BỘ NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------ -----------
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO : LUẬT QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(biên soạn và giảng dạy - Thạc sỹ Lý Vân Anh)
Tên học phần : NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ (tiếng Anh : Sources of International Law, tiếng Pháp: Les sources du droit international)
Số đơn vị học trình : 3 tương đương 45 tiết học (trong trường hợp chuyển đổi sang học chế tín chỉ : 3 tín chỉ)
Trình độ : Dành cho sinh viên ngành LQT và sinh viên ngành QHQT (chuyên khoa LQT)
Phân bổ thời gian :
- 15 tiết giảng của giảng viên
- 30 tiết thảo luận trên lớp
- 60 giờ làm việc ở nhà
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành các môn học đại cương và cơ sở ngành; đã hoàn thành môn Công pháp quốc tế đại cương
Mục tiêu học phần:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về các nguồn của Luật quốc tế (gồm Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nghị quyết của các Tổ chức liên chính phủ, các phán quyết của các tòa án quốc tế, các học thuyết của các luật gia danh tiếng trên thế giới). Sinh viên còn được giới thiệu và tìm hiểu về một số nguồn khác mà các ý kiến còn chưa thống nhất. Sau môn học, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức của mình để nhìn nhận, đánh giá một vụ việc thực tiễn một cách độc lập và sáng tạo.
- Sinh viên được luyện các kỹ năng thuyết trình, phân tích, lập luận, phê bình, đàm phán thông qua các bài tập thảo luận, thực hành và tham gia vào các tình huống giả định..
Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Sinh viên sẽ lần lượt được tìm hiểu (trên cơ sở kiến thức lý thuyết và án lệ) các nguồn của LQT, bao gồm: ĐƯQT, Tập quán quốc tế, Án lệ, luật mềm và các nguồn khác… Sinh viên được thực hành đàm phán điều ước quốc tế.
Nhiệm vụ của sinh viên
- Tham gia đầy đủ và tích cực vào bài giảng của giảng viên và quá trình thảo luận
- Hoàn thành tốt bài tập cá nhân và nhóm
Tài liệu học tập
Sách, giáo trình
- Giáo trình Luật quốc tế, Lê Mai Anh và Nguyễn Văn Luận chủ biên, Đại học Luật, Hà Nội, 2002, trang 71- 94.
- Luật điều ước quốc tế, Lê Văn Hường, NXB Tư pháp, 2005, 207 trang.
- Luật quốc tế, lí luận và thực tiễn, Trần Văn Thắng và Lê Mai Anh, XNB Giáo dục, 2001, trang 51-93.
Văn kiện pháp lý
- Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia.
- Luật 2005 về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT
- Các phán quyến và ý kiến tư vấn của toà án quốc tế La Hay (nêu trong hướng dẫn thảo luận)
Bài báo, tạp chí
- “Hiệp định Pa-ri và một số vấn đề cơ bản của Luật Điều ước quốc tế”, Phạm Lan Dung và Nguyễn Hải Yến, Nghiên cứu quốc tế số 6 (12/2002).
- “ Vấn đề quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong pháp luật và thực tiễn của Việt Nam”, Đoàn Năng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 (1998).
- “Cơ sở lý luận của hoạt động chuyển hoá điều ước quốc tế”, Lê Mai Anh, Nhà nước và Pháp luật số 3/2003.
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển hoá điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia”, Ngô Đức Mạnh, Nhà nước và Pháp luật số 4/2003.
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Thảo luận nhóm: 30%
- Thực hành đàm phán ĐƯQT: 30%
- Bài thi cuối học phần: 40%
Thang điểm: 10
Nội dung chi tiết học phần:
Phần I: Lý thuyết
Buổi 1: Giới thiệu môn học
Giới thiệu môn học, phát tài liệu, phân công thảo luận
Phát tài liệu[1] và phổ biến quy trình chuẩn bị cho đàm phán mô phỏng
Buổi 2: ĐƯQT - Nguồn thành văn có giá trị ràng buộc (phần I)
- Giới thiệu chung về các nguồn của Luật QT
- Giới thiệu chung về Luật ĐƯQT
- Khái niệm ĐƯQT / Giới thiệu các mẫu văn kiện QT – liên hệ với bài tập thực hành về Biển Đông
- Các vấn đề liên quan tới đàm phán, ký kết ĐƯQT / Giới thiệu mẫu giấy ủy quyền đàm phán và ký kết ĐƯQT
* Thuyết trình 1: Vụ Quata-Baren (Maritime Delimitation and Territorial Questions Quatar v. Bahrain) 1994
Liên quan đến cái gì
Lịch sử văn kiện
Arguments của 2 bên
Nội dung chính: ĐƯQT không phụ thuộc vào tên gọi
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay 1/7/1994, ICJ Reports 1994 (tiếng Anh và tiếng Pháp).
