có thể chọn hoà giải viên và trọng tài viên. Hơn nữa, trong trường hợp của HĐHC bổ nhiệm hoà giải viên, trọng tài hoặc thành viên trong ủy ban ad hoc trong hoạt động tố tụng của ICSID, người ứng cử viên phải được lấy từ danh sách hội thẩm này.
- Chi phí của Ban thư ký nằm ngoài ngân sách của Ngân hàng thế giới, mà dựa trên sự chi trả của các bên tranh chấp.
4. THẨM QUYỀN
Thẩm quyền khởi kiện: Vì một trong những mục tiêu chính của Hiệp ước là đẩy mạnh một dòng chảy lớn hơn vốn đầu tư tư nhân quốc tế, nên những cung cấp từ Hiệp ước đưa tới một sự cân bằng được tính toán kĩ càng giữa lợi ích của nhà đầu tư và quốc gia sở tại. Do đó, Hiệp ước cho phép cả các quốc gia lẫn nhà đầu tư có quyền đâm đơn kiện.
Thẩm quyền xét xử: Sự tham gia của Hiệp ước ICSID không tạo nên một thẩm quyền của ICSID. Hiệp ước quy định: để xác lập một thẩm quyền, phải có sự công nhận bằng văn bản viết của cả 2 bên trong tranh chấp.
Sự chấp nhận thẩm quyền của ICSID có thể được biểu thị bằng nhiều cách khác nhau. SỰ chấp nhận đó có thể được quy định trong các thỏa thuận trực tiếp giữa nhà đầu tư và Quốc gia nhận đầu tư. Bên cạnh đó, sự chấp nhận có thể được đưa ra thông qua một đề nghị của quốc gia nhận đầu tư, nằm trong luật của nó hoặc trong một điều ước được chấp nhận bởi nhà đầu tư.
Điều 25 Hiệp ước ICSID quy định
(1) Thẩm quyền của Tòa được mở rộng tới bất kỳ tranh chấp pháp lý nào liên quan đến một vụ việc đầu tư, giữa Quốc gia ký kết (hoặc bất kỳ cơ quan cấp dưới nào của Quốc gia ký kết có liên quan đến Tòa) với một pháp nhân của một Quốc gia ký kết khác, và hai bên tranh chấp đồng ý gửi một lá đơn đến Tòa. Khi các bên đã gửi thư chấp thuận, không một bên nào có quyền rút đơn.
(2) Pháp nhân của một Quốc gia ký kết khác có nghĩa là:
(a) bất kỳ một người nào có quốc tịch của Quốc gia ký kết ngòai Quốc gia tranh chấp tại thời điểm hai bên đồng ý đưa vụ tranh chấp lên Tòa để hòa giải hoặc xét xử, cũng như tại thời điểm đơn kiện được đăng ký theo khoản (3) điều 28 hoặc khỏan (3) điều 36. Điều này không bao gồm những người mang quốc tịch của Quốc gia ký kết tại 1 trong 2 thời điểm đã được đè cập ở phần trên của câu này; và
(b) Bất kỳ một pháp nhân pháp lý nào có quốc tịch của một Quốc gia ký kết ngòai Quốc gia tranh chấp tại thời điểm hai bên đồng ý đưa tranh chấp chấp lên Tòa để hòa giải hoặc xét xử và bất kỳ một pháp nhân pháp lý có quốc tịch của Quốc gia ký kết đang bị kiện, vì chịu sự điều chỉnh theo tư cách người nước ngoài, các bên đã tham gia phải được đối xử như một pháp nhân của Quốc gia ký kết khác, theo mục đích của Hiệp ước này.
(3) Việc chấp nhận của một cơ quan cấp dưới của Quốc gia ký kết cần phải được sự chấp thuận của Quốc gia đó, trừ trường hợp Quốc gia thông báo với Tòa rằng không cần phải chấp thuận.
(4) Bất kỳ một Quốc gia ký kết nào, tại thời điểm được phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua Công ước này hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó, có thể thông báo cho Tòa cấp hoặc các cấp của tranh chấp mà có thể hoặc không cần thiết phải xem xét để đưa lên Tòa. Tổng TK sẽ ngay lập tức gửi những thông báo trên cho tất cả các Quốc gia thành viên khác. Những thư thông báo này không ủy nhiệm theo đơn kiện ghi ở khỏan (1).
Điều 26
Đơn kiện hoặc thư chấp thuận xét xử của các bên theo Công ước này sẽ được xem như chấp thuận tham gia vào các vụ việc có liên quan hoặc hậu quả của vụ kiện này. Một Quốc gia thành viên có thể sẽ cần đến sự không có khả năng xét xử của các cơ quan chức trách địa phương hoặc tòa án quốc gia như một điều kiện để tham gia xét xử theo Công ước này.

Điều 27
(1) Các quốc gia thành viên không được bảo hộ ngoại giao, hoặc gửi một lời phê phán quốc tế nào, trên tinh thần tôn trọng tranh chấp giữa một trong những pháp nhân của chính quốc gia đó với Quốc gia thành viên khác, mà hai bên đã đồng ý gửi hoặc đã gửi đơn kiện theo Công ước này; trừ khi một trong các Quốc gia thành viên trên không tuân thủ hoặc tuân theo phán quyết của Tòa trong cuộc tranh chấp.
(2) Bảo hộ ngoại giao, trong trường hợp được nêu ở khoản (1), không bao gồm các cuộc trao đổi ngoại giao không chính thức để giải quyết tranh chấp một cách dễ dàng hơn.
Thẩm quyền tư vấn: Tư vấn từ ICSID là một trong những cơ quan trọng tài tốt nhất mà Hiệp ước về ICSID mang lại. ICSID đã thực hiện một số chức năng tư vấn liên quan đến xét xử.

5. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
Hiệp ước ICSID không có bất kỳ nguyên tắc độc lập nào. Nó chỉ đưa ra thủ tục để giải quyết các tranh chấp đầu tư. Bất kỳ một nỗ lực nào để thiết lập một luật quốc tế trong khuôn khổ của Hiệp ước đều dẫn đến vô số khó khăn khó lòng khắc phục được.
a. Các lựa chọn phương thức giải quyết
Hiệp ước ICSID đưa ra 2 phương thức giải quyết tranh chấp: hòa giải hoặc trọng tài. Hòa giải là một biện pháp linh hoạt để hỗ trợ các bên đi đến một thỏa thuận cuối cùng. Hòa giải kết thúc bằng một biên bản báo cáo đề xuất một giải pháp không có tính ràng buộc đối với các bên. Bởi thế, biện pháp này phụ thuộc vào tính tự nguyện hợp tác của cả 2 bên.
Trọng tài là biện pháp chính thống hơn. Tuy nhiên, một số vụ việc do trọng tài giải quyết đã kết thúc với một thỏa thuận cuối cùng giữa các bên. Nếu không đi đến được thỏa thuận đó, kết luận sau cùng sẽ là một quyết định mang tính ràng buộc đối với cả 2 bên.
Trong thực tiễn, biện pháp trọng tài thường được sử dụng nhiều hơn so với biện pháp hòa giải. Hầu hết các case đưa lên ICSID đều liên quan đến trọng tài. Trong thực tế, biện pháp hòa giải theo Hiệp ước ICSID thường rất hiếm một phần là bởi việc lựa chọn đều do bên bắt đầu vụ kiện thực hiện. Có vẻ như hướng các nỗ lực cần thiết và tiền bạc vào một vụ kiện để đi đến quyết định mang tính ràng buộc cuối cùng luôn là một quyết định khôn ngoan hơn.

b. Sự chuyên môn hóa trong lĩnh vực tranh chấp đầu tư
Hiệp ước ICSID chuyên trách trong việc giải quyết các tranh chấp đầu tư. Bởi thế, sự tồn tại của một tranh chấp pháp lý nảy sinh trực tiếp từ một hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết cho thẩm quyền giải quyết của ICSID. Khái niệm Investment không được định nghĩa trong Hiệp ước.
Rất nhiều Hiệp định đầu tư song phương BIT và hiệp định đa phương đã đưa ra các định nghĩa về hoạt động đầu tư. Tuy nhiên các định nghĩa này không ảnh hưởng đến nghĩa của khái niệm này trong Hiệp ước ICSID. Ví dụ như một số hiệp định mở rộng quyền ra việc thiết lập hoạt động đầu tư, tuy nhiên, Hiệp ước ICSID chỉ được áp dụng một khi hoạt động đầu tư đã được tiến hành.
Trong thực tiễn hiện tại, khái niệm Investment đã mang nghĩa rộng hơn. Nhiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế được chấp nhận như là các hoạt động đầu tư. Bên cạnh các hoạt động đầu tư truyền thống đặc thù, hoạt động đầu tư còn mở rộng ra các công cụ tài chính đơn thuần như việc giao dịch Trái phiếu chính phủ hoặc việc gia hạn nợ. Các tiêu chuẩn mang tính quyết định là một thời hạn cụ thể của các hoạt động có liên quan, lợi nhuận đều, sự tồn tại của một nguy cơ kinh tế nào đó, một trách nhiệm quan trọng cũng như việc dự án có liên quan đến sự phát triển của quốc gia nhận đầu tư.

c. Luật áp dụng
Tuy nhiên, Hiệp ước ICSID lại chứa đựng một nguyên tắc về luật áp dụng. Nói cách khác, nó hướng dẫn Tòa tìm ra các nguyên tắc để áp dụng cho từng tranh chấp cụ thể. Tòa có nhiệm vụ tuân theo các lựa chọn về luật mà các bên tranh chấp đã thỏa thuận. Trong trường hợp không có lựa chọn về luật được thỏa thuận, Tòa sẽ áp dụng luật của quốc gia nhận đầu tư và luật quốc tế.
Vấn đề lựa chọn luật đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Tòa. Việc áp dụng một hệ thống chuẩn xác hoặc một hệ thống luật là một yêu cầu cơ bản cho một phán quyết hợp pháp. Thất bại trong việc áp dụng luật phù hợp bị coi như sự lạm quyền và có thể dẫn đến việc hủy bỏ một phán quyết.
Với việc áp dụng luật quốc tế, Tòa có thể áp dụng các hiệp ước, đặc biệt là các BITs cũng như Luật tập quán quốc tế. Nhũng nguyên tắc chung của luật và các thực tiễn pháp lý, đặc biệt là trong các tòa ICSID trước, cũng đóng một vai trò quan trọng.
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật trong nước đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ICSID. Các tòa của ICSID khi sử dụng cả 2 hệ thống luật cần chú ý rằng luật của quốc gia nhận đầu tư là không thể thiếu được nhưng luật quốc tế cũng đóng một vai trò bổ trợ và hiệu chỉnh.
Một tòa có thể quyết định ex aequo et bono (hành động dựa trên nguyên tắc công bằng) nếu có sự ủy quyền của các bên tranh chấp.