Bản tóm tắt vụ việc và các phán quyết (tiếng Anh) http://www.icj-cij.org/docket/
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 phút
Nguyễn Thị Thanh Trà A
Vũ Bạch Dương A
Vũ Ngọc Trang A
Trần Phan Nam Phương
* Thuyết trình 2: Thẩm quyền ký kết ĐƯ QT của các chính quyền tiểu bang thuộc nhà nước Liên bang
Nội dung chính : Quy định của một số nước về thẩm quyền ký kết ĐƯQT của các bang hoặc địa phương
Tài liệu cung cấp: Les entités fédérées et régionales et les traités internationaux (Commission pour la démocratie par le droit) (tài liệu tiếng Pháp)
Số sinh viên tối đa 2
Thời gian trình bày : 15 phút
Buổi 3-4: ĐƯQT (phần II)
- Các vấn đề liên quan tới đàm phán, ký kết ĐƯQT (tiếp)
- Hiệu lực của ĐƯQT
- Thay đổi hiệu lực của ĐƯQT
- Vấn đề thực hiện ĐƯQT
* Thuyết trình 3: Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1952
Nội dung chính: Hiệu lực của ĐƯQT - trường hợp có nhầm lẫn về ĐƯ
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay 15/6/1962, ICJ Reports 1962 (tiếng Anh và tiếng Pháp).
Bản tóm tắt vụ việc và các phán quyết (tiếng Anh) http://www.icj-cij.org/docket/
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 phút
Nguyễn Minh Thịnh C
Đỗ Duy Tuấn C
Đoàn Lê Phương Thùy D
Nguyễn Thị Tuyết Nhung D
* Thuyết trình 4: Ý kiến tư vấn của ICJ về Bảo lưu điều ước (Reservations to the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide) 1951
Nội dung chính: Hiệu lực của ĐƯQT đối với các bên trong trường hợp bảo lưu
Tài liệu cung cấp: Ý kiến tư vấn của Toà án quốc tế La Hay 28/5/1951, ICJ Reports 1951 (tiếng Anh và tiếng Pháp).
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Lê tuyết Nga D
Ma Thị Dung C
Trần Thị Thùy Vy D
Đỗ Thị Hoa D
* Thuyết trình 5: Vụ Gabcikovo-Nagymaros (Gabcikovo-Nagymaros Project, Hungary v. Slovakia) (ICJ-1993)
Nội dung chính: Thực hiện ĐƯQT - chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay 25/9/1997, ICJ Reports 1998 (tiếng Anh và tiếng Pháp).
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Lê Thị thương C
Trần Hải Yến A
Nguyễn Phạm Thanh Phương B
Đinh Thục Anh A
Buổi 5: Quan hệ giữa ĐƯQT và Luật quốc gia – Pháp luật VN về ĐƯQT
- Các vấn đề lý luận
- Vấn đề chuyển hoá ĐƯQT vào pháp luật quốc gia
* Thuyết trình 6: Thực tiễn một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa ĐƯQT và Luật QG
Yêu cầu đối với sinh viên: Nêu và phân tích thực tiễn một số nước mà sinh viên lựa chọn trong số các nhóm sau (mỗi nhóm ít nhất 1 nước tiêu biểu) (không có Việt Nam):
- Nhóm nước thông luật (common law)
- Nhóm nước dân luật (civil law)
- Nhóm nước XHCN cũ
- Nhóm nước đang phát triển
Tài liệu tham khảo:
Sinh viên tự tìm tài liệu, gợi ý:
- “ Vấn đề quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong pháp luật và thực tiễn của Việt Nam”, Đoàn Năng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 (1998).
- “Cơ sở lý luận của hoạt động chuyển hoá điều ước quốc tế”, Lê Mai Anh, Nhà nước và Pháp luật số 3/2003.
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển hoá điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia”, Ngô Đức Mạnh, Nhà nước và Pháp luật số 4/2003.
- Trang web về Luật của các nước được lựa chọn
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 phút
Nhóm 1: 4 nước
Nguyễn Thị Hồng Hạnh B
Lê Thu Trang B
Nguyễn thị Liên B
Nguyễn Minh Hương Giang B
Nhóm 2: 3 nước
Nguyễn Dương Lệ Huyền I
Vũ Thùy Linh I
Trương Thị Minh I
* Thuyết trình 7: Nội dung cơ bản và bình luận pháp luật Việt Nam về ĐƯQT
Tài liệu: Pháp lệnh về ký kết và thực hiện ĐƯQT 1998; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005
Yêu cầu: So sánh bước tiến bộ của Luật so với Pháp lệnh ở những nội dung căn bản và những vấn đề còn tồn tại; quan điểm của VN về quan hệ giữa ĐƯQT và Luật QG
Số sinh viên: Tối đa 3
Thời gian trình bày: 45 phút
Trần Huyền Trang H
Nguyễn Cẩm Vân H
Nguyễn Thanh Hoa H
Buổi 6: Luật mềm (nguồn thành văn không có giá trị ràng buộc)
- Thế nào là « luật mềm » (khái niệm, ví dụ, đặc điểm)
- Chức năng, hiệu lực pháp lý
* Thuyết trình 8: Vụ Thềm lục địa biển Egee (Aegean sea continental shelf case, Greece v. Turkey) (ICJ 1978)
Nội dung chính: Một Thông cáo chung có phải là một văn kiện ĐƯ có tính ràng buộc
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay 19/12/1987, ICJ Reports 1987 (tiếng Anh và tiếng Pháp), trang 38-46 (từ đoạn 94)
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Nguyễn Thị Tố Nữ I
Nguyễn Thị Thu Giang A
Quách Thị Huyền A
Buổi 7 - 8: Tập quán quốc tế
- Khái niệm
- Phân loại
- Cơ sở hình thành
- Mỗi quan hệ giữa tập quán và điều ước
- Vấn đề pháp điển hoá tập quán quốc tế
* Thuyết trình 9: Vụ Thềm lục địa biển Bắc (North Sea Continental Shelf case, Đức v. Đan Mạch, Đức v. Hà Lan) ICJ 1969
Nội dung chính: Những điều kiện để một thực tiễn trở thành một tập quán: thời gian, tính nhất quán, sự lặp đi lặp lại của thực tiễn
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay 20/2/1969, ICJ Rep (1969)
(tiếng Anh và tiếng Pháp)
Số sinh viên: Tối đa 3
Thời gian trình bày 45p
Phan Thị Thanh Hà H
Phạm Hiền Trang H
Nguyễn thùy Dung H
Đỗ Trang Linh H
* Thuyết trình 10: Vụ tàu Lotus (Lotus case, Pháp v. Thổ Nhĩ Kỳ) PCIJ 1927
Nội dung chính: Yếu tố Opino Juris trong thực tiễn quốc gia để thực tiễn đó trở thành tập quán quốc tế
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay ngày 7/9/1927, PCIJ Rep (1927), Series A, No 10. (tiếng Anh, tiếng Pháp)
Số sinh viên: Tối đa 3
Thời gian trình bày: 45p
Phi Thị Loan I
Đặng Thị Phương I
Vũ Thị Ngọc Huyền I
* Thuyết trình 11: Vụ Ngư trường Na uy (Anglo – Norwegian Fisheries case, Anh v. Nauy) ICJ 1951
Nội dung chính: Các yếu tố cấu thành và hiệu lực của phản đối liên tục.
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án quốc tế La Hay ngày 8/12/1951, ICJ Rep (1951)
Số sinh viên: Tối đa 3
Thời gian trình bày: 30p
Hoàng Quỳnh Anh C
Phạm Minh Đức C
Trần Nhật Quang E
Buổi 9, 10, 11: Các nguồn khác
1. Các nguyên tắc chung của Luật
- Nhận diện các nguyên tắc chung – các cách hiểu, quan điểm khác nhau
- Hiệu lực pháp lý
- Cơ chế áp dụng
* Thuyết trình 12: Vụ Nhà máy Chorzow (Chorzow factory, Germany v. Poland), PICJ-1928
Nội dung chính: Nguyên tắc chung của luật quốc tế
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án thường trực quốc tế 13/9/1928, PICJ Reports (Serie A) 1928 (tiếng Anh và tiếng Pháp), trang 25-29.
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Hồ Thị Hiếu Minh B
Đàm Thị Minh Thu B
Nguyễn Phương Anh A
2. Các nguồn bổ trợ
- Phán quyết của các tòa án quốc tế
- Ý kiến của các học giả danh tiếng (các học thuyết)
- Phán quyết công bằng (equity – équité)
3. Các nguồn không được liệt kê trong điều 39 Quy chế ICJ
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
* Thuyết trình 13: Vụ Lockerbie (Lockerbie case, Libya v. US & UK) (ICJ-1992)
Nội dung chính: Giá trị pháp lý của Nghị quyết HĐBA LHQ
Tài liệu cung cấp: Lệnh của Toà án quốc tế về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp 14/4/1992, ICJ Reports 1992 (tiếng Anh và tiếng Pháp)
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Bùi trần Như Phương B
Lê Thị Ngọc B
Nguyễn Việt Tâm B
Jargalsaikhan Khulan K
- Hành vi đơn phương của quốc gia
+ Các hình thức thể hiện
+ Hiệu lực pháp lý
* Thuyết trình 14: Vụ Đông Greenland (Legal Status of Eastern Greenland) (IPCJ - 1933)
Nội dung chính: Tuyên bố của nguyên thủ quốc gia có tạo ra cam kết ràng buộc đối với quốc gia?