d. Các bên tham gia
Các vụ kiện theo Hiệp ước đều là các vụ kiện hỗn hợp giữa một bên (quốc gia nhận đầu tư) phải là một quốc gia thành viên của Hiệp ước và một bên (nhà đầu tư) là một cá nhân hoặc chủ thể của một quốc gia thành viên khác của Hiệp ước. Bất kỳ bên nào cũng có thể bắt đầu một vụ kiện.
Các quốc gia có thể ủy quyền cho các cơ quan, cục, sở…đại diện cho mình với tư cách là một bên trong tranh chấp trong vụ kiện tại ICSID.
Nhà đầu tư có thể là cá nhân ( thể nhân) hoặc một công ty hay một thực thể tương đương (pháp nhân). Cả 2 loại chủ thể trên đều phải đạt được yêu cầu về quốc tịch của Hiệp ước.
Cả quốc gia nhận đầu tư và quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch đều bắt buộc phải là thành viên của Hiệp ước, có nghĩa là đã phê chuẩn Hiệp ước ICSID. Nếu một trong hai bên trong tranh chấp không phải là quốc gia thành viên của Hiệp ước, ICSID không có thẩm quyền nhưng Additional Facility có thể can thiệp.
Một điều kiện khác là nhà đầu tư không mang quốc tịch của quốc gia nhận đầu tư. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài hoạt động thông qua một công ty được đăng ký tại quốc gia nhận đầu tư, cả nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư có thể đồng ý với nhau rằng công ty đó sẽ được đối xử như nhà đầu tư nước ngoài theo điều 25(2)(b) của Hiệp ước.
e. Tính độc lập và Tự nhiên của việc Xét xử
Xét xử một cách độc lập
ICSID xét xử các vụ kiện một cách động lập. Điều này có nghĩa là họ không phụ thuộc vào sự can thiệp của bất kỳ thế lực bên ngoài nào. Ngoài ra, Tòa án quốc gia cũng không ảnh hưởng tới việc xét xử của ICSID dưới bất kỳ hình thức nào. Tòa án quốc gia có thể yêu cầu những hình phạt tạm thời trong trường hợp các bên đồng ý.
Tòa án ICSID phải tìm ra các bằng chứng mà không dựa vào sự giúp đỡ pháp lý của các Tòa án quốc gia. Bất kỳ một tài liệu thẩm vấn nào của ICSID có được nhờ Tòa án quốc gia đều không hợp lệ.
Không làm thất vọng trong quá trình xét xử
Những vụ kiện của ICSID không thể bị đe dọa bằng việc bất hợp tác của các bên. Các bên có thể linh hoạt trong việc gây ảnh hưởng lên vụ kiện. Nhưng nếu một trong các bên bất hợp tác, vụ kiện vẫn không bị ngừng lại. Hiệp ước đã đưa ra một hệ thống chặt chẽ để chống lại việc bất hợp tác. Tòa án, nếu không được chỉ định bởi các bên, sẽ được chỉ định bởi Trung tâm. Quyết định luôn đi kèm với vụ kiện. Việc không đưa ra bản memorial (ghi nhớ) hay không có mặt để nghe Quyết định của Tòa thì cũng không làm gián đoạn vụ kiện.

6. Tính hiệu quả của Hệ thống
Tính hiệu quả
Hệ thống Tòa án này có hiệu quả rất cao. Tính hiệu quả là kết quả của nhiều nhân tố. Việc đưa đơn kiện lên ICSID là hòan tòan tự nguyện, nhưng một khi đã đưa lên thì không thể rút lại với bất kỳ lý do nào. Điều luật về không làm thất vọng có nghĩa là vụ kiện sẽ được xét xử cho dù bất kỳ bên nào không hợp tác. Chỉ một điều này cũng là một đặc điểm lớn để các bên phải hợp tác.

Tính ràng buộc của quyết định
Các quyết định được đưa ra và hòan thành và không cần phải xem xét lại, trừ một vài trường hợp chính Tòa án ICSID muốn xem lại. Việc một quốc gia không phục tùng một quyết định của tòa án sẽ được coi là vi phạm, và có thể dẫn đến bảo hộ ngoại giao cho nhà đầu tư khỏi quốc gia liên quan.

Tính cưỡng chế của quyết định.
Tòa mang tới một hệ thống hiệu quả về cưỡng chế. Những quyết định đều được coi như là chung thẩm đối với tất cả các bên. Những hình phạt tài chính từ vụ kiện đều được cưỡng chế, như hình phạt cuối cùng của tòa án quốc gia. Các tòa án quốc gia không có quyền xem xét lại các quyết định của ICSID. Tuy nhiên, nếu quyết định của ICSID đi ngược lại với những luật lệ cơ bản của quốc gia thì quốc gia đó đựoc miễn thi hành. Trên thực tế, điều này có nghĩa là hình phạt không được đi ngược lại những lợi ích công cộng của quốc gia.

Tác dụng ngăn ngừa
Hệ thống xét xử của ICSID dường như là hiệu quả, ngay cả khi không đặt trong một vụ kiện nào. Chỉ riêng việc hiện diện của một cơ quan pháp lý hiệu quả đã có thể ảnh hưởng đến thái độ của các bên để không dẫn đến những tranh cãi có thể có. Điều này như một tác động ngầm lên nhà đầu tư và quốc gia chủ quản. Cả hai bên đều cố gắng tránh những hành động có thể làm cho dính líu vào một vụ kiện mà có thể bị thua. Ngòai ra, viễn cảnh kiện tụng có thể giúp các bên cư xử một cách thân thiện hơn.
Buổi 9: Giới thiệu về giải quyết tranh chấp tại một số tổ chức khu vực.

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC

A. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại NAFTA:
I. Chương 20: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thi hành và giải thích hiệp định
Chương 20 quy định việc thành lập Ủy ban thương mại tự do và Ban thư kí - hai cơ quan thường trực gồm cả ba bên có trách nhiệm giám sát và thi hành hiệp định. Chúng giúp cho việc quyết định liên quan đến hoạt động của Hiệp định một cách thuận lợi.
Phần 1: Các cơ quan
1) Ủy ban thương mại tự do (FTC):
a. Cơ cấu:
FTC là cơ quan cao nhất, là một cơ quan tư vấn và giám sát bao gồm các đại diện cho bộ thương mại Để thực hiện chức năng của mình, FTC có Ban thư kí và hơn 20 Ủy ban và nhóm làm việc (phụ lục 2001.2).
b. Chức năng:
Chức năng chính của ủy ban là giám sát sự thi hành Hiệp định và xem xét bất kỳ vấn đề nào có thể làm ảnh hưởng hoạt động và việc áp dụng Hiệp định. Ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích, áp dụng và thi hành các điều khoản của Hiệp định.
Ủy ban giám sát công việc của tất cả các ủy ban và nhóm làm việc được thành lập theo Hiệp định, quy định tại Phụ lục 2001.1.
c. Thẩm quyền:
FTC có quyền thành lập và ủy thác cho các ủy ban ad hoc hay thường trực, các nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhóm làm việc không ràng buộc với chính phủ.
Thực hiện các hoạt động khác trong pham vi chức năng của nó do các bên đồng ý.
d. Thủ tục hoạt động:
Ủy ban có các quy định và các thủ tục riêng. Tất cả các quyết định của Ủy ban được tông qua bằng đồng thuận, trừ phi Ủy ban có sự nhất trí khác.
Ủy ban triệu tập hội nghị thường niên ít nhất mỗi năm một lần và các bên sẽ lần lượt làm chủ tọa trong các phiên họp này.
2) Ban thư ký:
Ban thư ký bao gồm 3 khu vực quốc gia khác nhau, thực hiện chức năng như nhau nhưng độc lập với nhau. Mỗi thành viên thành lập một văn phòng thường trực của khu vực mình với Ban thư ký và ban lãnh đạo riêng. Mỗi chính phủ thành viên có trách nhiệm đối với hoạt động và chi phí của khu vực mình, chi trả tiền thù lao và phí tổn cho hội thẩm viên, các thành viên của các ủy ban và ban thẩm định khoa học.
Ban thư ký hỗ trợ FTC và đảm nhận công tác hành chính cho ban hội thẩm giải quyết tranh chấp. Chịu sự quản lý của FTC, Ban thư ký cũng hỗ trợ các ủy ban, các nhóm làm việc và các điều kiện để thực hiện Hiệp định.
3) Ủy ban và nhóm làm việc:
FTC quy định thành lập một số ủy ban và nhóm làm việc xem xét và thảo luận các vấn đề liên quan đến các vấn đề được phân công. Họ có thẩm quyền giám sát việc thi hành hiệp định NAFTA trong khu vực mà hiệp định này có ảnh hưởng
Phần 2: Giải quyết tranh chấp
Hệ thống giải quyết tranh chấp được hình thành theo thủ tục chương 20 trong ba phạm vi: sự bàn bạc giữa các bên, sự can thiệp của FTC, ban hội thẩm tố tụng.
1, Phạm vi:
Chương 20 giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến:
(a) Việc giải thích các điều khoản và việc một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hiệp định.
(b) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât mà việc thực thi này bị các bên khác coi là trái với Hiệp định.
(c) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât mà việc thực thi này bị các bên khác coi là việc áp dụng đó làm vô hiệu hoặc làm suy yếu Hiệp định.
2, Sự lựa chọn tòa án WTO/NAFTA:
Khi ký kết hiệp định NAFTA, Mexico, Mỹ và Canada không từ bỏ quyền của họ theo WTO. Do đó, các tranh chấp liên quan đến cả NAFTA và WTO sẽ được giải quyết bởi tòa án theo ý muốn của các bên thưa kiện.(2005.1)
Quy tắc chung:
Để tránh các thủ tục song song và hơn hết là các quyết định mâu thuẫn nhau, trong trường hợp sự viện dẫn của một quốc gia thành viên có thể hình thành nên một sự vi phạm theo cả WTO và NAFTA, bên khởi kiện lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp mà không cần sự đồng ý của bên kia.
Khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp thủ tục giải quyết tranh chấp được chọn là WTO thì bên thưa kiện sẽ phải thông báo ý định của mình đến bên thứ ba trước khi tiến hành thủ tục, trong trường hợp bên thứ ba có lợi ích thực sự trong vụ này và muốn đưa ra tòa NAFTA thì hai bên tiến thảo luận để nhất trí về tòa án. Nếu không nhất trí được thì tòa án NAFTA sẽ được ưu tiên áp dụng.
Ngoại lệ: Đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, khu vực nông nghiệp, các biện pháp vệ sing dịch tễ và các biện pháp tiêu chuẩn, bên kháng kiện có thể phản đối việc viện dẫn Tòa WTO bằng việc thông báo sự phản đối này cho Ban thư ký khu vực nước này và bên khởi kiện. Nói cách khác, trong những trường hợp này, sự lựa chọn tòa án phụ thuộc vào bên kháng kiện.
3. Tham vấn
Bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra yêu cầu tham vấn với các bên khác bằng văn bản về các biện pháp thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ vấn đề nào mà nó thấy rằng có thể ảnh hưởng đến việc thi hành Hiệp định.
Nếu thảo luận song phương thì tham vấn kéo dài 30 ngày, nếu thảo luận đa phương thì tham vấn kéo dài 45 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu tham vấn của bên thưa kiện.
Các bên tham gia tham vấn phải cố gắng hết sức để đạt được một quyết định thỏa mãn chung về mọi vấn đề thông qua tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cung cấp đầy đủ các thông tin đảm bảo cho việc xem xét làm thế nào các biện pháp trên thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng tới việc thi hành Hiệp định; xem xét các thông tin mật và các thông tin phù hợp được trao đổi trong buổi tham vấn trên cơ sở của bên cung cấp thông tin; tránh các quyết định gây thiệt hại cho lợi ích của bất kỳ bên nào khác theo Hiệp định.
Bên thứ ba mà được cho rằng có lợi ích xác thực trong vụ việc được quyền tham gia tham vấn. Để làm được điều này, bên thứ ba phải trình một bản thông báo đến Ban thư kí tại khu vực của nó và đến các bên khác.
4. Cơ chế giải quyết của FTC
Nếu tham vấn không đưa ra được cách giải quyết, bất kỳ bên nào có thể đưa ra văn bản yêu cầu FTC tổ chức một cuộc họp. FTC giải quyết vấn đề trong 30 ngày, hoặc trong một khoảng thời gian khác theo sự nhất trí của các bên.
Thư của bên khởi kiện phải nêu rõ phạm vi và các vấn đề khác hoặc các vấn đề khác mà nước này khiếu nại, chỉ ra các điều khoản của hiệp định có liên quan và trình bày một tuyên bố tóm tắt về kết quả của tham vấn. Bên khởi kiện phải gửi tới các bên khác và bên thư ký của khu vực quốc đó thư khiếu nại của mình.
Cơ chế giải quyết mà FTC sử dụng : trung gian, hòa giải.
Khi được yêu cầu giải quyết, trong vòng 10 ngày kể từ khi yêu cầu được đưa ra FTC sẽ triệu tập . FTC có thể:
· Triệu tập các cố vấn chuyên môn hoặc thành lập các nhóm làm việc hay nhóm chuyên viên cần thiết.
· Dựa vào các cơ chế trung gian, hòa giải, hoặc các thủ tục giải quyết tranh chấp khác.
· Thực hiện các khuyến nghị; hoặc
· Hỗ trợ các bên tranh chấp trong việc thương lượng để tìm ra giải pháp thỏa đáng.
Mục đích của sự thi hành FTC trong chương 20 là đưa ra lời khuyên cho các bên trong tranh chấp khuyến khích không khí đàm phán và tránh các thủ tục tốn kém và kéo dài.
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm trọng tài
Nếu trong 30 ngày mà FTC không giải quyết được vấn đề, một bên tham vấn yêu cầu FTC bằng văn bản, thành lập 1 ban bồi thẩm trọng tài gồm 5 thành viên (4 panellists và 1 chủ tọa).
Nếu trong vòng 15 ngày các bên tranh chấp không thể thỏa thuận được chủ tọa thì trong 5 ngày họ sẽ chọn 1 chủ tọa là 1 thành viên trong bảng phân công và không phải là một trong những công dân của họ. Nếu các bên tranh chấp trong 15 ngày đã chọn được chủ tọa thì các thành viên tham gia sẽ rút thăm chọn ra trong bảng phân công một trong những công dân của các bên khác trong tranh chấp.
Quy định áp dụng cho thủ tục tố tụng
1) Nguyên tắc
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm được quy định trong chương 20 và trong Model Rules của thủ tục ban hành theo điều 2012.3 của Hiệp định. Những thủ tục này chứa các nguyên tắc:
· Nguyện vọng tự chủ của các bên: thời gian trong chương 20 và nguyên tắc mẫu có thể sửa đổi với sự thỏa thuận của các bên, trước hoặc trong quá trình tố tụng.
· Quyền điều trần: các bên có quyền điều trần, ít nhất 1 lần
· Hưởng thủ tục pháp lý: thủ tục tố tụng ban bồi thẩm phải đảm bảo sự công bằng giữa các bên và tạo điều kiện đầy đủ cho các bên thực hiện quyền của mình.
· Sự linh hoạt: nếu các nguyên tắc của thủ tục tố tụng không che phủ bởi nguyên tắc mẫu, ban bồi thẩm có thể làm theo các thủ tục phù hợp mà không trái với hiệp định.
· Sự bảo mật thủ tục: nguyên tắc 25 đưa ra danh sách các cá nhân có thể đại diện trong tố tụng: đại diện của các bên tranh chấp, cố vấn các bên tranh chấp; nhân viên và viên phụ thẩm của Ban thư ký; phụ thẩm của các thành viên tham gia.
Nguyên tắc 16 quy định rằng chỉ có Ban bồi thẩm có thể cho phép sự tham gia của phiên dịch, phụ thẩm viên hành chính và nhân viên Ban thư ký.
2) Xác định sự miễn giảm hoặc các giới hạn về thẩm quyền giải quyết của Ban bồi thẩm
Trong 20 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu thành lập ban bồi thẩm, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, giới hạn về thẩm quyền giải quyết của ban bồi thẩm sẽ:
Thẩm tra các quy định của hiệp định, vấn đề có liên quan tới Ủy ban và sự tuyên án, sự xác định, khuyến cáo được quy định tại điều 2016.2.
3) Chuyên viên và cố vấn của ban bồi thẩm
Ban bồi thẩm, hoặc tự động hoặc theo yêu cầu của một bên tranh chấp, có thể tìm kiếm thông tin và cố vấn chuyên môn từ bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào thích hợp.
4) Bên thứ 3 có liên quan
Bên thứ 3 có lợi ích xác thực tronng vụ việc có thể tham gia với tư cách một bên thưa kiện. Để thực hiện quyền này, bên thứ ba đưa ra bản thông báo dưới dạng viết đến các bên tranh chấp trong 7 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập theo yêu cầu của 1 bên tranh chấp.
5) Bên thứ 3 không liên quan
Bên thứ 3 không phải là một bên trong tranh chấp có quyền tham gia điều trần, tranh tụng miệng và văn bản liên lạc đến ban bồi thẩm, nhận văn bản đệ trình từ các bên tranh chấp.
6) Các nguyên tắc khác
Nguyên tắc mẫu đề cập đến các nguyên tắc khác liên quan đến sự chỉ dẫn và sự phát triển của thủ tục tố tụng, liên quan đến:
· Sự giải quyết và thi hành của ban thư ký
· Thời gian, tính toán thời gian và đình chỉ vụ kiện.
· Các phương pháp liên lạc giữa các bên với FTC, ban bồi thẩm với nhau.
· Số lượng các bản sao chép của các bản thông báo.
· Chữa lỗi thủ tục.
· Thay thế các trọng tài viên đã chết, xin từ chức hoặc bị cách chức.
· Địa điểm buổi điều trần và hướng dẫn cho các bên.
· Ghi chép lại buổi điều trần.
· Ngôn ngữ của văn bản đệ trình và tranh tụng.
· Trách nhiệm phải đưa ra chứng cứ.
· Việc chọn lọc và giải thích của ban thẩm định khoa học.
· Chi trả các phí tổn cho chuyên viên, bồi thẩm viên và viên phụ thẩm và
· Các nguyên tắc đặc biệt có thể áp dụng để đình chỉ thẩm quyền của ban bồi thẩm.

II. CHƯƠNG 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÀU TƯ
Chương 11 yêu cầu các bên phải làm theo các biện pháp hiện hành trong mối quan hệ với các nhà đầu tư và việc đầu tư của nhà đầu tư của bên khác.
Hiệp định đưa ra một định nghĩa rộng về “đầu tư”: liên quan đến tổ chức kinh doanh; cổ phần và trái phiếu; các khoản vay và sự bảo đảm nợ có kỳ hạn ít nhất 3 năm hoặc các khoản vay và sự bảo đảm nợ giữa các công ty; tài sản hữu hình và tài sản vô hình bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền kinh doanh và phương pháp sản xuất, các lợi ích và các quyền trong hợp đồng.
Hiệp định định nghĩa nhà đầu tư của một bên như một tổ chức kinh doanh của một bên hay một chính phủ; hoặc là một quốc gia, một tổ chức kinh doanh được thành lập hoặc thừa nhận theo luật ký kết giữa các nước, bất kể nguồn gốc của vốn.
Hiệp định mở rộng sự bảo vệ chuyển nhượng đến “nhà đầu tư của một bên khác”, “những vi phạm của nhà đầu tư được xác định trong lãnh thổ của các bên”.
Tuy nhiên, 3 quốc gia vẫn không thừa nhận quyền theo chương này, từ chối lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ các nước không thuộc NAFTA tạo ra trên lãnh thổ của mình trong các trường hợp sau:
(i) Nếu quốc gia nhận đầu tư không có quan hệ ngoại giao với quốc gia mà nhà đầu tư của tổ chức kinh doanh đó là công dân.
(ii) Nếu quốc gia nhận đầu tư thực hiện các biện pháp chống lại một quốc gia không thuộc NAFTA, hạn chế quan hệ với các nhà đầu tư là công dân của quốc gia không thuộc NAFTA.
(iii) Nếu tổ chức kinh doanh không có “các hoạt động kinh doanh thực sự” trên lãnh thổ quốc gia nơi nó thành lập.
Ngoại trừ:
Có một số trường hợp, mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh của chương 11 nhưng không áp dụng chương này. Ví dụ, các trường hợp liên quan đến ngành tài chính được điều chỉnh bởi chương 14 của Hiệp đinh, trừ những trường hợp được quy định rõ ràng trong chương 14.
Hơn nữa, việc đưa ra một định nghĩa rộng của đầu tư trong một hiệp định thương mại tự do gây khó khăn cho việc đạt được một chương độc lập về đầu tư.
Vì tất cả những điều trên, đây là các điều khoản xuyên suốt hiệp định được điều chỉnh giữa chương này và các chương khác trong đầu tư. đặc biệt, điều 1112 quy định rằng: trong bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chương này và các chương khác thì các chương khác sẽ chiếm ưu thế trong phạm vi mâu thuẫn”.
Các điều khoản trọng yếu:
- Điều 1102 (Đối xử quốc gia): Mỗi bên phải đối xử, trong những trường hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của một bên khác không kém ưu đãi hơn với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư trong nước trong các vấn đề thành lập, thu nhập, mở rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh.
- Điều 1103 (Đối xử tối huệ quốc): Mỗi bên sẽ phải đối xử, trong trường hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của các nước không tham gia hiệp định NAFTA trong các vấn đề thành lập, thu nhập, mở rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh.
- Điều 1104 (Tiêu chuẩn đối xử): Mỗi bên đều phải tuân theo “Đối xử quốc gia” hay “Đối xử tối huệ quốc”, tùy theo điều kiện nào là tốt hơn, với các nhà đầu tư hoặc việc đầu tư của các nhà đầu tư của các bên khác.
- Điều 1105 (Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu): Mỗi bên có nghĩa vụ phải luôn thỏa thuận việc đối xử với việc đầu tư của các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên khác theo Luật quốc tế. Có thể coi việc đối xử này là một “base level”, bao gồm quyền được đối xử công bằng và được bảo vệ và an ninh đầy đủ.
- Điều 1106 (Thực hiện các điều kiện cần thiết): hiệp định này cấm việc đưa ra những yêu cầu lừa gạt trong lĩnh vực đầu tư, bóp méo chu trình của thương mại quốc tế và đầu tư (các nước Canada, Mexico và Mỹ không thể quy định công thức được quy định thành điều khỏan nào về sự ưu tiên).
- Điều 1107 (Người đứng đầu ban lãnh đạo): Một bên tranh chấp có thể đưa ra yêu cầu rằng người giữ vị trí cao nhất trong việc quản lý kinh doanh tại một quốc gia (là một bên khác) phải có quốc tịch cụ thể. Tuy nhiên, bên đầu tư có thể tự do đưa ra hơn 50% trong số các thành viên của Ban lãnh đạo cùng quốc tịch với người giữ vị trí cao nhất về quản lý kinh doanh, miễn là việc chỉ định đấy không làm ảnh hưởng gây tổn hại đến khả năng điều khiển hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
- Điều 1109 (Chuyển nhượng, chuyển giao): Mỗi bên sẽ phải đồng ý chuyển nhượng tất cả những gì liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư đến từ một bên khác trong phạm vi lãnh thổ của mình một cách tự do và không được trì hoãn. Đó là những thủ tục trong quá trình kinh doanh, lợi nhuận, tiền lãi cổ phần, vốn thu về và các khoản thanh toán địa tô. Các loại chuyển nhượng này có thể trao đổi tự do theo mức giá của thị trường hiện hành.
- Điều 1110 ( Trưng thu tài sản và bồi thường thiệt hại): Không bên nào có quyền tước đoạt việc kinh doanh của nhà đầu tư của một bên khác, hay dùng bất cứ một biện pháp nào tương đương với hình thức tước đoạt, trừ khi phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích chung, dựa trên cơ sở không phân biệt (non-discriminatory basic).
- Điều 1114 (Biện pháp bảo vệ môi trường): Các bên phải có những biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực mình đầu tư. Nếu một bên cảm thấy bên đầu tư vi phạm cam kết, họ có thể bàn bạc để quyết định kết thúc hoạt động kinh doanh của bên đầu tư.
- Điều 1503 (Tổ chức kinh doanh quốc gia): Điều 1503 yêu cầu các hoạt động của tổ chức kinh doanh quốc gia có thể cho là không được mâu thuẫn với những quy định trong chương 11 với chương 14 về việc thi hành hay sửa đổi các quy định của tổ chức kinh doanh, thẩm quyền hành chính hay thẩm quyền khác của chính phủ, ví dụ như quyền tịch thu, cấp giấy phép, tiến hành giao dịch thương mại hay bắt chịu thuế.
Trường hợp ngoại lệ: Có những trường hợp ngoại lệ được quy định trong nguyên tắc đầu tư:
- Phần Bảo lưu được thêm vào ở cuối Hiệp định;
- Và trong Chương về các vấn đề bảo lưu cho các điều khỏan của Hiệp định.
Cơ chế giải quyết tranh chấp: Chương 11, phần B đưa ra thủ tục cho cơ cấu giải quyết tranh chấp đầu tư theo các nguyên tắc tồn tại dộc lập của Phần A chương 11. Cơ chế này bao gồm các nguyên tắc:
- Đối xử ngang bằng với các nhà đầu tư của các bên theo nguyên tắc có đi có lại.
- Bảo vệ quyền tự vệ của các bên.
- Sự công bằng trong việc thiết lập tòa án.
Những yêu cầu về mặt thủ tục:
- Trước khi tiến hành các thủ tục trọng tài,các bên tranh chấp sẽ phải trải qua bước giải quyết đầu tiên là bàn bạc và đàm phán.
- Yêu cầu về mặt thời gian: Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi nhà đầu tư phát hiện ra những cơ sở để khởi kiện thì có thể khởi kiện. (Sau 3 năm, hết thời hạn khởi kiện thì không được khởi kiện nữa)
- Các nhà đầu tư của tranh chấp cần phải gửi cho bên tranh chấp bản thông cáo mà mình sẽ đưa lên trọng tài trong vòng là 90 ngày, trước khi yêu cầu đó được đệ trình lên trọng tài. Yêu cầu có thể được đưa lên trọng tài sau 6 tháng kể từ khi phát hiện bên còn lại vi phạm nghĩa vụ của mình và gây thiệt hại cho nhà đầu tư (điều 1120)
Các quy tắc áp dụng trọng tài:
- Công ước về giải quyết tranh chấp giữa chính phủ của các quốc gia khác nhau (Công ước ICSID).
- Nguyên tắc bổ sung của ICSID; hoặc
- Các quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hợp Quốc theo Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Đồng thuận
- Sự đệ trình lên tòa án phụ thuộc vào sự đồng thuận của các bên trong tranh chấp. Khi các nhà đầu tư đệ trình yêu cầu lên tòa án thì nó đảm bảo rằng tất cả các thủ tục liên quan đến đồng thuận của các bên lên tòa sẽ được thực hiện.
Cơ cấu tòa án
- Trừ khi các bên đưa ra được thỏa thuận khác, nếu không tòa án sẽ gồm 3 trọng tài. Mỗi bên tranh chấp chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ 3 để chủ trì tòa án trọng tài, theo hiệp định của các bên tranh chấp.
- Nếu trong vòng 90 ngày mà một trong những bên tranh chấp không chỉ định được trọng tài hoặc không đồng ý chỉ định chủ tọa thì sự chỉ định sẽ được làm bởi quyết định của bên tranh chấp khác hoặc bởi tổng ban thư ký của ICSID.
- Tổng ban thư ký chỉ định một chủ tọa nhưng được lựa chọn từ 1 bảng phân công của 45 trọng tài, đảm bảo rằng các chủ tọa không cùng quốc tịch hoặc thuộc các bên tranh chấp. Nếu không được, tổng thư ký có thể chỉ định từ ban bồi thẩm ICSID một chủ tọa không cùng quốc tịch với các nước thành viên.
Sự thống nhất các yêu cầu:
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể đòi hỏi việc thống nhất các yêu cầu; quyết định thống nhất sẽ được Tòa được thiế lập theo quy tắc UNCITRAL đưa ra. Một yêu cầu thống nhất sẽ được đệ trình lên Tổng Thư kí của ICSID và Tòa sẽ được thiết lập trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thống nhất yêu cầu.
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể yêu cầu việc trì hoãn, đình chỉ các thủ tục tố tụng lên Tòa cho đến khi một phán quyết được thống nhất.
- Tòa sẽ gồm có 3 thành viên được Tổng thư ký của ICSID chỉ định.
- Các thành viên của Tòa sẽ được chỉ định từ danh sách của 45 Trọng tài. Có thể có một trọng tài cùng quốc tịch với bên đầu tư và một cùng quốc tịch với quốc gia trong vụ tranh chấp. Chủ tọa cũng sẽ được chọn từ danh sách 45 người đã nói ở trên.
- Trong trường hợp không có trọng tài thích hợp nào được chọn, các thành viên của Tòa sẽ được Ban hội thẩm Trọng tài của ICSID lựa chọn. Nếu không thể lựa chọn, Tổng thư kí của ICSID sẽ chỉ định ngẫu nhiên. Trong trường hợp này, chủ tọa không được cùng quốc tịch với các bên có tranh chấp.
Điều khoản chung:
- Thông báo và sự tham gia của các bên: Bên tranh chấp sẽ gửi văn bản thông báo về vấn đề tranh chấp cho bên kia trong vòng 30 ngày sau khi yêu cầu được đệ trình.
- Địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài và Luật điều chỉnh:
· Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành ở trong lãnh thổ của bất cứ bên nào là thành viên của công ước New York. Địa điểm tiến hành sẽ được chọn theo các quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp.
· Tòa sẽ quyết định những vấn đề của tranh chấp theo các thủ tục của Hiệp định và quy tắc áp dụng của Luật quốc tế. Việc giải thích các thủ tục của Ủy ban thương mại tự do (FTC) về Hiệp định là có tính ràng buộc với Tòa trọng tài được thiết lập theo chương 11.
- Phụ lục giải thích:
· Các nước thành viên của NAFTA có thể đưa ra bảo lưu và ngoại lệ liên quan đến đầu tư, được quy định trong phụ lục I, II, III và IV của Hiệp định.
· Ủy ban thương mại tự do có thể đệ trình văn bản giải thích lên Tòa trong vòng 60 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu, và sự giải thích này có tính cưỡng chế.
· Chỉ khi Ủy ban này không đưa ra được ý kiến giải thích trong thời gian quy định thì Tòa sẽ quyết định vấn đề này.
Các biện pháp và quyết định tạm thời
- Các biện pháp bảo vệ tạm thời: tòa án có thể chỉ thị các biện pháp bảo vệ tạm thời để bảo đảm quyền của các bên tranh chấp, hoặc bảo đảm các chứng cớ trong quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
- Trọng tài có thế đưa ra phán quyết riêng biệt hoặc kết hợp về khoản tiền đền bù, cộng với lãi suất và tài sản phải bồi thường. Trong trường hợp riêng biệt hoặc kết hợp với khoản tiền đền bù, cộng với lãi suất và tài sản phải bồi thường. Trong trường hợp trọng tài ra phán quyết kết hợp, trọng tài có thể yêu cầu bên tranh chấp đền bù tiền và lãi suất thay thế cho tài sản. Trọng tài không đưa ra những phán quyết về thiệt hại mang tính trừng phạt. Tuy nhiên, trọng tài có thể ra phán quyết về những chi phí theo một số nguyên tắc trọng tài.
- Phán quyết của tòa án mang tính ràng buộc với các bên tranh chấp, nhưng chỉ trong từng trường hợp cụ thể. Một bên tranh chấp đồng ý làm theo không chậm trễ.
- Quyết định cuối cùng được xem xét sau 120 ngày theo ICSID hoặc sau 90 ngày theo UNTRICAL. Nghĩa vụ của các bên tranh chấp theo NAFTA có cam kết để tuân theo các phán quyết của trọng tài theo các thủ tụng tố tụng, không chậm trễ.
- Sự công bằng của phán quyết: trong trường hợp Mỹ và Canada thì phán quyết có thể công khai bởi bất kỳ bên nào. Trong trường hợp của Mexico thì có thể áp dụng nguyên tắc trọng tài.
Trường hợp ngoại lệ:
- Thủ tục giải quyết tranh chấp của NAFTA không áp dụng cho tranh chấp phát sinh từ quyết định được đưa ra cho yêu cầu bảo vệ quốc gia bởi các bên với quan điểm ngăn cản hoặc giới hạn lợi nhuận của một nhà đầu tư trên lãnh thổ của một bên khác. Thủ tục cũng không được áp dụng đối với các quyết định của Ủy ban quốc gia trong đầu tư nước ngoài.

III. CHƯƠNG 19: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI KHÔNG CÔNG BẰNG
Chương 19 đưa ra những thủ tục để xem xét lại những điều luật sửa đổi bổ sung và việc ban hành 1 bộ Luật nội bộ đối với vấn đề chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường (Anti-dumping and countervailing duty) và bảo đảm rằng luật pháp nội bộ của một bên không công bằng trong các vấn đề của thực tiễn thương mại tạo ra những trở ngại không cần thiết cho bên kia hay sự bảo hộ không công bằng giữa các bên đầu tư sẽ không được thông qua dưới bất cứ hình thức nào.
Về việc ban hành Luật sửa đổi Chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường:
Mỗi bên bảo lưu quyền để sửa đổi Bộ Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường của mình cần phải thực hiện các thủ tục:
·
Trước khi ban hành Luật sửa đổi, bên có đề xuất đưa ra Luật sửa đổi sẽ phải:
§ Thông báo bằng văn bản cho các bên khác; và
§ Trao đổi ý kiến với các bên đó, nếu được yêu cầu, trước khi ban hành Luật sửa đổi.
· Luật sửa đổi được ban hành không được trái với:
§ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT), Hiệp định về việc thi hành chương VI của GATT 1994 (the Anti-dumping Code) hay Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và bồi thường; hoặc
§ Mục đích của NAFTA và chương 19 (được thiết lập với các điều kiện công bằng và có thể lường trước trong vấn đề tự do hóa thương mại ngày càng phát triển giữa các bên trong việc duy trì tính hiệu quả và công bằng của thực tiễn thương mại không công bằng).
Tranh chấp liên quan đến Luật sửa đổi bổ sung:
· Một bên có thể yêu cầu bằng văn bản rằng những sửa đổi bổ sung Luật chống bán phá giá và bồi thường thiệt hại của một bên khác sẽ được các viên bồi thẩm hai bên đưa ra quan điểm giải thích nếu:
§ Luật sửa đổi phù hợp với các điều khoản của điều 1902.2, hoặc
§ Những điều khoản sửa chữa đưa ra khác với quyết định của Ban hội thẩm trước đó.
· Các thủ tục Ban hội thẩm:
§ Ban hội thẩm hai bên sẽ định ra những thủ tục của mình, trừ khi các bên có đã có sự thống nhất khác trước khi thành lập Ban hội thẩm thủ tục. Thủ tục phải bảo đảm có ít nhất một phiên điều trần trước Ban hội thẩm để các bên đưa ra lý lẽ và ý kiến của mình. Trong vòng 90 ngày sau sau khi chỉ định Chủ tịch, Ban hội thẩm phải đưa ra cho các bên một văn bản giải thích ban đầu bao gồm các xác minh và kết luận của Tòa, trừ khi các bên của tranh chấp có sự nhất trí khác.
§ Trong vòng 14 ngày kể từ khi quan điểm giải thích được đưa ra, nếu một bên của tranh chấp không đồng ý với một phần hay toàn bộ bản tuyên bố này thì có thể đệ trình bằng văn bản, nói rõ lý do không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, trong vòng 30 ngày, ban hội thẩm sẽ xem xét lại từ khia cạnh của cả hai bên có tranh chấp để đưa ra ý kiến cuối cùng, chỉ rõ ý kiến đồng tình hay phản đối của từng thành viên của ban hội thẩm.
§ Các quan điểm giải thích được đưa ra công khai, bao gồm cả ý kiến riêng biệt của từng thành viên của ban bồi thẩm.
§ Trong trường hợp Ban hội thẩm đề xuất luật sửa đổi không phù hợp với những ý kiến đã được thống nhất: hai bên tranh chấp có thể ngay lập tức bàn bạc, trao đối để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho cả hai bên trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban bồi thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng.
§ Minh họa cho các bước tiến hành sửa đổi bộ Luật:
(CÁI NÀY KHÔNG VẼ VÀO ĐÂY ĐƯỢC, SẼ ĐƯỢC GỞI BẢN MỀM SAU NHÉ ^^)

- Nếu Luật sửa đổi không được thi hành trong vòng 9 tháng kể từ ngày kết thúc 90 ngày trao đổi ý kiến của 2 bên, và nếu không có biện pháp nào hữu hiệu hơn được các bên đưa ra, bên đưa ra yêu cầu cho Ban hội thẩm có thể hoặc là nêu một bộ luật có thể so sánh được hoặc là những vấn đề tương đương hoặc là hoàn thành Hiệp định cho bên sửa đổi trong vòng 60 ngày bằng văn bản (Điều 1903).
- Việc kháng án lại các quyết định cuối cùng về chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường:
· Mỗi bên nếu muốn ban hội thẩm của hai bên xem xét lại việc thi hành phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường sẽ phải làm theo đúng thủ tục được quy định trong điều 1904. Bên nhập khẩu có thể yêu cầu Ban hội thẩm xem xét lại phán quyết cuối cùng. Thủ tục xem xét lại sẽ được chiểu theo Luật của các quốc gia là các bên có liên quan.
- Chọn tòa án: Các thành viên của NAFTA có thể chọn một trong các tòa án sau đây:
· Tòa án phúc thẩm theo đúng Luật của nước nhập khẩu.
· Ban hội thẩm của hai bên được thiết lập theo chương 19, hoặc
· Các thủ tục về điều kiện giải quyết tranh chấp của WTO.
- Các bước của việc xem xét lại phán quyết cuối cùng trước khi đưa lên ban hội thẩm của hai bên được minh họa như sau:
(CÁI NÀY KHÔNG VẼ VÀO ĐÂY ĐƯỢC, SẼ ĐƯỢC GỞI BẢN MỀM SAU NHÉ ^^)

Xác định thẩm quyền
- Phán quyết của Ban hội thẩm có tính bắt buộc với các bên, và sẽ:
· Xác nhận lại phán quyết cuối cùng mà đã không được thừa nhận; hoặc
· Gửi phán quyết cuối cùng đó cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các hoạt động điều tra phù hợp với phán quyết của Ban hội thẩm.
- Extraordinary Challenge:
· Một bên có thể yêu cầu Ủy ban giám sát thực nghiệm (Extraordinary Challenge Committee) triệu tập cuộc họp nếu nhận thây rằng:
§ Một viên hội thẩm vi phạm nghiêm trọng vào điều lệ hướng dẫn;
§ Một Ban hội thẩm đã sao nhãng những nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố tụng; hoặc
§ Ban hội thẩm lạm dụng quyền hành.
- Việc thành lập ban hội thẩm hai bên: Chương 19 quy định Ban hội thẩm của hai bên được thành lập để:
· Sửa đổi, bổ sung cho Luật nội địa của quốc gia (domestic legislation);
· Đưa ra phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường
Trong cả hai trường hợp, Ban hội thẩm đều bao gồm 5 thành viên, được chọn từ một danh sách gồm 75 viên hội thẩm được chọn từ 3 nước (mỗi nước chọn ra 25 người).
Theo đó,
· Các bên tham gia có 30 ngày để bàn bạc, trao đổi với nhau để chỉ định các viên hội thẩm;
· Cả hai bên liên quan sẽ có 45 ngày để đề xuất các yêu cầu thích hợp mà các bên quan tâm; và
· Năm thành viên của Ban hội thẩm sẽ được chỉ định trong vòng 55 ngày kể từ khi có yêu cầu về việc thành lập một ban hội thẩm.

B. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆN HÀNH CỦA KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG NAM MỸ MERCOSUR
I. Tổng quan
1. Giới thiệu sơ lược
MERCOSUR (Viết tắt từ tiếng Tây Ban Nha Mercado Común del Sur, tiếng Anh: Southern Common Market) tức Khối thị trường chung Nam Mỹ, thành lập năm 1991 với 4 thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay; đến tháng 6 năm 2006 thì kết nạp thêm Venezuela, tuy nhiên nước này vẫn chưa là thành viên đầy đủ. Hiện nay MERCOSUR là chủ thể kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định thư Olivos (The Olivos Protocol), có hiệu lực từ 1/1/2004. Trước thời điểm nghị định thư Olivos có hiệu lực thì những văn kiện được áp dụng để điều chỉnh cơ chế này là Phụ Lục III Hiệp ước Asunción (TA) và Nghị định thư Brasilia (PB).
Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp điều chỉnh bởi Nghị định thư Olivos, còn có các cơ chế song hành là tham vấn và các thủ tục tố tụng, lần lượt được quy định trong Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban thương mại MERCOSUR, Phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối thị trường chung.
2. Các cơ quan chính trong MERCOSUR
1. Hội đồng Khối Thị trường Chung (The Council of Common Market)
2. Khối Thị trường Chung (The Common Market Group)
3. Uỷ ban thương mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade Commission)
4. Uỷ ban nghị viện chung (The Joint Parliamentary Commission)
5. Tòa tư vấn Kinh tế và Xã hội (The Economic and Social Consultative Forum)
6. Toà Phúc thẩm Thường trực (Permanent Tribunal of Review)
7. Ban Thư ký Hành chính MERCOSUR (The MERCOSUR Administrative Secretariat)
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR
1. Các cơ quan có thể tham gia giải quyết tranh chấp
1.1. Nhóm Thị trường chung CMG (The Common Market Group) (NĐT Olivos, Chương V)
a) Cơ cấu tổ chức
Cơ quan gồm có 4 thành viên và mỗi thành viên trong cơ quan này lại có 4 người thay thế nằm trong số Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và các ngân hàng trung ương. Chính phủ các nước chỉ định các thành viên và người thay luân phiên các thành viên. Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều phối Nhóm Thị trường Chung. (NĐT Ouro Preto, Điều 11)
b) Thẩm quyền chức năng
Nhóm Thị trường Chung là một cơ quan liên chính phủ và một cơ quan hành pháp (HƯ Asunción, Điều 13; NĐT Ouro Preto, Điều 10). Một trong những chức năng của cơ quan này là chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi Hiệp Ước Asunción, các nghị định thư của Hiệp ước này và các thoả thuận được ký kết cũng trong khuôn khổ Hiệp Ước này. Nghị quyết của Nhóm Thị trường chung CMG có tính ràng buộc các quốc gia thành viên (NĐT Ouro Preto, Điều 15).
Khi Nhóm Thị trường chung được yêu cầu tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thì cơ quan này, với tư cách cơ quan hoà giải, chỉ đưa ra các khuyến nghị. Đồng thời tính ràng buộc của các khuyến nghị này lại không được thể hiện rõ ràng trong Nghị định thư Olivos.
1.2. Uỷ ban Thương Mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade Commission)
a. Cơ cấu tổ chức
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR gồm bốn thành viên đến từ mỗi nước thành viên, do các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều phối (NĐT Ouro Preto, Điều 17).
b. Chức năng
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR báo cáo và hỗ trợ Nhóm Thị trường Chung về các chính sách thương mại. Quyết định của Uỷ ban này đưa ra dưới hình thức Chỉ thị (Directives) và Kiến nghị (Proposals). Chỉ thị có tính ràng buộc với các thành viên. (NĐT Ouro Preto, Điều 20)
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp (NĐT Ouro Preto, Điều 21). Cơ quan này có thể thực hiện tham vấn giữa các bên tranh chấp và có thẩm quyền xem xét các đơn kiện đệ trình bởi các Tiểu ban Quốc gia, các tiểu ban của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR đóng tại các quốc gia thành viên và các đơn kiện được đệ trình bởi các nước thành viên, các bên riêng lẻ (cá nhân hoặc pháp nhân) trong các vấn đề giải thích, áp dụng hoặc vi phạm các điều khoản trong Hiệp ước Asunción và các thoả thuận và nghị định thư sau đó được thông qua trong khuôn khổ Hiệp ước này.
1.3. Các toà trọng tài ad hoc (Ad hoc Arbitration Tribunals) (NĐT Olivos, Chương VI)
a) Cơ cấu tổ chức
Mỗi toà trọng tài ad hoc gồm 3 trọng tài viên: mỗi bên tranh chấp được chỉ định một trọng tài viên, trọng tài viên thứ ba không mang quốc tịch bên tranh chấp nào, được bổ nhiệm dựa trên cơ sở thoả thuận hai bên. Các trọng tài viên được chọn ra từ danh sách 12 chuyên gia mà mỗi quốc gia đã gửi lên Ban thư ký Hành chính (Administrative Secretariat). Mỗi trọng tài viên lại có một trọng tài thay thế phòng trường hợp có trọng tài viên không thể tiếp tục theo đuổi giải quyết tranh chấp hoặc bị rút khỏi Toà ad hoc.
Các trọng tài viên phải được chỉ định trong vòng 15 ngày kể từ ngày quốc gia nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài từ Ban Thư Ký Hành chính. Nếu trong 15 ngày đó quốc gia vẫn chưa tiến hành chỉ định thì việc bổ nhiệm trọng tài viên sẽ do Ban Thư ký đưa ra trong vòng 2 ngày bằng hình thức rút thăm trong danh sách các trọng tài viên mang quốc tịch nước đó. (NĐT Olivos, Điều 11)
Khi các bên không thoả thuận được về trọng tài viên thứ ba thì trọng tài viên này sẽ do Ban Thư ký Hành chính bổ nhiệm theo hình thức rút thăm từ trong danh sách các trọng tài viên của tất cả các nước thành viên, kể cả của hai bên tranh chấp. (NĐT Brasilia, Điều 12)
b) Thẩm quyền chức năng
· Quyền xác định nơi tiến hành thụ lý vụ việc và các nguyên tắc thủ tục
Trong các vụ việc, Toà trọng tài ad hoc xác định nơi tiến hành thụ lý vụ việc trong lãnh thổ của một trong các nước thành viên và áp dụng nguyên tắc thủ tục của mình. Các nguyên tắc cần đảm bảo rằng các bên có được cơ hội đầy đủ nhất để được đệ trình các lập luận và bằng chứng của mình, và đảm bảo rằng vụ án sẽ được xem xét nhanh chóng.
· Quyền xác định thẩm quyền xét xử
Nếu một bên đặt nghi vấn về thẩm quyền của Toà trọng tài ad hoc với lập luận rằng vấn đề trong tranh chấp nằm ngoài phạm vi các Thoả thuận và Nghị định thư của MERCOSUR, các trọng tài viên sẽ xác định xem liệu mình có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc hay không.
· Thẩm quyền xét xử
Phán quyết của các Toà trọng tài ad hoc được thông qua bằng đa số phiếu. Để đảm bảo tính độc lập của trọng tài viên, phán quyết sẽ không đề cập đến phiếu chống mà ý kiến mỗi trọng tài viên sẽ được giữ bí mật. Phán quyết của các Toà trọng tài mang tính rằng buộc với các bên và khi chấm dứt thời hạn kháng cáo lên Toà Kháng án Thường trực các phán quyết đó sẽ có hiệu lực res judicata (hiệu lực của một vụ việc đã giải quyết, đã phân xử hoàn tất).
Ngoài ra, Toà trọng tài ad hoc có thể đưa ra các biện pháp tạm thời. Trên cơ sở yêu cầu của bên có lợi ích bị ảnh hưởng (interested party) và trong chừng mực giới hạn có cơ sở đáng tin cậy rằng nếu còn duy trì tình trạng đang diễn ra đó sẽ có thể gây nên những thiệt hại nghiêm trọng và không thể bù đắp cho một trong các bên tranh chấp, thì Toà trọng tài ad hoc có thể quyết định các biện pháp tạm thời nếu Toà nhận thấy điều đó là phù hợp nhằm ngăn chặn những thiệt hại này (NĐT Olivos, Điều 15).
1.4. Toà Phúc thẩm Thường trực PRT (Permanent Review Tribunal) (NĐT Olivos, Điều 18)
a) Cơ cấu tổ chức
Toà bao gồm 5 trọng tài viên và các trọng tài viên thay thế. Mỗi quốc gia thành viên của MERCOSUR chỉ định một trọng tài viên, mỗi trọng tài viên có nhiệm kỳ 2 năm, có thể được bầu lại trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau đó. Trọng tài viên thứ 5 được bầu ra theo sự nhất trí của tất cả thành viên, có nhiệm kỳ 3 năm; không được bầu lại trừ trường hợp các nước thành viên có thoả thuận khác. Chủ tọa được chọn từ danh sách 8 người do 4 quốc gia thành viên chỉ định. Trong trường hợp các nước thành viên không thống nhất được việc bổ nhiệm thì chủ toạ sẽ được bổ nhiệm bằng hình thức rút thăm trong danh sách 8 người nói trên.
Mặc dù là Toà Phúc thẩm thường trực, có trụ sở đặt tại Asunción nhưng không thực sự thường trực. Tuy vậy, Toà có thể được triệu tập vào bất cứ thời điểm nào. Khi các thành viên đã chấp nhận việc bổ nhiệm các trọng tài viên, thì các trọng tài viên phải sẵn sàng mọi lúc để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình khi được triệu tập.
Nếu tranh chấp có các bên là hai quốc gia, Toà sẽ bao gồm 3 trọng tài viên. Hai trong số ba trọng tài viên đó sẽ là công dân của hai bên tranh chấp và trọng tài viên thứ 3 ,người sẽ chủ trì Toà (chairperson), sẽ được bổ nhiệm trong số các trọng tài viên còn lại mà không mang quốc tịch các bên tranh chấp theo hình thức rút thăm, người rút thăm để chọn ra trọng tài viên thứ 3 này là Giám đốc Ban thư ký Hành chính MERCOSUR. Nếu có tranh chấp giữa hơn 2 quốc gia, thì Toà sẽ bao gồm cả 5 trọng tài viên (NĐT Olivos, Điều 20).
b) Thẩm quyền chức năng
· Thẩm quyền xét xử
Các nước thành viên có thể đưa phán quyết của Toà trọng tài ad hoc kháng cáo lên PRT. Toà sẽ xem xét lại phán quyết đó nhưng chỉ trong phương diện pháp lý mà thôi. Phán quyết của Toà Phúc thẩm thường trực mang tính chung thẩm và cao hơn so với các phán quyết của các Toà Trọng tài ad hoc, mang tính rằng buộc các bên và có hiệu lực res judicata.
NĐT Olivos, Điều 23: Nếu các bên (trên cơ sở thoả thuận) mong muốn đệ trình vụ việc lên thẳng Toà Phúc thẩm thường trực mà không qua giai đoạn xét xử trọng tài ad hoc, Toà Phúc thẩm thường trực có thẩm quyền tương tự các Toà trọng tài ad hoc; tuy nhiên phán quyết của Toà đưa ra sẽ không thể kháng cáo mà mang tính ràng buộc chung thẩm.
Cũng giống như phán quyết của Toà trọng tài ad hoc, ý kiến của các trọng tài viên sẽ được giữ bí mật.
· Thẩm quyền tư vấn
Các quốc gia có thể yêu cầu Toà Phúc thẩm thường trực đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý được điều chỉnh bởi luật MERCOSUR. Những ý kiến tư vấn này không ràng buộc hoặc mang tính chất cưỡng chế, bởi vì chúng đơn thuần chỉ là những ý kiến pháp lý; theo đó, chúng không cấu thành tiền phán quyết (prejudgement) đối với bất kỳ một tranh chấp có thể xảy ra nào.
Yêu cầu xin ý kiến tư vấn có thể đệ trình bởi:
(a) Các bên cùng đưa ra yêu cầu, hoặc các cơ quan hoạch định quyết sách của MERCOSUR (Hội đồng Khối thị trường Chung, Nhóm Thị trường Chung và Uỷ ban Thương mại MERCOSUR), nếu các yêu cầu xin ý kiến tư vấn đó liên quan đến vấn đề pháp lý điều chỉnh bởi luật MERCOSUR;
(b) Các toà án cấp cao của các quốc gia, cơ quan có thẩm quyền xét xử quốc gia, nếu đó là vấn đề về giải thích luật MERCOSUR.
Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp (Choice of Forum)
Có những tranh chấp nằm trong phạm vi của cơ chế giải quyết tranh chấp MERCOSUR mà cũng có thể được đưa lên cả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và lên các thể chế thương mại ưu đãi mà các nước MERCOSUR cũng là thành viên; những tranh chấp này có thể đưa lên một trong những cơ chế kể trên theo sự chọn lựa của nguyên đơn. Dù vậy, các bên tranh chấp có thể chọn cơ chế xét xử trên cơ sở thoả thuận hai bên. Một khi đã bắt đầu thủ tục giải quyết tranh chấp trong một cơ chế nhất định, thì không một bên nào trong vụ việc đó có thể được viện dẫn đến cơ chế xét xử nào khác kể trên. (NĐT Olivos, Điều 1).
2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp
MERCOSUR đã thiết lập một hệ thống trong đó các quá trình tham vấn sẽ điều hành bởi Ủy ban thương mại MERCOSUR, còn các vụ kiện thì sẽ do Nhóm thị trường chung và một cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Nghị định thư Brasilia và Olivos tiến hành giải quyết.
2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục đầy đủ quy định trong Nghị định thư Olivios
a) Đàm phán trực tiếp (direct negotiations) giữa các bên
Các quốc gia ban đầu luôn nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp. Biện pháp này sẽ được tiến hành trong 15 ngày kể từ thời điểm một trong các bên thông báo với bên kia về quyết định khởi kiện của mình, trừ khi hai bên có thoả thuận khác. Các bên quốc gia thành viên phải thông báo cho Nhóm Thị trường chung về biên bản đàm phán cũng như kết quả của nó (NĐT Olivos, Điều 5).
b) Nhóm Thị trường chung CMG can thiệp theo sự lựa chọn của bên tranh chấp
Nếu trong quá trình đàm phán không đạt được thoả thuận nào, hoặc tranh chấp mới chỉ được giải quyết một phần, bất kỳ một bên quốc gia nào đều có thể trực tiếp đưa vụ kiện lên Toà trọng tài ad hoc hoặc Nhóm Thị trường chung để cơ quan này xem xét trên cơ sở thoả thuận hai bên. Tranh chấp cũng có thể được đưa lên Nhóm Thị trường chung bởi một quốc gia khác không phải một bên tranh chấp, nếu như quốc gia này có thể đưa ra một yêu cầu thưc tế có cơ sở về việc cần thực hiện biện pháp này sau khi tiến hành đàm phán (NĐT Olivos, Điều 6). Nhóm Thị trường chung sẽ đưa ra khuyến nghị trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trình lên cơ quan này. Nghị định thư Olivos không có điều khoản nào nhắc đến bản chất pháp lý hay tính rang buộc của những khuyến nghị này.
c) Toà trọng tài ad hoc và Toà trọng tài Thường Trực
Trong trường hợp các bên không muốn tiến hành bước trên, thì có hai khả năng xảy ra:
· Các quốc gia tranh chấp đệ trình tranh chấp lên Toà trọng tài ad hoc.
· Các quốc gia tranh chấp (trên cơ sở thoả thuận hai bên) đưa vụ kiện lên thẳng Toà Phúc thẩm Thường Trực.
Toà trọng tài ad hoc đưa ra phán quyết trong thời hạn 60 ngày, thời hạn này trên cơ sở quyết định của Toà trọng tài có thể được gia hạn nhiều nhất trong 30 ngày (NĐT Olivos, Điều 16). Phán quyết của Toà mang tính ràng buộc các bên quốc gia trong tranh chấp; và có hiệu lực res judicata nếu như thời hạn kháng cáo 15 ngày đã qua mà không có kháng cáo nào (NĐT Olivos, Điều 26).
d. Toà Phúc thẩm Thường trực:
Một trong các bên tranh chấp có thể đệ trình Đơn kháng cáo (Notice of Appeal) lên Toà Kháng Án Thường Trực để phản đối phán quyết của Toà trọng tài ad hoc, trong khoảng thời hạn nhiều nhất là 15 ngày kể từ ngày ra phán quyết. Kháng cáo chỉ giới hạn trong các vấn đề luật đã được xử trí trong tranh chấp đó và những vấn đề về giải thích luật trong phán quyết của Toà trọng tài.
Phúc đáp: Bên còn lại của tranh chấp có thể phúc đáp lại Bản đề nghị kháng cáo trong 15 ngày kể từ ngày thông báo kháng cáo đã được gửi (NĐT Olivos, Điều 21).
Phán quyết chung thẩm: PRT đưa ra phán quyết trong 30 ngày kể từ ngày kháng cáo được gửi lên. Phán quyết của PRT có thể công nhận, thay đổi hoặc bác bỏ cơ sở pháp lý của phán quyết do Toà Trọng tài ad hoc đưa ra (NĐT Olivos, Điều 21, 22). Phán quyết của Toà Phúc thẩm Thường trực mang tính chung thẩm, ràng buộc các quốc gia có tranh chấp, và có hiệu lực res judicata đối với các bên (NĐT Olivos, Điều 26).
e. Thi hành phán quyết:
Các bên tranh chấp phải tuân thủ các phán quyết của Toà Phúc thẩm Thường trực trong thời hạn được Toà xác định. Nếu không đưa ra thời hạn cụ thể, các bên phải chấp hành trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ra phán quyết. Phán quyết của Toà trọng tài ad hoc không bị đưa ra kháng cáo bác bỏ thì cũng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc đảm bảo thực thi như trên (NĐT Olivos, Điều 29). Khi một bên quốc gia kháng cáo, việc thực thi phán quyết của Toà trọng tài ad hoc sẽ bị đình chỉ (NĐT Olivos, Điều 29).
Bất đồng trong việc thực thi phán quyết: Trong trường hợp một quốc gia có lợi ích liên qua trực tiếp tới phán quyết của toà nhận thấy rằng việc thi hành vẫn không theo phán quyết, quốc gia đó có thời hạn 30 ngày kể từ ngày áp dụng các biện pháp đó để đệ trình tình trạng đó lên toà Phúc thẩm thường trực, cơ quan đã ra phán quyết cuối cùng đó. Toà Phúc thẩm thường trực sau đó sẽ đưa ra phán quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo về tình trạng nêu trên (NĐT Olivos, Điều 30).
Các biện pháp đối kháng: Nếu một bên quốc gia tranh chấp không thực thi một phần hay toàn bộ phán quyết, bên còn lại có thể tiến hành các biện pháp đối kháng tạm thời trong khoảng thời gian một năm kể từ thời điểm kết thúc thời hạn 30 ngày mà lẽ ra trong khoảng thời gian đó phán quyết cần được thực thi. Các biện pháp đối kháng như đình chỉ giảm nhượng thuế quan hay các nghĩa vụ tương đương khác, được tiến hành nhằm mang lại việc đảm bảo thực thi phán quyết. Quốc gia có lợi ích liên quan trực tiếp đến phán quyết của toà ban đầu tiến hành đình chỉ giảm nhượng thuế quan hoặc các nghĩa vụ tương đương khác trong những ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng. Nếu quốc gia đó cho rằng những việc trên vẫn không hiệu quả hay không thực tế, có thể đình chỉ giảm nhượng thuế quan hay các nghĩa vụ trong ngành, lĩnh vực khác, nhưng phải đưa ra lý do, các quốc gia bị ảnh hưởng từ các biện pháp đối kháng này có thể chất vấn những lý do đó (NĐT Olivos, Điều 31).
2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp khác
Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư Olivos, còn có các biện pháp giải quyết tranh chấp bao gồm: tham vấn và các thủ tục kiện tụng lần lượt được quy định trong Chỉ thị số 17/99 thông qua bởi Uỷ ban Thương mại MERCOSUR, trong phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối thị trường Chung. Các biện pháp giải quyết song hành đó được tiến hành bởi Uỷ ban Thương mại MERCOSUR và Nhóm Thị trường chung.
a) Tham vấn của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR
Căn cứ Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR, các cuộc tham vấn có thể được đệ trình trong các cuộc hội nghị thường kỳ và bất thường của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Hồi đáp tham vấn phải được đưa ra dưới dạng văn bản thích hợp không muộn hơn hội nghị thường kỳ thứ hai sau hội nghị mà tham vấn được đệ trình. Trong trường hợp hội nghị này không diễn ra trong 60 ngày kể từ ngày đệ trình tham vấn, bên quốc gia tiếp nhận đơn tham vấn phải gửi hồi đáp của mình cho các cơ quan quốc gia của Uỷ ban thương mại MERCOSUR trong khoảng thời gian nêu trên. (Chỉ thị số 17/99, Điều 6).
Bên quốc gia xin tham vấn nếu chấp nhận rằng hồi đáp đã thoả đáng hoặc nếu vấn đề dẫn đến việc tham vấn đã được giải quyết thì sẽ công nhận tham vấn đã kết thúc. Bên quốc gia đó cũng có thể cho rằng tham vấn đã kết thúc một cách không thoả đáng nếu vấn đề không được giải quyết và các biện pháp Uỷ ban có thể thực hiện được cũng đã hết (Chỉ thị 17/99, Điều 7).
b. Thủ tục thưa kiện lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR theo Nghị định thư Ouro Preto
Nghị định thư Ouro Preto mang lại một khả năng cho phép các quốc gia hoặc các bên tư nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) đệ trình đơn kiện lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Uỷ ban cũng xem xét những đơn kiện được chuyển từ các Tiểu ban Quốc gia nếu căn nguyên của việc kiện tụng này liên quan đến một vấn đề thuộc thẩm quyền của Uỷ ban. Nhiệm vụ của Uỷ ban là điều chỉnh việc áp dụng các văn kiện chính sách thương mại chung. Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối Thị trường chung quy định thủ tục chung đối với các đơn kiện đưa lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR.
Nếu đàm phán giữa các bên tranh chấp không đạt kết quả, quốc gia bên nguyên có thể đưa đơn lên Chủ tịch Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Chủ tịch sẽ phải sắp xếp vấn đề này trong chương trình nghị sự của buổi hội nghị đầu tiên của Uỷ ban sau khi nhận đơn trong thời hạn ít nhất là 1 tuần trước hội nghị.
Nếu trong hội nghị này vẫn không có quyết định nào được đưa ra, Uỷ ban Thương mại MERCOSUR có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ Uỷ ban chuyên môn MERCOSUR (The MERCOSUR Technical Committe), Uỷ ban chuyên môn sẽ đưa ý kiến về vấn đề này trong vòng 30 ngày thông qua đồng thuận. Nếu không đạt được đồng thuận thì ý kiến hay kết luận của Uỷ ban Chuyên môn sẽ được Uỷ ban Thương mại MERCOSUR xem xét, thể hiện trong quyết định về đơn kiện của Uỷ ban Thương mại.
Uỷ ban Thương mại MERCOSUR đưa ra quyết định đối với vấn đề trong đơn kiện trong hội nghị đầu tiên sau khi nhận được ý kiến của Uỷ ban Chuyên môn, và cũng có thể tổ chức một hội nghị bất thường để đưa ra quyết định. Nếu trong những hội nghị như vậy không đạt được đồng thuận, Uỷ ban Thương mại MERCOSUR gửi các khả năng giải pháp khác nhau cùng với ý kiến của Uỷ ban chuyên môn lên Nhóm Thị trường chung.
Nhóm Thị trường chung sẽ đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ sau khi nhận được báo cáo của Uỷ ban Thương mại. Nếu Nhóm Thị trường chung đồng thuận quyết định và quyết định này có lợi cho quốc gia bên nguyên, bên kia phải thực hiện các biện pháp do Uỷ ban Thương mại hoặc Nhóm Thị trường Chung đưa ra trong thời hạn nhất định. Ngược lại không có đồng thuận thông qua, hoặc nếu thời gian ấn định để đưa ra quyết định đã qua, bên nguyên có thể viện dẫn xét xử bằng Toà trọng tài ad hoc, và quyết định viện dẫn đó cần thông báo lên Ban Thư ký Hành chính MERCOSUR.
Cả Nhóm Thị trường chung và Uỷ ban Thương mại có thể đưa ra khuyến nghị, nhưng các cơ quan này không có khả năng cưỡng chế để yêu cầu thực hiện hay thực thi biện pháp, hoặc để áp dụng biện pháp trừng phạt với một thành viên nào.
Việc áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp trên đây không ngăn cấm một bên quốc gia nào tại bất kỳ thời điểm nào viện dẫn đến một thủ tục giải quyết tranh chấp chung quy định trong Nghị định thư Olivos.
3. Các trường hợp riêng
3.1. Khiếu kiện của các bên riêng lẻ:
Bất kỳ cá thể nào (cá nhân hoặc pháp nhân) bị ảnh hưởng bởi việc một nước thành viên trong khi áp dụng các biện pháp pháp lý hay hành chính gây ra hạn chế, phân biệt đối xử hoặc mang lại hậu quả cạnh tranh không lành mạnh, thì có thể đệ trình đơn kiện lên Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung đặt tại quốc gia mà họ thường trú hoặc có trụ sở kinh doanh chính. Tiểu ban Quốc gia này phải thực hiện tham vấn với Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung tại quốc gia bị cho là đã có vi phạm, nhằm tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng. Trong trường hợp các cuộc tham vấn sau 15 ngày mà không đạt được một giải pháp nào, thì Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung đệ đơn lên Nhóm Thị trường chung, cơ quan này sẽ triệu tập một nhóm chuyên gia gồm 3 thành viên được chỉ định bởi Nhóm Thị trường chung (nếu không có một thoả thuận bổ nhiệm một hay các chuyên gia nào, thì các thành viên nhóm chuyên gia được chọn theo hình thức bỏ phiếu giữa các bên quốc gia từ một danh sách gồm 24 chuyên gia) (NĐT Olivos, Điều 43), để đưa ra kết luận trong vòng 30 ngày; trong thời gian này các bên sẽ có mặt tại một phiên toà chung (NĐT Olivos, Điều 39).
3.2 Các biện pháp ngoại lệ và khẩn cấp: Hội đồng Khối thị trường chung có thể thiết lập các thủ tục đặc biệt để xử lý những trường hợp khẩn cấp ngoại lệ có thể gây ra những thiệt hại không thể đền bù đối với các bên (NĐT Olivos, Điều 24).
C. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN:
I. Giới thiệu chung:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Asssociation of South-east Asian Nations – ASEAN) được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thailand. ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu:
· Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tình thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;
· Thúc đấy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ câc nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Theo nguyên tắc, tranh chấp giữa các thành viên của ASEAN sẽ được giải quyết một cách sớm nhất có thể thông qua các cuộc thương lượng giữa các bên liên quan mà không được sử đụng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu việc giải quyết giải quyết bằng biện pháp trên không đạt hiệu quả thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các cơ chế sau:
· Hội đồng cấp cao.
· Cơ chế giải quyết tranh chấp.
· Hòa giải và trọng tài.
II. Hội đồng cấp cao (High Council):
Ra đời trong trong khuôn khổ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á 1976 (Treaty of Amity and Cooperation in South-East Asia). Các quy định về Hội đồng cấp cao nằm trong chương IV của Hiệp ước.
1. Cơ cấu tổ chức:
Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á thành viên tham gia Hiệp ước có một đại diện cấp bộ trưởng tại Hội đồng cấp cao.
Mỗi nước ngoài khu vực mà Hội dồng cấp cao xét thấy có liên quan đến tranh chấp có một đại diện cấp bộ trưởng tại hội đồng cấp cao.
Chủ tịch của Hội đồng cấp cao là đại diện của bên tham gia Hiệp ước đang giữ chức Chủ tịch của Hội đồng thường trực của ASEAN. Trong trường hợp, Chủ tịch là đại diện của nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp sẽ rút lui và nhường lại vị trí chủ tịch cho đại diện của một bên tham gia Hiệp ước khác do Hội đồng cấp cao quyết định.
2. Thẩm quyền:
Hội đồng cấp cao có thẩm quyền đối với các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế.
Theo điều 15 của Hiệp ước, Hội đồng cấp cao có thẩm quyền:
· Xem xét tranh chấp và khuyến nghị các bên tranh chấp các biện pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp như trung gian, điều tra, hòa giải.
· Có thể làm trung gian, hoặc dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp thành lập ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải.
· Khi thấy cần thiết, Hội đồng cấp cao khuyến nghị các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự xấu đi của vụ việc.
Các thẩm quyền trên chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên tranh chấp đồng ý rằng Hội đồng cấp cao có thẩm quyền như vậy. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các bên được đề nghị Hội đồng tham gia vào tranh chấp với chức năng hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp. (điều 16. Hiệp ước)
3. Thủ tục:
Chỉ có thành viên của Hiệp ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp mới có quyền viện dẫn đên thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng cấp cao.
Bên đưa vụ tranh chấp lên Hội đồng cấp cao phải viết một bản thông báo gửi lên Chủ tịch Hội đồng cấp cao và các bên tham gia Hiệp ước khác. Và ít nhất 14 ngày trước đó, nước này phải viết thư chính thức thông báo cho các bên tranh chấp khác về dự định đưa vụ tranh chấp lên Hội đồng cấp cao. Nội dung thông báo bao gồm: nội dung vụ tranh chấp; các bên tranh chấp và yêu cầu của họ; cơ sở chiểu theo Hiệp ước để Hội đồng cấp cao xem xét vụ tranh chấp.
Sau khi nhận được bản thông báo, Hội đồng cấp cao phải khẳng định lại các bên tranh chấp có đồng ý áp dụng thủ tục của Hội đồng cấp cao theo điều 16 của Hiệp ước.
Và các bên tranh chấp khi đưa ra bản xác nhận sự đồng ý của mình cũng phải kèm theo các tuyên bố về: nội dung vụ tranh chấp; các bên tranh chấp và yêu cầu của họ; cơ sở chiểu theo Hiệp ước để Hội đồng cấp cao xem xét vụ tranh chấp.
Khi nhận được bản xác nhận của các bên, Chủ tịch Hội đồng cấp cao sẽ triệu tập cuộc họp trong vòng sáu tuần và thông báo cho các đại diện của các bên ba tuần trước khi diễn ra cuộc họp.
Hội đồng cấp cao họp và ra quyết định bằng đồng thuận. Đại diện của các quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á có liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp không được tham gia vào việc đưa ra quyết định.
II.Cơ chế giải quyết tranh chấp
Sau khi Thỏa thuận khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN được ký vào 25/1/1992 tại Singapore (sau đây sẽ gọi tắt là Thỏa thuận), hợp tác kinh tế được mở rộng nên việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Năm 1996 ASEAN thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp.
Các cơ chế giải quyết:
1. Tham vấn:
Một quốc gia thành viên của ASEAN có quyền được đưa ra yêu cầu tham vấn đối với các quốc gia khác khi:
Nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải thích, hoặc áp dụng Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác.
Các nước thành viên cho rằng theo Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác mà lợi ích họ trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng đang bị vô hiệu hoá hay bị tổn hại hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Thỏa thuận hay bất kỳ thỏa thuận nào khác đang bị cản trở do kết quả của việc một nước thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trên cơ sở đó, một nước thành viên có thể đưa khiếu nại hay đề nghị đến nước thành viên khác có liên quan. Các nước liên quan này sẽ xem xét các khiếu nại và đề nghị đó.
Nước thành viên được yêu cầu tham vấn sẽ phải trả lời trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và tiến hành tham vấn trong vòng không quá 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, nhằm đạt được một giải pháp thỏa đáng giữa các bên.
2. Trung gian, hòa giải:
Vào bất kỳ thời điểm nào, các nước thành viên là các bên tranh chấp cũng có thể đồng ý với các hình thức trung gian, hòa giải. Các hình thức này có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào.
Một khi thủ tục dàn xếp, hoà giải hoặc trung gian hoà giải đã chấm dứt thì bên khiếu nại có thể đưa vấn đề lên Hội nghị các Quan chức Kinh tế cấp cao (SEOM).
Trong khi việc giải quyết tranh chấp đang được tiến hành tại các tòa án khác, nếu các bên tranh chấp đồng ý thì các thủ tục trung gian, hoà giải vẫn được tiếp tục áp dụng.
3. Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM):
Nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà tham vấn không giải quyết được tranh chấp, thì vấn đề này sẽ được trình lên SEOM.
SEOM sẽ tiến hành:
· Thành lập Ban hội thẩm
· Hoặc, nếu có thể sẽ chuyển vấn đề cho ban chuyên trách phụ trách các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung để xem xét.
· Ngoài ra, có thể quyết định xử lý tranh chấp để tìm kiếm một sự hoà giải mà không phải chỉ định Ban hội thẩm.
a, Ban hội thẩm
Thành lập:
SEOM thành lập Ban hội thẩm trong vòng 30 ngày sau khi tranh chấp được đệ trình lên.
SEOM sẽ đưa ra quy định cuối cùng về quy mô, thành phần và quy chế làm việc của Ban hội thẩm.
Chức năng và thẩm quyền của Ban hội thẩm
Chức năng:
· Đánh giá khách quan vụ việc tranh chấp được đệ trình.
· Xác minh các sự kiện của vụ việc, khả năng áp dụng cũng như tính phù hợp với các điều quy định của bất kỳ hiệp định được áp dụng nào.
· Thu thập các chứng cứ khác hỗ trợ cho SEOM trong việc đưa ra phán xử.
Thẩm quyền:
· Yêu cầu cung cấp thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ tổ chức hoặc các nhân nào mà Ban hội thẩm cho là thích hợp. Mỗi nước thành viên phải trả lời ngay và đầy đủ các yêu cầu đó.
· Quá trình thảo luận của Ban hội thẩm phải được giữ kín.
· Ban hội thẩm phải đệ trình những tài liệu thu thập được lên SEOM trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập. Trong những trường hợp ngoại lệ, Ban hội thẩm có thể có thêm 10 ngày nữa để trình những tài liệu này lên SEOM. Trong khoảng thời gian này, Ban hội thẩm sẽ dành cơ hội thích đáng cho các bên tranh chấp xem lại báo cáo trước khi đệ trình.
b, Xử lý kết quả của Ban hội thẩm:
SEOM sẽ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm trong quá trình thảo luận của mình và đưa ra phán xử về tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm trình báo cáo. Trong các trường hợp ngoại lệ, SEOM có thể có thêm 10 ngày nữa trong việc đưa ra phán xử về việc giải quyết tranh chấp.
Các đại diện SEOM của các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra phán xử của SEOM. SEOM sẽ ra phán xử trên cơ sở đa số.
c, Kháng nghị:
Các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể kháng nghị phán xử của SEOM với Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày SEOM ra phán xử.
AEM phải đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày có kháng nghị. Trong các trường hợp ngoại lệ, AEM có thể có thêm 10 ngày nữa để đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp.
Các Bộ trưởng Kinh tế của các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra quyết định của AEM. AEM sẽ đưa ra quyết định dựa trên cơ sở đa số. Quyết định của AEM là cuối cùng và bắt buộc đối với tất cả các bên tranh chấp.
4. Đền bù và trả đũa
Nếu nước thành viên liên quan thấy biện pháp giải quyết tranh chấp không phù hợp với Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác và nước thành viên này cũng không có cách nào làm cho biện pháp giải quyết tranh chấp ấy phù hợp với các hiệp định nói trên, hoặc nói cách khác nước này không tuân thủ được các phán xử của SEOM hoặc quyết định của AEM trong khoảng thời gian hợp lý thì nước thành viên ấy, nếu được yêu cầu, và không chậm hơn thời hạn hợp lý đã quy định, sẽ phải tiến hành thương lượng với bên nào đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm hình thành hình thức đền bù mà các bên có thể chấp nhận được.
Nếu không thoả thuận được sự đền bù thoả đáng trong vòng 20 (hai mươi) ngày sau khoảng thời gian hợp lý đã quy định, bất kỳ bên nào đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp đều có thể yêu cầu AEM cho phép đình chỉ việc áp dụng ưu đãi hay các nghĩa vụ khác nêu trong Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định được áp dụng nào đối với nước thành viên liên quan.
Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ một khuyến nghị để làm cho một biện pháp giải quyết phù hợp được với Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định được áp dụng nào vẫn được ưu tiên hơn so với việc đền bù hay đình chỉ ưu đãi hoặc đình chỉ các nghĩa vụ khác. Đền bù mang tính chất tự nguyện, và nếu được đền bù thì việc đền bù đó phải phù hợp với Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác .
5. Thời hạn tối đa cho một tranh chấp
Tổng số thời gian để giải quyết tranh chấp không được quá 290 ngày.
III. Hòa giải và trọng tài:
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và trọng tài được quy định tại chương IX, chương X, trong Thỏa thuận về thúc đẩy và bảo đảm đầu tư giữa các nước ASEAN tại Manila, vào năm 1987 (the ASEAN Agreement for the Promotion and Protection of Investments, sau đây được gọi tắt là Thỏa thuận).
1. Đối với các tranh chấp về bán nợ:
Các thành viên ASEAN có thể tham vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đầu tư theo Thỏa thuận. Họ phải giải quyết một cách thiện chí các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận và việc giải quyết phải được báo cáo lên ASEAN Economic Ministers (AEM). Nếu không đạt được biện pháp giải quyết nào, tranh chấp sẽ được đưa lên AEM để quyết định.
2. Đối với các tranh chấp pháp lý:
Theo điều X của Thỏa thuận, các tranh chấp pháp lý nảy sinh ngoài hợp đồng giữa một thành viên với một kiều bào hay một công ty của thành viên khác sẽ được giải quyết thiện chí giữa các bên tranh chấp. Nếu nhà đầu tư và chính phủ của nước nhận đầu tư không thể đạt đến một giải pháp hợp lý trong thời gian 6 tháng kể từ khi tranh chấp phát sinh, một trong các bên có thể lựa chọn đưa tranh chấp ra hòa giải hoặc trọng tài, và sự lựa chọn này ràng buộc với bên còn lại. Bằng một thỏa thuận chung, các bên có thể quyết định chủ thể giải quyết tranh chấp là một trong các chủ thể sau:
· The International Center for Settlement of Investment Disputes (ICSID);
· Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL);
· Trung tâm trọng tài khu vực tài Kuala Lumpur;
· Bất kỳ trung tâm trọng tài nào tại ASEAN.
Trong vòng ba tháng nếu các bên không nhất trí được với nhau về một chủ thể trọng tài phù hợp, một tòa án trọng tài bao gồm ba thành viên sẽ được thiêt lập. Mỗi ben tranh chấp đề cử một thành viên và hai thành viên này sẽ chọn ra công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch của Tòa. Sự đề cử trọng tài sẽ được tiến hành trong vòng hai tháng và ba tháng kể từ ngày có quyết định thành lập Tòa. Trong trượng hợp, Tòa trọng tìa không được thành lập trong vòng sáu tháng, một trong các bên tranh chấp có thể đề nghị chủ tịch của Tòa án công lý quốc tế đưa ra các đề cử cần thiết.
Tòa trọng tài đưa ra quyết định bằng đa số và quyết định của trọng tài có giá trị ràng buộc với các bên.
Tòa trọng tài sẽ tự xác định thủ tục của mình.
Các bên tranh chấp sẽ chịu chi phí về thành viên mà họ đề cử tại Tòa trọng tài và chia đều chi phí cho chủ tịch và các chi phí khác.

D. So sánh 3 cơ chế giải quyết tranh chấp
I. Phạm vi điều chỉnh:
Ba cơ chế trên đều giống nhau về lĩnh vực điều chỉnh: giải quyết các tranh chấp về kinh tế.
Khác nhau về phạm vi địa lý:
- NAFTA: các tranh chấp giữa ba nước của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (Canada, Mỹ, Mexico).
- Mercosur: các tranh chấp giữa các nước ở khu vực Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay và mới đây là Venezuela)
- ASEAN: các tranh chấp giữa các nước thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 nước).
II. Thời gian tiến hành thủ tục:
- Thời gian tiến hành các thủ tục của cơ chế Mercosur khá nhanh chóng lập ra được Ban hội thẩm trọng tài trong vòng 45 ngày. Cơ chế này có thể thành lập Ban hội thẩm và xét xử trong vòng 135 kể từ ngày đưa đơn kiện.
- Thời gian tiến hành các thủ tục của cơ chế NAFTA còn nhiều hạn chế. Các bên tranh chấp và các trọng tài viên đều chưa hài lòng vì thời hạn cho mỗi giai đoạn của thủ tục là quá dài. Trong Điều 1904 (4), tổng thời gian để đưa ra các quyết định là 315 ngày.
- Thủ tục theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định không kéo dài quá 290 ngày (Điều 10, Protocol on Dispute Settlement Mechanism 1996), là khoảng thời gian khá dài cho việc giải quyết các tranh chấp.
III. Hệ thống giải quyết tranh chấp:
- Hệ thống giải quyết tranh chấp của Mercosur mang tính tập trung cao, tạo thành một khối thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Hệ thống giải quyết tranh chấp NAFTA được chia ra trong 4 chương riêng biệt giải quyết từng loại tranh chấp khác nhau. Mỗi chương đều có thẩm quyền và thời gian giới hạn rõ ràng. Chương 20 là chương chính, tuy nhiên, quyết định của ban hội thẩm ở chương này lại không có tính cưỡng chế. Việc thiếu thẩm quyền trong cơ chế giải quyết tranh chấp làm cơ chế này không hiệu quả. Trong những năm gần đây, WTO đã thụ lý hầu hết các tranh chấp, vì WTO có có hệ thống chắc chắn hơn.
- ASEAN đã mô phỏng các hệ thống giải quyết tranh chấp ra đời trước đó nên có sự hệ thống này không có sự đồng bộ. Tổ chức này có ba cơ chế giải quyết tranh chấp, song việc xác định phạm vi thẩm quyền của từng cơ chế còn chưa rõ ràng.
IV. Sự hợp tác trong giải quyết tranh chấp:
- Mercosur có những trọng tài hết sức trung lập, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Nghĩa là các trọng tài viên của các nước đang có xung đột với nhau vẫn có thể làm việc cùng nhau. Đây có thể coi là nhân tố quyết định tạo nên những Trọng tài thành công.
- NAFTA thì không có được sự hợp tác giữa các bồi thẩm viên. Các bên ít khi đạt được sự thống nhất trong việc thành lập Ban hội thẩm và do đó cơ chế của NAFTA phải quy định thêm các bước để lựa chọn Chủ tịch của Ban hội thẩm.
- Việc lựa chọn Ban hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN do Ban thư ký đề xuất nên thường đạt được sự thống nhất giữa các thành viên của Ban hội thẩm.
V. Hiệu quả:
Mercosur: cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhưng chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố chính trị.
NAFTA: hiệu quả giải quyết tranh chấp còn chưa cao, bộc lộ nhiều điểm yếu.
ASEAN: các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thường mang tính ngoại giao, khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình hơn là áp đặt các biện pháp ràng buộc, và nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa tranh chấp hơn là giải quyết tranh chấp. Do đó, trên thực tế các tranh chấp thường được giải quyết bằng con đường dàm phán giữa các bên hơn là đưa lên các cơ quan giải quyết tranh chấp.



























1 nhận xét:

  1. cảm ơn tác giả rất nhiều vì bài viết. Mình xin phép được trích dẫn.

    Trả lờiXóa