Tài liệu cung cấp: Phán quyết của Toà án thường trực quốc tế 5/4/1933, PICJ Reports (Serie A/B) 1928 (tiếng Anh và tiếng Pháp), trang 46-57 (số trang phía dưới) (từ mục II)
Số sinh viên: tối đa 3
Thời gian trình bày: 30 p
Hoàng Bích Thảo D
Phạm Thái Hà D
Đoàn Duy B
Kiều Thị Kim Liên B
Phần II: Thực hành
Buổi 12: Kỹ thuật đàm phán, chủ trì hội nghị quốc tế
Buổi 13: Đàm phán mô phỏng nhóm 1
Buổi 14: Đàm phán mô phỏng nhóm 2
Buổi 15: Tổng kết, đánh giá và giải đáp thắc mắc ôn tập
CÁC THỨC THỰC HIỆN BÀI TẬP THƯC HÀNH ĐÀM PHÁN ĐƯQT
Mô tả đàm phán mô phỏng:
Hội nghị 6 bên khu vực biển Đông gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philipine, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Được tổ chức tại Thái Lan (là nước chủ tọa)
Nội dung đàm phán: Bàn về khả năng xây dựng một cơ chế hợp tác hữu hiệu tại biển Đông trên tinh thần Gác tranh chấp, cùng khai thác; duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
Thời điểm diễn ra phiên đàm phán về văn kiện: Sau khi các bên đã bàn bạc về các nội dung hợp tác, các bên đàm phán xoay quanh văn kiện do một bên đề xuất để đi đến thông qua văn kiện đó.
Phân chia các nhóm
- Lớp chia đôi để thực hiện 2 phiên đàm phán mô phỏng với cùng một nội dung
- Mỗi phiên có sự tham gia của 5 đoàn thành viên, 1 đoàn chủ toạ và thư ký (có thể chia đôi lớp) -> tổng cộng 12 nhóm
- Mỗi nhóm bầu ra trưởng đoàn (đàm phán hoặc chủ tọa)
Công việc phải hoàn thành
Nhiệm vụ của các đoàn tham gia (điểm đánh giá 30%):
- Soạn Giấy uỷ quyền đàm phán, ký kết ĐƯQT) (nộp vào buổi học thứ 4) (5% tổng điểm)
- Soạn văn kiện đề xuất đưa ra đàm phán tại Hội nghị về biển Đông (nộp vào buổi học thứ 7) (10% tổng điểm)
- Soan văn bản phản hồi về các văn kiện đề xuất của các đoàn khác (nộp vào buổi học thứ 10) (trong bản phản hồi, mỗi đoàn vote cho 2 văn bản để đưa ra thảo luận tại bàn hội nghị)[2] (5% tổng điểm).
- Tham gia tích cực trong đàm phán (10%)
Nhiệm vụ đoàn chủ tọa và thư ký (điểm đánh giá 30%):
- Soạn Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị (10%) (với giả thiết các bên không đi đến được thỏa thuận nào – được tiếp cận với các văn kiện đề xuất và văn bản phản hồi về các văn kiện đề xuất của các bên) (nộp vào buổi học thứ 10)
- Soạn Biên bản Hội nghị (10%) (dựa trên tình huống thực tế - nộp vào buổi học thứ 15)
- Thực hiện nhiệm vụ chủ tọa hội nghị (10%)
Tài liệu tham khảo
- Các mẫu Giấy ủy quyền đàm phán, ký kết ĐƯQT của Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Việt Nam
- Mẫu Hiệp định, Tuyên bố ứng xử, Tuyên bố chung, Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị…
Phiên 1
Malai: nhóm Tố Nữ
Đài Loan: Nhóm Việt Tâm
Brunei: Nhóm Phi thị Loan
TQ: Nhóm Nguyễn Dương Lệ Huyền
VN: Nhóm Dung
Phil: Nhóm Hạnh B
Chủ Tọa: Nhóm Minh Thịnh C
Phiên 2
Malai: nhóm Thanh Trà A
Đài Loan: Nhóm Huyền Trang H
Brunei: Nhóm Hồ Hiếu Minh B
TQ: Nhóm Hiền Trang H
VN: Nhóm Phạm Thái Hà D
Phil: Nhóm Lê Thị Thương C
Chủ Tọa: Nhóm Nhật Quang E
vananh18177@yahoo.com
[1] đề án đàm phán Biển Đông của các nước
[2] Trên cơ sở văn bản đề xuất và các phản hồi, giảng viên chọn 1-2 văn bản để đưa ra đàm phán
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét